Đố kỵ bộc lộ sự thiếu khôn ngoan, bởi chưa hiểu thấu một điều (P-2)

Đố kỵ Minh Chân Tướng
Một đóa hoa cúc nhìn thấu cuộc đời Tôn Tẫn (ảnh: Sound of Hope)

Đố kỵ gây nên sự cay đắng, người quân tử nên thận trọng đề phòng. Hậu quả do đố kỵ gây ra không chỉ gây hại cho người khác, mà còn gây hại cho chính bản thân mình, những bài học trong lịch sử có rất nhiều, ác quả nhìn thấy mà giật mình.

Bàng Quyên hại Tôn Tẫn chết không kịp hối

Tôn Tẫn và Bàng Quyên sống vào đầu thời kỳ Chiến Quốc, hai người cùng là môn hạ của Quỷ Cốc Tử học binh pháp, Bàng Quyên là sư huynh, Tôn Tẫn là sư đệ. Quỷ Cốc Tử muốn dạy đồ đệ tu Đạo thành Tiên, đáng tiếc mấy vị đệ tử đều muốn thành sự ở nhân gian, Quỷ Cốc Tử đã từng vì thế mà rơi lệ. 

Sau này, Bàng Quyên nghe tin nước Ngụy đang chiêu hiền, liền từ biệt sư phụ. Trước khi đi Bàng Quyên nói với Tôn Tẫn: “Huynh xuống núi công thành danh toại rồi, nhất định sẽ phái người về đón đệ, cùng nhau hưởng vinh hoa. Nếu trái với lời thề này, sẽ phải chịu những mũi tên xuyên tim mà chết”

Hai người thắp hương mà thề. 

Sau khi Bàng Quyên xuống núi, nhiều lần lập được chiến công, được Ngụy Huệ Vương phong làm đại tướng. Bàng Quyên lúc này nhớ tới sư đệ Tôn Tẫn, Ngụy Huệ Vương cũng nghe nói Tôn Tẫn tài lược, vì vậy Bàng Quyên đưa Tôn Tẫn đến Ngụy Quốc. Tôn Tẫn đến không bao lâu sau đã triển lộ tài hoa hơn người. Bàng Quyên biết mình không thể so sánh được với Tôn Tẫn, ngày càng đố kỵ, làm giả tội danh chém đứt hai chân của Tôn Tẫn, lại còn khắc cả chữ lên mặt. 

Sau khi Tôn Tẫn thụ án, phải giả ngu giả điên cuối cùng mới trốn thoát được sang nước Tề. Sau khi Tôn Tẫn được sứ giả nước Tề cứu sang nước Tề, làm phò tá cho công tử Điền Kỵ, về sau được vua nước Tề bái làm quân sư. Năm 353 trước Công nguyên (TCN), quân Tề sử dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” của Tôn Tẫn, đánh đại bại quân Ngụy ở Quế Lăng, giải nguy cho nước Triệu. 

Năm 341 TCN, Bàng Quyên dẫn quân Ngụy tấn công nước Hàn. Nước Hàn cầu cứu nước Tề. Tôn Tẫn dẫn quân Tề tấn công kinh đô Đại Lương của nước Ngụy, giải nguy cho nước Hàn. Khi Bàng Quyên dẫn quân chủ lực nước Ngụy truy kích quân Tề, Tôn Tẫn nói với Điền Kỵ: “Quân Ngụy từ trước đến nay luôn hung hãn, dũng mãnh, lại khinh thường quân Tề, quân Tề bị coi là hèn nhát”. Vì vậy, đặt ra “Kế giảm bếp”, nghĩa là ngày đầu tiên ra lệnh cho quân đội xây dựng bếp ăn cho 10 vạn người, ngày hôm sau xây bếp cho 5 vạn người, ngày thứ ba xây bếp cho 3 vạn người. 

Bàng Quyên hành quân ba ngày, cao hứng nói: “Quân Tề thật là nhát gan. Mới tiến vào nước ta được ba ngày, hơn một nửa đã đào ngũ!

Vì vậy, Bàng Quyên cho bộ binh dừng lại, và tự mình dẫn đầu quân tinh nhuệ ngày đêm truy đuổi quân Tề. Tôn Tẫn ước tính rằng Bàng Quyên có thể chạy đến Mã Lăng vào đêm hôm đó, liền bố trí quân phục kích ở đó. Tôn Tẫn sai người chặt bỏ vỏ cây, lộ ra cây bạch dương, viết lên đó: “Bàng Quyên chết dưới gốc cây này”. 

