Đọc để trở nên vĩ đại: Câu chuyện về ba vị tổng thống rèn ý chí qua những cuốn sách

Tượng Tổng thống tại núi Rushmore đã khắc họa chân dung bốn vị Tổng thống Hoa Kỳ: Từ trái sang phải lần lượt là George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln. ( Ảnh: Pixabay )
Tượng Tổng thống tại núi Rushmore đã khắc họa chân dung bốn vị Tổng thống Hoa Kỳ: Từ trái sang phải lần lượt là George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln. ( Ảnh: Pixabay )

Trong bếp tôi có một cốc cà phê mà các em sinh viên tặng tôi. Trên chiếc cốc có khắc những dòng chữ của cựu tổng thống Thomas Jefferson viết cho John Adams: “Tôi không thể sống mà không có sách”.

Cũng giống như Jefferson, nhiều vị tổng thống của chúng ta là những người yêu thích văn học và đọc sách. Chẳng hạn, ông Abraham Lincoln phần lớn là tự học, và có sự hiểu biết rất rõ về Kinh Thánh. Những bài diễn văn của ông truyền tải âm điệu của Vua James Bible. Lincoln cũng là một người rất ngưỡng mộ Shakespeare và các vở kịch của ông, đặc biệt là vở Macbeth.

Ngược lại, tổng thống thứ 18 của Hoa Kỳ Ulysses S. Grant đã xao lãng việc học tập của mình khi chỉ đọc các cuốn tiểu thuyết trong thư viện học viện, thói quen đó giải thích vì sao ông ta chỉ có một mớ các lý thuyết suông tầm thường. Franklin Roosevelt sở hữu một thư viện cá nhân gồm 22.000 cuốn sách, ông đọc rất nhiều về lịch sử chính trị và quân sự, và đặc biệt ông rất quan tâm đến thơ của Rudyard Kipling.

Thói quen đọc sách của ít nhất hai vị tổng thống trên đã khiến những cuốn tiểu thuyết ít tiếng tăm trở thành những cuốn bán chạy nhất. Khi John F. Kennedy đề cập với phóng viên rằng ông rất thích những câu chuyện về James Bond của Ian Fleming, doanh số của những cuốn sách đó tăng vọt, và những bộ phim về điệp viên 007 đã ra đời.

Điều tương tự xảy ra khi Ronald Reagan dành sự khen ngợi cho cuốn sách “The Hunt for Red October” (tạm dịch: Săn tìm tàu ngầm vàng tháng 10) của Tom Clancy, số lượng sách bán ra cao kỷ lục đã đặt nền móng cho sự nghiệp viết lách của Clancy. Đó là điều mà nhà văn Clancy, người sau này trở thành bạn của Ronald Reagan, không bao giờ quên.

Nhưng trong tất cả các vị tổng thống yêu thích đọc sách và chia sẻ những phát hiện về văn học của mình với công chúng thì chắc chắn John Adams, Thomas Jefferson và Theodore Roosevelt đủ điều kiện để trở thành những người mê sách nhất từng sống trong Tòa Bạch Ốc.

Đọc sách để đối thoại với tác giả

Mặc dù John Adams (1735-1826) không thích đọc sách trong những năm còn trẻ, nhưng tình yêu trọn đời của ông với sách lại trở nên cháy bỏng tại Đại học Harvard, nơi ông đắm mình trong những tác phẩm kinh điển của thế giới cổ đại. Ông đọc cả tiếng Hy Lạp và tiếng Latin và sau đó là những cuốn sách về luật.

Adams tự đọc to cuốn “Orations” của Cicero để giải tỏa sự lo lắng của mình trong quá trình chuẩn bị vụ kiện đầu tiên với tư cách là một luật sư, dù cuối cùng ông đã thua trong phòng xử án và cảm thấy vô cùng bẽ mặt trước thất bại của mình.

Theo ghi nhận của nhà viết tiểu sử David McCullough, Adams đã mô tả việc đọc to này như thể ông đang ở trong một phòng tập thể dục: Việc ấy giúp lá phổi của tôi được rèn luyện, làm tinh thần tôi tăng cao, khiến các lỗ chân lông của tôi mở ra đẩy mạnh sự lưu thông chất trong cơ thể, điều đó đã đóng góp rất nhiều để tôi có sức khỏe tốt.

