Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lan ra toàn thế giới, số liệu tử vong ít ỏi do chính quyền Trung Quốc công bố khiến người ta nghi ngờ bởi thực tế là các nhân viên nhà tang lễ khắp nơi trên toàn quốc phải đến chi viện Vũ Hán. Người khắp thế giới đều lo lắng, sợ hãi. Vậy dịch bệnh từ đâu đến?
Chúng ta thử xem lại mấy câu chuyện xưa của phương Đông và phương Tây được lưu truyền lại, ngõ hầu có thêm góc nhìn từ quá khứ để suy ngẫm…
Tháng 5, năm Lỗ Ai Công thứ 3 (năm 4949 TCN), Khổng Tử đến nước Trần, Trần Mân Công cho Khổng Tử biết tin cung Tư Đạc nước Lỗ bị cháy, lan ra thiêu rụi cả tông miếu nước Lỗ.
Khổng Tử nói: “Bị thiêu hủy đại khái là tông miếu của Hoàng Công và Hi Công”.
Trần Mân Công ngạc nhiên hỏi: “Tại sao ông biết?”
Khổng Tử nói: “Chiểu theo lễ nghi mà nói, tổ tông có công đức thì tông miếu sẽ không bị hủy hoại. Hoàn Công và Hi Công cách thời nay đã lâu rồi, đã quá 5 đời rồi, thế nên công đức của họ không đủ để bảo toàn tông miếu. vì vậy Trời giáng tai họa cho tông miếu”.
Ba ngày sau, sứ giả nước Lỗ đến nói miếu bị cháy là tông miếu của Hoàn Công và Hi Tông. Trần Mân Công nói với Tử Cống rằng: “Hôm nay ta mới biết rằng Thánh nhân là người thật đáng kính trọng”.
Phật Thích Ca sau khi tu thành Phật đã thấy trước sự việc gia tộc Thích Ca sẽ bị vua Lưu Ly tiêu diệt, thế là Ngài tĩnh tọa trên đường mà vua Lưu Ly sẽ dẫn quân đến chinh phạt dòng tộc Thích Ca, và Ngài đã ba lần khuyên giải thành công – thuyết phục được vua Lưu Ly rút quân. Tuy nhiên, đến lần thứ tư, vua Lưu Ly không trụ nổi trước sự xúi giục của một vị đại thần tâm phúc ở bên, thế là tiếp tục dẫn quân tiến về chinh phạt thành Thích Ca. Lần này, Phật Thích Ca không đi ngăn chặn vua Lưu Ly nữa.
Đệ tử đệ nhất Thần thông của Phật Thích Ca là Tôn giả Mục Kiền Liên không nỡ lòng nhìn người dòng tộc Thích Ca đã quy y Phật môn bị diệt tộc, thế là Tôn giả xin với Phật Thích Ca cho phép mình dùng phép thần thông để đưa người của dòng tộc Thích Ca đến một không gian khác, những mong giúp họ vượt qua kiếp nạn.
Phật Thích Ca nói với Tôn giả Mục Kiền Liên rằng: “Ta biết Thần thông của con có thể làm được sự việc như thế, nhưng kiếp nạn của họ thì khó tránh được, con không thể cứu được người dòng tộc Thích Ca đâu”.
Tôn giả Mục Kiền Liên vẫn không nỡ lòng nào nhìn dòng tộc Thích Ca bị tuyệt diệt, thế là ông lẳng lặng sử dụng Thần thông, chọn ra 5000 người thiện lương nhất trong dòng tộc Thích Ca và dùng chiếc bát đưa họ đến một không gian khác lánh nạn.
Vua Lưu Ly đã dễ dàng tấn công vào trong thành và thảm sát toàn bộ những người thuộc dòng tộc Thích Ca vốn tay không tấc sắt.
Sau khi mọi chuyện đã qua đi, Tôn giả Mục Kiền Liên mới thổ lộ với Phật Thích Ca rằng: ông đã dùng bát bảo hộ được 5000 người dòng tộc Thích Ca. Phật Thích Ca nói: “Con hãy đi xem chiếc bát của con đi”.
Tôn giả Mục Kiền Liên mở bát ra xem, 5000 người tộc Thích Ca đã hóa thành máu.
Tôn giả Mục Kiền Liên không hiểu tại sao lại có kết quả như vậy, bèn xin Phật Thích Ca khai thị.