Tôn Tẫn còn lệnh cho một vạn quân Tề binh thiện xạ giỏi bắn cung nấp hai bên đường, ước định: “Ban đêm thấy lửa dưới gốc cây sáng lên thì bắn hết tên vào đó.” 

Quả nhiên đêm đó Bàng Quyên đến, nhìn thấy mấy chữ viết trên cây bạch dương, soi lửa nhìn vào. Quân Tề phục binh vạn mũi tên đồng loạt bắn ra, quân Ngụy đại loạn. Bàng Quyên thấy rằng thất bại đã định, rút kiếm tự mình kết liễu, trước khi chết còn than rằng: “Vậy là ta đã làm cho nó nổi danh rồi!

Tôn Tẫn Minh Chân Tướng
Bức họa Tôn Tẫn (Tranh thời nhà Minh)

Lý Tư hại Hàn Phi và kết cục bi thảm

Lý Tư và Hàn Phi sinh ra vào cuối thời Chiến Quốc, hai người cũng là sư huynh sư đệ, đều là bậc quân tử, học tập thuật đế vương, về sau đều trở thành những nhân vật đại biểu cho Pháp gia trong Bách gia chư tử. Hàn Phi kế thừa học thuyết của Tuân Tử, và trên nền tảng này, ông kết hợp “Thế” của Thận Đáo, “Pháp” của Thương Ưởng và “Thuật” của Thân Bất Hại, làm phong phú và phát triển một bộ hoàn chỉnh thuyết thống trị của quân chủ. 

Hàn Phi đem học thuyết của mình, truy nguyên nguồn gốc lý thuyết của mình từ Đạo gia Hoàng Lão, ông nghiên cứu rất nhiều Đạo Đức Kinh của Lão Tử, và là tác giả của các sách như “Giải Lão” và “Dụ Lão”… 

Khi cả hai cùng học, Lý Tư tự cảm thấy tài học của mình không bằng Hàn Phi. Sau khi học xong, Lý Tư quan sát địa thế thiên hạ, đánh giá, ước tính sức mạnh của 6 nước đã suy giảm, quyết định đến nước Tần để thể hiện tham vọng của mình. 

Sau khi Lý Tư đến nước Tần, đúng vào lúc Tần Vương Chính (Tần Thủy Hoàng) lên ngôi, Lý Tư xin làm môn hạ cho Lã Bất Vi, được Lã Bất Vi đánh giá cao. Về sau, nhân danh xây dựng kênh dẫn nước, thủy công nước Hàn là Trịnh Quốc sang nước Tần làm gián điệp. Sau khi sự việc xảy ra, tông thất nhà Tần và các đại thần thỉnh cầu vua Tần trục xuất tất cả các khách khanh, Lý Tư cũng nằm trong danh sách bị trục xuất. Vì vậy Lý Tư đã viết cuốn sách “Gián trục khách thư” nổi tiếng, vua Tần bãi bỏ lệnh trục xuất, chức quan của Lý Tư cũng từng bước thăng tiến.

Nói đến Hàn Phi, sau khi trở về nước Hàn đã nhiều lần viết thư hiến kế nhưng đều không được chấp nhận. Tức giận, Hàn Phi viết các cuốn “Cô phẫn”, “Ngũ đố”, “Thuyết nan” và các tác phẩm nổi tiếng khác, tư tưởng lý luận chủ yếu nói về “tôn quân chủ để yên định quốc gia”. 

Các tác phẩm của ông được lan truyền đến nước Tần, Tần Vương sau khi xem xong vô cùng khâm phục tài năng của Hàn Phi, nói: “Nếu quả nhân có thể gặp được người này, cùng hắn giao thiệp, dù có phải chết cũng không hối tiếc”.  

Lý Tư liền bẩm với Tần Vương rằng tác giả Hàn Phi là đồng môn của mình. Không lâu sau, nước Tần đánh nước Hàn, Hàn Vương không thể không dùng Hàn Phi, phái Hàn Phi đi sứ nước Tần. Hàn Phi sau khi đến nước Tần, cùng với Tần Vương đối thoại, Tần Vương phát hiện Hàn Phi bị nói lắp, không giỏi biện minh, thấy thất vọng, nên chưa quyết định có giữ Hàn Phi ở lại hay không. Lý Tư tự biết bản lĩnh của Hàn Phi lớn hơn mình, sợ Tần Vương trọng dụng Hàn Phi, liền nhân cơ hội cùng Diêu Giả vu khống Hàn Phi, bẩm với Tần Vương rằng: “Hàn Phi là người cùng tộc với Hàn Vương, Hàn Phi yêu Hàn chứ không yêu Tần, đây là chuyện thường tình của con người. Đại Vương không dùng Hàn Phi, nếu thả hắn ra sẽ gây bất lợi cho chúng ta, thà rằng giết nó.” 