Đọc để trở nên vĩ đại
Adams tự đọc to cuốn “Orations” của Cicero để giải tỏa sự lo lắng của mình ( Ảnh minh họa- Pixabay )

McCullough nói rằng Adams thích thêm các chú thích của bản thân lên các mép sách. “Đó là một phần niềm vui khi anh ấy đọc sách, như kiểu tự độc thoại với với bản thân mình. Khi Adams kiếm được cuốn “French Revolution” của tác giả Mary Wollstonecraft, anh ấy đã làm như vậy như một thú vui vì anh ấy không đồng ý với tất cả những gì cô ấy nói trong sách. Các ghi chú và bình luận của Adams cho cuốn sách này đã lên tới 12.000 từ”.

Sự phân hạng phong phú của những cuốn sách

Khi đã say mê đắm chìm với những trang chữ, Adams bắt đầu xây dựng một thư viện riêng đến tận lúc ông qua đời, bao gồm gần 3.500 tập sách – một bộ sưu tập tư nhân đáng kinh ngạc vào thời đại ông sống. Năm 1768, ông viết trong nhật ký của mình: “Hiện tại, tôi chủ yếu có ý định thu thập sách cho thư viện và tôi thấy rằng một thỏa thuận giao dịch, các ý tưởng, sự quan tâm cũng như vấn đề tiền bạc là điều cần thiết để thiết lập nên sự phong phú cho các loại sách”.

Ngày nay, một phần của bộ sưu tập đó được lưu trữ trong thư viện cộng đồng tại Boston trong khi phần còn lại được đặt tại căn nhà nơi Adams từng sống ở Quincy, bang Massachusetts.

Gần cuối tiểu sử của ông ấy, McCullough xếp đặt khéo léo sự khát khao đọc và sưu tầm sách của vị tổng thống Mỹ thứ 2 bằng cách liên kết với vụ việc này. “‘Lòng nhiệt tình của cha ông dành cho những cuốn sách sẽ là một trong những khát vọng cuối cùng buông bỏ ông ấy’, bà Abigail đã quan sát John Quincy vào mùa xuân năm 1816, khi Adams háo hức bắt đầu đọc cuốn lịch sử nước Pháp dài 16 tập”.

Abigail biết rõ chồng mình. Ông trân trọng những cuốn sách và đọc chúng cho đến cuối đời.

Nhiều sách, ít tiền

“Tôi ghen tị với ông vì niềm vinh dự vĩnh hằng ấy”, Adams đã viết cho Thomas Jefferson (1743-1826) khi Chiến tranh năm 1812 kết thúc.

Vinh dự mà Adams đề cập đến là việc mua bán thư viện của Jefferson – gồm 6.487 quyển sách được mang từ Monticello trên 10 toa xe – để thay thế cho các quyển của Thư viện Quốc hội bị người Anh đốt cháy trong thời gian chiếm đóng Washington. Đối với thư viện của mình, ông Jefferson đã nhận được một số tiền mặt nhận trị giá 23.950 đô-la giúp giảm một nửa số nợ của ông. Dĩ nhiên, một số tiền ông nhận được từ Quốc hội đã dành cho việc mua thêm sách.

Vì cuộc giao dịch này mà nhà viết tiểu sử Dumas Malone đã viết rằng Jefferson có thể được gọi là Cha đẻ của Thư viện Hoa Kỳ.

Một thiên tài trong thư viện của chính mình

Đọc để trở nên vĩ đại
Thư viện sách ( Ảnh minh họa- Pixabay )

Vào tháng 4 năm 1962, tại một buổi tiếp tân vinh danh những người đoạt giải Nobel, John F. Kennedy đã nói với các vị khách đang tụ họp rằng: “Tôi nghĩ rằng đây là bộ sưu tập tài năng phi thường nhất về kiến thức của con người được tập hợp chung lại tại Tòa Bạch Ốc chỉ trừ một điều ngoại lệ là nếu Thomas Jefferson dùng bữa tối một mình”. Lời khen này ngụ ý muốn nói rằng vốn hiểu biết của Thomas Jefferson rất đáng kinh ngạc.