Phật Thích Ca kể lại một câu chuyện xa xưa, rằng thành La Duyệt (Rajagrha) có một chiếc hồ rộng nuôi đủ loại cá. Bởi vì xảy ra nạn đói nên mọi người đã quyết định bắt cá dưới hồ để ăn. Thế là người dân trong thành đều đi bắt cá, ăn cá. Một cậu bé 8 tuổi đi qua, cảm thấy cá bị bắt lên phơi trên mặt đất rất thú vị, liền gõ đầu một con cá lớn 3 cái.
Trong hồ có 2 con cá lớn nói: chúng tôi không phạm lỗi, tại sao muốn ăn thịt chúng tôi? Thế là trước khi chết, hai con cá lớn phát nguyện đời sau sẽ trả thù.
Phật Thích Ca nói: Hai con cá đó chính là vua Lưu Ly và viên cận thần đã ra sức khuyên vua Lưu Ly tàn sát dân trong thành. Đứa trẻ 8 tuổi đó chính là đời trước của Phật Thích Ca. Người dân thành La Duyệt đã chuyển sinh tập thể thành người dân của thành Thích Ca.
Tuy đứa trẻ không ăn cá, cũng không tham gia bắt cá, chỉ vì nhìn thấy cá bị bắt lên, thấy thú vị khi nhìn thấy chúng giãy giụa khi sắp chết, thế nên khi thành Thích Ca bị tàn sát, Phật Thích Ca cũng khó thoát khỏi quả báo, trong 3 ngày đó, đầu Ngài đau như bị núi Tu Di áp đỉnh.
Tôn giả Mục Kiền Liên đã hiểu rõ, cho dù là Thần thông thì cũng không chống lại được nghiệp lực.
Theo Phúc âm Mát-thêu: Lãnh tụ tôn giáo của người Do Thái vì đố kỵ với Chúa Giê-su nên đã giao ông cho Tổng đốc Do Thái La Mã Philato xét xử và định tội. Philato không muốn xử tử Giê-su, nhưng viên Tế tư trưởng và trưởng lão của người Do Thái đã xúi giục dân chúng gào thét lớn: “Hãy đóng đinh hắn lên giá chữ thập”. Người Do Thái kích động giận dữ thét: “Hãy đóng đinh giết chết Giê-su”. Philato bày tỏ với đám đông rằng, ông ta không chịu trách nhiệm xử tử Giê-su. Thế nhưng người Do Thái lại đồng thanh nói: “Nợ máu của hắn do chúng tôi và con cháu chúng tôi gánh chịu”.
Trước khi Giê-su bị đóng đinh chết, viên Tế tư trưởng, Giáo sư Kinh học của người Do Thái và các trưởng lão đều chê cười và nhục mạ Chúa Giê-su.
Tiếp theo, người Do Thái đã tiến hành bức hại và tàn sát khốc liệt đối với những tín đồ của Giê-su. Sách Lời cầu nguyện cuối cùng của những tín đồ Cơ Đốc tuẫn Đạo (The Christian Martyrs’ Last Prayer) đã miêu tả tình cảnh người La Mã bức hại tín đồ Cơ Đốc: Trên những cây cột xung quanh đấu trường, bên trái là những tín đồ Cơ Đốc chịu hỏa hình, bên phải là những tín đồ Cơ Đốc bị xử tử trên giá chữ thập, ở giữa là một đám tín đồ Cơ Đốc sẽ bị mãnh thú xé xác, còn trên khán đài là vô số dân chúng không hề rủ lòng thương xót nào đang quan sát tình cảnh thê thảm này. Đám người không biết phân biệt thiện ác, thậm chí trên mặt họ còn lộ ra một chút kích động.
Giống như người Do Thái tự nói, con cháu họ bắt đầu gánh chịu nợ máu vì sự thờ ơ lãnh đạm của họ. Đế quốc La Mã hùng mạnh bởi vì bức hại chính tín đã bị Trời cao trừng phạt. Thiên thượng giáng xuống 4 lần dịch bệnh lớn, trong đó lần đại dịch thứ 2 (Đại dịch Antonine), dân số Đế quốc La Mã giảm 1/3, kinh thành Constantinople chết một nửa dân số. Lần đại dịch thứ 3 (Đại dịch Cyprian), số người tử vong lên đến 25 triệu người. Thời kỳ cao điểm của dịch bệnh, thành La Mã mỗi ngày chết 5000 người. Trải qua 4 lần đại dịch, Đế quốc La Mã trải rộng từ châu Á, châu Âu đến tận châu Phi đã đi đến diệt vong.