Vì thế, Tần Vương giam Hàn Phi vào ngục, Lý Tư tự tiện quyết định hạ độc giết Hàn Phi trong ngục. Hàn Phi muốn gặp Tần Vương để giải oan cho mình nhưng không có cách nào, đành phải ăn độc dược của Lý Tư mang đến mà chết ở trong ngục. Qua một thời gian, Tần Vương hối hận, phái người vào ngục xá tội cho Hàn Phi, nhưng đã quá muộn.

tâm đố kỵ Minh Chân Tướng
Lý Tư tự tiện quyết định hạ độc giết Hàn Phi trong ngục. (Tranh Winnie Wang)

Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, Triệu Cao thuyết phục Lý Tư giả mạo di chiếu của Thủy Hoàng, giúp Hồ Hợi lên ngôi. Lý Tư sau đó bị Triệu Cao hại, kết án chặt đầu ở chợ Vân Dương, bị tru di tam tộc. Dân gian lưu truyền rằng, trước khi chết Lý Tư hối hận than rằng: “Ta và Hàn Phi cùng là môn hạ của Tuân Khanh, nhưng ta đã giết Hàn Phi, nay ra như vậy, chẳng phải là ý Trời hay sao!”

Chẳng nguy hại chẳng tham cầu, mà không lương thiện lẽ nào được chăng?

Tuân Tử là thầy của Hàn Phi và Lý Tư, trong “Tuân Tử – bất cẩu” có viết: “Quân tử tài năng thì biết khoan dung, bình dị và chính trực hướng dẫn cho người. Quân tử không có tài năng thì cung kính, khiêm tốn, phụng sự người bằng lòng kính úy. Tiểu nhân có tài năng thì kiêu căng ngạo mạn, trái đạo lý, lấn át ức hiếp người khác. Tiểu nhân không có tài năng thì tật đố oán hận, phỉ báng, vu khống lật đổ người”.

Qua những câu chuyện kể trên, chúng ta thấy rằng, con người học tập, đều là muốn có được năng lực, năng lực rất quan trọng, có thể giúp đỡ chúng ta làm việc, thành công. Từ mấy câu nói của Tuân Tử, chúng ta thấy rằng tu sửa nội tâm mới quyết định thiện ác, mới là mấu chốt quyết định việc chúng ta có thể dùng năng lực của thiện hay là dùng năng lực ác, xấu. Những câu chuyện trên cũng giải thích về Đạo của Trời, tâm đố kỵ là ác, cuối cùng sẽ thành rượu độc, sinh quả xấu, tự hại mình, kết cục bi thảm, còn lưu lại tiếng xấu cho muôn đời sau.

Nhân đây, xin giới thiệu phương châm của một người quân tử xưa kia được ghi lại trong “Thi Kinh – Quốc phong”, bài thơ có tựa đề “Hùng trĩ”, lấy vật để miêu tả con người, chứa đựng những bí ẩn của vũ trụ, đạo lý của Trời đất.

Bài thơ như sau (Bản dịch Tạ Quang Phát):

Con chim trĩ trống lướt bay,
Uy nghi đôi cánh khoai thai đường hoàng.
Ta lo tưởng nhớ đến chàng,
Để niềm cách trở dặm đàng xa xôi.

Con chim trĩ trống bay ngang,
Hót lên trầm bổng dịu dàng âm thanh.
Chàng người quân tử chân thành,
Thật làm em phải tâm tình khổ lao.

Trông chừng ngày tháng lặng trôi,
Em hằng tưởng nhớ xa xôi vì chàng.
Muôn trùng xa tít dặm đàng,
Làm sao có thể em sang được cùng?

Phàm là quân tử như chàng,
Chẳng tường đức hạnh rõ ràng hay sao?
Chẳng nguy hại chẳng tham cầu,
Mà không lương thiện lẽ nào được chăng? 

Tác giả bài thơ này là Nam Cung Quát, ông là một trong năm vị hiền thần thời Chu Văn Vương, không chỉ xuất sắc về văn chương, mà võ công cao cường, dũng mãnh vạn người không địch nổi.