Jefferson biết một số ngôn ngữ, như John Adams, bao gồm tiếng Latin và tiếng Hy Lạp. Ông đã thu thập và đọc các công trình toán học và khoa học, chuyên luận chính trị, sách về kiến trúc và thực vật học, và đặc biệt là trước khi trở thành tổng thống, ông đọc rất nhiều tiểu thuyết và thơ.

Ngay cả khi ở độ tuổi 75, ông đã viết cho John Adams để nói về những cuốn sách của mình rằng ông có cảm giác khao khát đọc sách và nghĩ về những người bạn đồng hành bằng giấy của mình như một ngọn đèn để thắp sáng con đường qua thời kỳ hoang vu thê lương trước khi giới hạn của ông đến.

Thư viện của ông vào những năm cuối đời có những cuốn sách từ thời cổ đại. Ông quan tâm rất ít đến các nhà triết học như Plato và Aristotle, nhưng ông đọc nhiều tác phẩm của các nhà đạo đức học Hy Lạp và La Mã.

Những người này từ lâu đã trở nên rất quen thuộc trong lịch sử của thế giới cổ đại, họ đã tạo ảnh hưởng đến nhiều người cha lập quốc của Mỹ chẳng hạn như cảnh báo khi họ làm gì đó nguy hiểm gây ảnh hưởng đến cả chế độ dân chủ và chuyên chính. Jefferson vẫn là một học sinh đầy khát khao trong suốt cuộc đời.

Trong một bài tiểu luận chưa được xuất bản trong đời mình, “Tư tưởng về sự tiến bộ của người Anh” được viết bởi Jefferson, Malone nói với chúng tôi, “Từng đoạn trích dẫn, thường dài, từ Milton, Pope, Shenstone, Gray, Collins, Swift, Young, Cunningham, Addison, và Hopkins, cũng như từ Homer, Theocritus và Horace”. Với sự hỗn loạn của Cách mạng Mỹ, đời sống chính trị và các dự án của ông như xây dựng Monticello và thành lập Đại học Virginia, số lượng các nhà văn được Thomas Jefferson đọc và nhớ là thực sự đáng kinh ngạc.

Một cuốn sách trước buổi sáng

Đọc để trở nên vĩ đại
Đọc sách buổi sáng ( Ảnh minh họa- Pixabay )

Trong số tất cả các vị tổng thống của chúng ta, Theodore Roosevelt (1858-1919) là người đọc đủ các loại sách nhiều nhất trong tất cả. Ông ta thường đọc một cuốn sách mỗi ngày, có đôi khi là hai hoặc ba cuốn. Ông ấy đọc rất nhanh và ông tuyên bố rằng bản thân đã đọc hàng chục ngàn cuốn sách trong đời.

Trong một bài viết trên mạng của mình với tựa đề “Thư viện của những người vĩ đại: Danh sách các bài đọc của Theodore Roosevelt”, Jeremy Anderberg chỉ ra rằng ngoài tài năng đọc tốc độ, Roosevelt còn có khả năng tập trung cao độ cho việc đọc của mình. Anderberg nói với chúng tôi rằng bất cứ khi nào ông ta đọc sách, ông ta đã gây ấn tượng với các nhà quan sát rằng ông ta như thể đang ở một thế giới hoàn toàn khác, như thể một mình cắm trại trong một khu rừng sâu.

Khác với John Adams, Roosevelt yêu sách khi mới chập chững biết đi. Trong thư viện của gia đình, ông phát hiện ra cuốn “Những cuộc du hành và nghiên cứu truyền giáo của David Livingstone ở Nam Phi” và ông trở nên say mê với những bức ảnh trong sách, và khi nhà viết tiểu sử Edmund Morris viết: Liên tục nhiều tuần liền, Teedie (biệt danh thời thơ ấu của ông ta) đã kéo những quyển sách lớn ngang ông ấy đi xung quanh thư viện và cầu xin những người lớn tuổi kể những câu chuyện ăn khớp với những bức tranh trong sách.

