Cổ cầm: Thần khí câu thông trời, đất và con người

Cổ cầm Minh Chân Tướng
Bản thân cổ cầm là một tiểu vũ trụ; đàn dài ba thước sáu tấc năm phân, đại biểu cho một năm có 365 ngày (Ảnh: Wiki)

Tương truyền, sau khi họ Thần Nông kế thừa thiên hạ, dùng nguyên lý Pháp của vạn vật vũ trụ, cắt gỗ cây đồng làm thành thân cầm, dụng dây tơ làm dây đàn, chế tác được đàn cầm sớm nhất. Đàn cầm này trên có thể thông đức của thần minh, dẫn dắt hết thảy vạn vật theo hướng tốt đẹp, an hòa.

Bản thân cổ cầm là một tiểu vũ trụ; đàn dài ba thước sáu tấc năm phân, đại biểu cho một năm có 365 ngày; mặt gỗ hình cánh cung, tượng trưng cho “trời tròn”; đáy hình vuông bằng phẳng, tượng trưng cho “đất vuông”. Mặt nghiêng bên ngoài đàn có 13 sợi dây tơ hình tròn thể hiện vị trí các âm khác nhau, đại biểu cho mười hai tháng trong một năm và thêm tháng nhuận. 

Cổ cầm được làm sớm nhất chỉ có năm dây cung, tượng trưng cho “ngũ hành” là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Về sau Chu Văn Vương, Chu Võ Vương phân biệt dùng thêm dây cung, tượng trưng cho đạo vua tôi, thành ra đàn có bảy dây như hiện tại.

Thiên “Điển lễ” phần hạ trong Lễ ký ghi: “Kẻ sĩ không ở vào lúc bần cùng sẽ không triệt bỏ cầm sắt”. Vào thời Trung Quốc cổ đại, để xem xét quý tộc ở tầng lớp cao thấp như thế nào đều cần dùng cổ cầm. Nó không chỉ là nhạc khí bầu bạn bên cạnh lúc ca xướng của văn nhân mà còn là khí cụ trong tu luyện.

Đàn cầm, không phải là loại nhạc khí dùng để phát tiết tình cảm, mà trái ngược với điều đó, trong Vân hổ thông viết: “Cầm, cấm dã.” Đàn cầm dùng khi tình cảm thuần tĩnh, thanh trừ tà niệm. Cũng có nghĩa là người bên cạnh nghe tiếng đàn cầm cũng có thể đạt được cảnh giới bình hòa, tĩnh tâm, quên đi ưu phiền chốn thế tục.

Hoàng Đế từng đàn tấu cầm khúc Thanh giác, trên núi Tây Thái chiêu tập quỷ thần; Đại Thuấn tấu đàn cầm năm dây, ca khúc Nam phong, tiến lên đại hóa thiên hạ. Thời Xuân Thu, vào thời cầm sư vĩ đại Bá Nha, ngựa đều dừng chân ăn cỏ, ngẩng đầu lên thưởng thức. 

Khổng Tử bị vây khốn bởi Trần Thái, chỉ làm một việc là “đàn ca chẳng dứt”, không ngừng đàn, ca hát, giảng học, khiến môi trường cuồng loạn trở lên tĩnh chỉ.

Cổ cầm Khổng Tử Minh Chân Tướng
Bức tranh Khổng Tử thánh tích đồ của Vi Khuông. (Ảnh: Tài sản công)

Thời Ngụy Tấn, Kê Khang bị vu cáo mà giam ngục, ngày hành hình, ông ta muốn đàn một khúc cho huynh trưởng, ung dung đàn tấu khúc Quảng Lăng tán làm nên bài tuyệt tác nói về sinh mệnh con người.

Cổ cầm, Kê Khang biết rằng nhạc khí có đầy đủ “đức”, “trong các khí cụ, đức của đàn cầm đặc biệt nhất”, ông ấy cũng lấy đó để biểu thị nhân cách và tiếng lòng của bản thân mình.

“Độc tọa u hoàng lý, đàn cầm phục trường khiếu. Thâm lâm nhân bất tri, minh nguyệt lai tương chiếu” (Ngồi một mình trong bụi tre u ám, tiếng đàn cầm chế ngự được tiếng thét dài. Rừng sâu người có biết chăng, trăng sáng đã đến chiếu rọi rồi, Vương Duy – Trúc lý quán). Đàn cầm từ lâu không chỉ là công cụ biểu diễn, mà còn trực tiếp trở thành lễ khí hoặc thần khí; Bậc quân tử không dùng đàn cầm để mua vui cho kẻ khác mà đánh cho chính mình nghe. Trong quá trình diễn tấu, đối thoại tâm linh với chính minh, đạt đến cảnh giới hư không, một mực an tĩnh.

Cổ cầm, kỳ thực là một công cụ thông qua âm nhạc mà câu thông với trời, đất và con người, đạt đến sự tương hợp thống nhất giữa sinh mệnh và vũ trụ.

Một chiếc đàn chính là một thần khí dẫn dắt con người quay trở về thiên giới.

Năm 1977, Cơ quan Vũ trụ Hoa Kỳ phóng tàu vũ trụ để tìm kiếm sự sống ngoài không gian, và mang trên tàu vũ trụ bản nhạc dùng để câu thông với sinh mệnh trong vũ trụ. Một trong số đó là bài hát “Lưu thủy” nổi tiếng do nghệ sĩ cổ cầm Trung Quốc Quản Bình Hồ diễn tấu.

Ngày 07/11/2004, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đã công bố “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” lần thứ hai tại Paris, cổ cầm của Trung Quốc và hai mươi bảy biểu tượng văn hóa nghệ thuật của các nước trên thế giới đã đạt được vinh dự này.

Cổ cầm đích thực có liên hệ đến vũ trụ vậy.

Văn Dật Phi thực hiện
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo 
bản gốc từ The Epoch Times Hoa ngữ.

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x