Cái được, cái mất của gia đình xưa và nay

cái được cái mất của gia đình xưa và nay
cái được cái mất của gia đình xưa và nay

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người càng ngày hiện đại hóa theo, vậy cái được, cái mất của gia đình xưa và nay là gì?

1. Ngôi nhà xưa và nay

1.1 Ngôi nhà ngày xưa

Như chúng ta đã biết, ngày xưa, khi điều kiện còn thô sơ, nhà được làm từ đất và rơm nhào với nước cùng với những thanh tre ngang dọc để làm trụ và giá đỡ.

Nhà với nhà nương tựa vào nhau, hỗ trợ nhau, bạn giúp tôi làm nhà, tôi giúp bạn làm nhà. Cứ như vậy, bao thế hệ sinh nối tiếp nhau trong căn nhà vách đất, lợp tranh. Ấy vậy, căn nhà đơn sơ ấy là thấm đẫm tình yêu thương.

Cái được, cái mất của gia đình xưa và nay
Cái được, cái mất của gia đình xưa và nay, nhà vách đất, lợp tranh (ảnh vẽ Chân Như)

1.2 Ngôi nhà ngày nay

Theo dòng thời gian, những ngôi nhà vách đất, lợp tranh được thay thế bằng những ngôi nhà xây bao che, lợp mái, dần dần lại thay thế bằng những ngôi nhà kiên cố, cao tầng, đổ trần, thạch cao.

Cùng với sự thay đổi về hình thức bên ngoài của những ngôi nhà, thì theo đó là sự thay đổi theo nhu cầu của mỗi thành viên trong gia đình.

2. Một vài lý do dẫn đến sự thay đổi đó

Một phần của sự thay đổi đó là nhu cầu hưởng thụ của mỗi từng cá nhân.

Điều đó thể hiện thông qua việc thu nhập cá nhân của mỗi thành viên trong gia đình, ai cũng có thể làm chủ được kinh tế, không phụ thuộc vào ai, nên khi vợ chồng trẻ lập gia đình thì nhu cầu về việc xây dựng một ngôi nhà độc lập là lẽ đương nhiên.

  • Gia đình có điều kiện thì cha mẹ mua sẵn cho con một ngôi nhà sau khi cưới.
  • Gia đình khó khăn hơn, nội, ngoại hai bên đều có chút hỗ trợ, còn lại hai vợ chồng trẻ cố gắng vay, mượn.
  • Gia đình trong hoàn cảnh quá khó khăn, chí ít cũng là thuê phòng trọ.

Muôn kiểu sống của vợ chồng trẻ để thỏa mãn thế giới tự do.

Và dường như xã hội cũng đều nghĩ rằng đó là chuyện bình thường, câu thường nói “bọn trẻ thời nay đều như thế cả, nó không muốn ở với cha mẹ đâu” như là lẽ tất yếu.

Lý do đa số các bạn trẻ sau khi cưới ra ở riêng một phần là vì nhu cầu cá nhân, một phần là nhu cầu thoải mái cả hai bên cha mẹ.

3. Vậy cái được, cái mất là gì?

3.1 Cái được

Ngày xưa, khi 3 thế hệ cùng ăn bữa cơm, ông bà quan tâm để dành cho cháu những gì ngon nhất, đến bữa ăn các con lại quan tâm gắp những miếng thịt mềm cho cha mẹ, bưng ly nước chè xanh kính ông bà.

Các bạn trẻ thông qua những quan sát chân thực và lớn lên trong môi trường mà cảm nhận được sự quan tâm của bố mẹ chúng đối với ông bà và ngược lại, chúng cũng sẽ bắt chước và hình thành nếp sống gia đình cũng như biết quan tâm đến người khác.

Tục ngữ có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con”, gia đình là nơi bình yên nhất giữa cuộc sống xô bồ, bôn ba danh, lợi, thành công hay thất bại, bạn cũng được vỗ về, che chở trong ngôi nhà của mình với những người thân yêu.

Vợ chồng trẻ được nhờ ông bà khi đi công tác, ông bà giúp chăm sóc các cháu. Ông bà lại được các con quan tâm, chăm sóc khi trái gió, trở trời. Hàng ngày gia đình đều quây quần, sum vầy bên mâm cơm mỗi dịp tết đến, xuân về.

3.2 Cái mất

Cái được chẳng bõ cho cái mất.

Chỉ vì để thỏa mãn sự tự do ích kỷ của cá nhân, chúng ta dẫn đến sự xa cách về tình thân giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà và các cháu, giữa anh em trong gia đình.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật gắn liền sự phát triển của xã hội, nhiều thiết bị điện thoại thông minh ra đời. Hầu hết mọi người dành thời gian rảnh rỗi để sử dụng nó hàng ngày.

Sau bữa ăn hay lúc gia đình ra quán cà phê thì có những gia đình 4, 5 người đều chăm chú vào cái điện thoại trên tay.

cái được, cái mất của gia đình xưa và nay
Cái được, cái mất của gia đình xưa và nay, chăm chú vào điện thoại (ảnh freepik)

Mỗi người đều như đang sống trong thế giới riêng của mình mà không ai động đến được.

Sự xuống dốc của tình thân là có thật, khoảng cách về sự gắn kết giữa các thế hệ đã hình thành.

Có những gia đình ông bà tuyên bố hẳn “đừng trông chờ bố, mẹ trông con cho, các con phải tự lo”. Có những hoàn cảnh dở khóc, dỡ cười, bố mẹ trẻ đi làm, trường con học được nghỉ, nghe con nghỉ lại hoảng cả lên, không biết phải làm sao, bao nhiêu áp lực cơm, áo, gạo, tiền của cuộc sống.

Và đâu đó, có những hoàn cảnh, con cái đi làm ăn xa hay vì bận công tác nên ông bà già ốm đau, hai ông bà cũng tự chăm sóc.

4. Gia đình là nơi gắn kết các thành viên trong gia đình

Gia đình là nền tảng của mỗi con người.

Gia đình là nơi để trẻ em duy trì và hình thành nhân cách, lễ nghĩa, đạo đức.

Khổng Tử có câu: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Tu thân tốt, gia đình mới tốt đẹp, có nề nếp, gia phong; sau đó mới có thể lo toan việc nước, cai trị đất nước, có kỷ cương, có phép nước; mới khiến cho thiên hạ thái bình, lòng người quy thuận.

5. Một gia đình hạnh phúc

Một xã hội, một đất nước tốt đẹp khi mỗi con người đều tự nhìn vào trong bản thân mình tự tìm lỗi.

Cái được, cái mất của gia đình xưa và nay
Cái được, cái mất của gia đình xưa và nay, gia đình hòa thuận (ảnh freepik)

Một gia đình hạnh phúc khi giữ được nề nếp, gia phong, người trẻ biết kính trên nhường dưới, ông bà mẫu mực, con, cháu hiếu thảo, vợ chồng thuận hòa quý nhau như khách, anh em yêu thương, biết sẻ chia, gắn kết. Vậy nên không thể xem nhẹ vai trò, văn hóa, truyền thống, giáo dục của gia đình vì đó là cái nền tảng của một xã hội tốt đẹp.

Bài viết dựa trên quan điểm của tác giả, mô tả góc nhìn chân thực về một phần cuộc sống hiện đại.

Tác giả: Thanh Tâm

Nguồn Minh Chân Tướng

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

4 4 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x