Nam Cung Quát phụ trách về lễ nhạc, ở thời kỳ đầu Chu Thành Vương. Ông chiểu theo lễ chế lưu lại của Chu Văn Vương, xây dựng cơ sở giáo dục đại học đầu tiên của Triều Chu, Đại học (Thái học), được xây dựng ở ngoại ô thủ đô, cho nên sau này thời Tần Hán, cũng gọi “Học Cung, Thái Học của Hoàng thất và con cháu Vương hầu” là “Nam Cung”. Kiến trúc của tất cả các Đại Học Vương đô do Nam Cung Bao kiến lập đều có phần đỉnh là hình tròn, nền móng hình vuông, tượng trưng cho “Trời tròn đất vuông”. Đại Học bao quanh bởi nước, tượng trưng cho biển khổ vô biên, cửa trước chỉ có một cây cầu dẫn ra thế giới bên ngoài, ý rằng con người đều là từ trên trời mà rơi rớt xuống, chỉ có một con đường tu luyện mới có thể trở về quê hương ở trên Trời.

Mấy con trĩ trống đang cất cánh cùng nhau bay lên, chúng đột ngột gập cánh và bay chậm lại, Bởi vì có điều gì đó trong lòng chúng ta không thể buông bỏ, nó trở thành lực cản cho sự tiến bộ.

Chim trĩ trống đang bay lên Trời thì nghe thấy tiếng kêu của chim trĩ mái bên dưới, liền không muốn bay tiếp nữa.

Vì vậy, muốn trở thành bậc quân tử có đạo đức cao thượng, danh, lợi, tình trên thế gian đều làm động tâm chúng ta. Muốn sải cánh bay cao thì phải đứng vững được trước cám dỗ, phải chịu đựng sự ma luyện về tâm trí.

Nhìn lên mặt trời, mặt trăng và các vì sao, chúng ta sẽ có nhiều suy nghĩ và thắc mắc. Đạo dường như quá xa vời, phải làm sao để đại Đạo chí lý giữa trời và đất hiện ra đây?

Chẳng nguy hại chẳng tham cầu,
Mà không lương thiện lẽ nào được chăng?

Ngày nay rất nhiều người mang danh quân tử, nhưng không biết làm thế nào để tự mình tu dưỡng, thăng hoa phẩm hạnh và phẩm chất đạo đức. Thực ra chỉ thực hiện đạt đến không đố kỵ, không tham lam, thì sao có thể không trở nên tốt đẹp được? 

Câu nói này nói thẳng ra, con người muốn nhập Đạo, muốn đắc Pháp, thì phải từ chỗ tâm không được đố kỵ, không được tham lam mà bắt đầu, chính là bắt đầu làm người tốt.

Như đã nói ở phần đầu, đố kỵ bộc lộ sự thiếu khôn ngoan, là bởi vì con người chưa hiểu được một số đạo lý giữa Trời và Đất. Vũ trụ tồn tại, tất nhiên phải có sự tồn tại của đạo lý bên trong nó. Mặt trăng, mặt trời thay nhau luân chuyển, bốn mùa thay đổi, cây cối xanh tươi rồi úa tàn, thủy triều lên xuống… mỗi thứ đều hàm chứa nội dung và trách nhiệm riêng. Các sinh mệnh trong vũ trụ đang cùng với các sinh mệnh khác phát sinh các mối quan hệ, và mỗi một sinh mệnh đều cần tự biết bổn phận của bản thân.

Truy tra đố kỵ, rốt cuộc là bất mãn đối với điều gì? Không thỏa mãn với trí huệ và năng lực mà Trời Đất ban cho người khác? Khi các kiểu bất mãn này sinh ra, là đã trái với đạo lý của Trời Đất, trái với đạo lý của Vũ trụ. Nếu một sinh mệnh muốn đề cao năng lực, đề cao cảnh giới, thì đầu tiên là cần đề cao đạo đức của bản thân, đề cao trách nhiệm và khả năng chịu đựng của bản thân mình.

Bởi vì những người không có đức hạnh mà ở vị trí cao mà không có đủ trách nhiệm và khả năng chịu đựng, chỉ có thể làm cho thiên hạ đại loạn. Người có đức mà ở vị trí cao, có trách nhiệm và khả năng chịu đựng tương ứng, có thể hiểu quy luật của vũ trụ và từ bi với tất cả chúng sinh trong vũ trụ của mình, thì vũ trụ đó được vận hành một cách có trật tự.

Hy vọng rằng các quý nhân quân tử ngày nay sẽ cố gắng nâng cao phẩm chất đạo đức của mình, nhập Đạo đắc Pháp, để ngày càng tiếp cận gần hơn với chân lý và sự huyền bí của vũ trụ, đạt được trí huệ và năng lực cao hơn.

(Hết)

Tác giả: Đức Nhã

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x