Có lẽ bởi vì ông bị bệnh khi còn là một cậu bé, cha ông cuối cùng đã thiết kế xây dựng một phòng tập thể dục trong nhà khi thấy rằng con trai của mình đã học được đánh box – Roosevelt trở nên say mê với những câu chuyện về các anh hùng, sau đó ông nói rằng: “Tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ những người đàn ông không sợ hãi và có thể nắm giữ thế giới của riêng họ, và tôi có một khát khao trở nên giống như họ”.

Thư viện và danh sách

Giống như Adams và Jefferson, Roosevelt tự hào về thư viện của mình, nó vẫn còn tại ngôi nhà của gia đình ông ở Long Island’s Sagamore Hill, hiện là một di tích lịch sử quốc gia. Trung tâm Theodore Roosevelt cũng có một kho sách Roosevelt từ năm 1919, đó là một danh sách đáng kinh ngạc với hàng ngàn tựa sách khác nhau được mua bởi người đàn ông năng nổ này.

Sau khi làm tổng thống, Roosevelt bắt đầu một năm đi du lịch, chủ yếu là ở các nước Châu Phi. Trước khi ra đi, chị gái Corinne đã đưa cho ông ta 60 tập sách để mang theo bên mình, trong đó bao gồm vài cuốn tiểu thuyết và sách lịch sử yêu thích của ông, một bộ được gọi là “thư viện da lợn” (pigskin library), do bìa những cuốn sách này được bọc bằng da lợn. 

Nếu chúng ta muốn xem xét một danh sách ngắn hơn những cuốn sách được Roosevelt ngưỡng mộ, chúng ta có thể quay lại với Jeremy Anderberg và xem các tiêu đề và tác giả của hơn một trăm cuốn sách mà Roosevelt gửi cho một người bạn, là người đã viết thư cho ông ta để xin đề nghị.

Chúng bao gồm không chỉ những tác phẩm kinh điển như vở kịch của Euripides hay những tư liệu sử ký của Polybius, mà cả tiểu thuyết của Sir Walter Scott, cuốn “Tom Sawyer” của Mark Twain, về các nhà thơ như John Keats và Edgar Allan Poe, và một số tác giả ít được nhớ đến ngày nay. Các nhà văn phương Tây như Owen Wister và Stewart Edward White là phản ánh từ sự say mê quan tâm của Roosevelt đến những thắng cảnh như Dakotas và Montana.

Với sự ngạc nhiên khi những người còn lại trong chúng ta cũng có thể cảm thấy như vậy, Anderberg viết danh sách này: “Và những người đó chỉ là những người ông ta có thể nhớ được từ việc đọc từ hai năm trước!”

Đọc để dẫn đầu

Đọc để trở nên vĩ đại
Đọc để dẫn đầu ( Ảnh minh họa- Pixabay )

Trong cuốn “Tủ sách của Người dẫn đầu”, đồng tác giả Retired Admiral James Stavridis và R. Manning Ancell tin rằng khả năng lãnh đạo chắc chắn không chỉ được học từ việc đọc sách, mà là đọc từ một kệ sách cá nhân hay thậm chí là cả một thư viện gồm hàng ngàn cuốn, điều đó có thể rất quan trọng để phát triển khả năng truyền cảm hứng cho những người khác trong việc theo đuổi các mục tiêu xứng đáng, nó nằm ở cái tâm của tất cả các nhà lãnh đạo cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ đầy tính thách thức nhưng bổ ích mà họ đảm nhận.

Nếu thiếu vắng đi những cuốn sách yêu quý của họ, thật khó để tưởng tượng John Adams, Thomas Jefferson và Theodore Roosevelt có thể đóng góp những gì cho đất nước chúng ta như họ đã làm. Họ đã tiếp thu các tác phẩm của người khác, tiếp thu những suy nghĩ của họ và biến sự khôn ngoan đó thành của riêng mình.

Khi làm như vậy, họ đã cho chúng ta một đất nước tự do, công bằng và nhiều cơ hội.

Thanh Ân biên dịch

Nguồn: Epoch Times

Link bài dịch từ Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x