Nhà thơ Italy, Dante đã viết trong tác phẩm Thần khúc rằng: “Nơi nóng bỏng nhất trong địa ngục là dành cho những người vẫn giữ trung lập khi xuất hiện nguy cơ đạo đức to lớn”.
Khi đại dịch cái chết đen bùng phát ở La Mã cổ đại năm 680, mọi người đã dần dần thanh tỉnh, đã bắt đầu lên án những người thống trị đã bức hại các Thánh đồ Cơ Đốc và khiến đạo đức xã hội suy sụp. Dân chúng La Mã tấp nập bước ra ngoài diễu hành thành kính rước Thánh cốt của Thánh đồ Cơ Đốc Bastian, đồng thời thành kính sám hối với Chúa. Cái tâm thành kính của họ cuối cùng cũng đã được Chúa, Thần lượng thứ, từ đó đại dịch ở thành La Mã đã biến mất hoàn toàn.
Thời kỳ cuối triều Minh, các loại dịch bệnh liên tiếp xuất hiện. Từ những năm Vạn Lịch đã bắt đầu xảy ra dịch bệnh dịch hạch quy mô lớn. Cả vùng Hoa Bắc đều chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, như trong địa giới tỉnh Sơn Tây thì cứ 10 nhà có 9 nhà bị bệnh, người nhiễm bệnh nối tiếp nhau qua đời.
Bệnh nhân không phân biệt giàu nghèo sang hèn, cứ mắc bệnh là chết, trong hoàng cung cũng không thoát. Sử sách ghi chép rằng, số thi thể khiêng ra khỏi thành Bắc Kinh là khoảng trên 20 vạn, chiếm 40% dân số thành Bắc Kinh. Vào thời hai triều Vạn Lịch, Sùng Trinh, vùng Hoa Bắc chết vì dịch bệnh không dưới 10 triệu người.
Năm cuối thời Sùng Trinh, vùng trọng yếu của kinh kỳ triều Minh vốn có gần 20 vạn tinh binh, thành Bắc Kinh thành cao hào sâu, khi Lý Tự Thành tấn công đến Bắc Kinh, không nắm chắc chiến thắng, nhưng dịch bệnh đã khiến quân dân triều Minh mất hết sức chiến đấu, do đó Lý Tự Thành đã dễ dàng tấn công vào trong thành. Kỳ lạ là, khi đó dịch bệnh chỉ nhằm vào quân đội và người dân triều nhà Minh, còn đối với quân đội của Lý Tự Thành và sau đó là quân đội nhà Thanh tiến vào quan ải, bao gồm cả quân đội nhà Minh đã quy phục nhà Thanh đều không bị nhiễm bệnh.
Đến khi hoàng đế Thuận Trị triều Thanh đăng cơ thì các loại dịch bệnh hoành hành mấy chục năm cuối đời nhà Minh lập tức biến mất tuyệt vô tông ảnh, cả vùng bình nguyên Hoa Bắc rộng lớn bỗng trở nên thanh bình, sau đó nghênh đón trên 100 năm thịnh trị: Khang Càn thịnh thế.
Sách Cựu Đường thư phần Ngụy Trưng truyện có viết: “Lấy miếng đồng làm gương thì có thể sửa y phục mũ mão ngay ngắn. Lấy chuyện xưa làm gương thì có thể biết việc hưng suy. Lấy người khác làm gương thì có thể minh tỏ lẽ được mất”.
Chúng ta – những người sống trong thời đại lớn sẽ được ghi vào trong sử sách này – sẽ đi đâu về đâu? Câu hỏi này có thể tìm kiếm sự gợi mở từ trong lịch sử đã qua, từ đó có thể bình an vượt qua kiếp nạn.
Trung Dung
Theo soundofhope
Nguồn: NTD Việt Nam
- Xem thêm:
- Hành trình tìm kiếm sự thật
- Con người gặp nhau trên thế gian, phần lớn là sau khi cách biệt trùng trùng
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!