Bát tiên vượt biển ẩn chứa ý nghĩa sâu xa gì?

tranh bat tien khach ty thoi nha thanh minh chan tuong
Bát tiên vượt biển ẩn chứa ý nghĩa sâu xa gì (Ảnh: Bảo tàng Cố Cung)

Theo truyền thuyết, Bạch Vân Tiên trưởng từng trở lại Bồng Lai Tiên đảo khi hoa mẫu đơn đang nở rộ, đã mời Bát Tiên, và Ngũ Thánh cùng giúp thịnh thế. Khi trên đường trở về, Bát Tiên hội tụ tại Bồng Lai các, Thiết Quải Lý đề nghị không đi lên thuyền, và mỗi người cần tự tìm cách vượt biển. Đây là nguồn gốc về sau của “Bát Tiên vượt biển, hiển lộ các thần thông”.

Đạo có nguồn gốc sâu xa, là văn hóa tu hành được sinh ra và phát triển ở Trung Quốc. Đạo là con đường người ta đi, cũng là con đường người tu hành bước đi hay còn gọi là tu Đạo. Nói một cách khái quát, Đạo là Đạo nhân sinh, là con đường nhân sinh mà con người cần đi. Văn hóa Phật bắt nguồn từ Ấn Độ cổ đại, Phật giáo do Thích Ca Mâu Ni sáng lập đã du nhập vào Trung Quốc và bén rễ vào vùng đất Đông Thổ, có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn minh và văn hóa Trung Hoa. Phật giáo dần dần hưng thịnh ở Trung Quốc, cùng với văn hóa Đạo phát triển mạnh ở Trung Quốc, đã thành tựu nên một nền văn hóa tu luyện phương Đông rộng lớn và sâu sắc. Đạo gia giảng Đạo, Phật gia giảng Pháp, “Đạo Pháp tự nhiên” đã trở thành một biểu hiện có tính khái quát cao của văn hóa tu luyện phương Đông ẩn chứa những thiên cơ.

Kê thủ thành Đạo (Đầu gà thành Đạo)

Chữ “Đạo” trong tiếng Hán ám chỉ là: Đi (辶: bộ sước: bước đi) con đường mà Đầu (首 – thủ: đầu) chỉ dẫn.

“Đầu” là gì? “Đầu” ở đâu? Mở bản đồ Trung Quốc ra, lãnh thổ hình con gà của dân tộc Trung Hoa có đầu nằm ở phía đông bắc, và 3 tỉnh phía đông Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh là “đầu”, là “đầu” lớn nhất trên thế gian.

Khi nhà Thanh bị diệt vong vào năm 1911, Mông Cổ tuyên bố độc lập, nhưng nó không được quốc tế công nhận.

Ngày 10 tháng 7 năm 1921, dưới sự kiểm soát của người Nga, chế độ quân chủ lập hiến Mông Cổ chính thức được thành lập và tuyên bố độc lập. Vì vậy, vào năm Đinh Dậu 1921, sau khi vùng đất Ngoại Mông tách khỏi lãnh thổ Trung Quốc, nó mang hình dáng con gà, và ba tỉnh vùng đông bắc là Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh trở thành đầu gà. Văn hoá tu luyện của dân tộc Trung Hoa trong lịch sử diễn nghĩa, thì nơi này có thể thành Đạo.

Trên thực tế, việc ba tỉnh Đông Bắc đóng vai trò là đầu gà đã được an bài từ lâu trong lịch sử. Tại sao nói như vậy?

Chúng ta hãy nhìn vào tên địa lý của vùng Đông Bắc. Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, có khu Đạo Lý và khu Đạo Ngoại; trong lịch sử tỉnh Cát Lâm được chia thành Đông Kinh đạo và Thượng Kinh đạo. Thời Trung Hoa Dân Quốc, nó còn được chia thành Cát Trường đạo, Tân Giang đạo, Y Lan đạo, và Duyên Cát đạo. Đến nay, thành phố Trường Xuân vẫn còn giữ được tên của hai đạo khu, vì hồ núi lửa Trường Bạch và thác Trường Bạch nổi tiếng nhất ở phía đông bắc chính là hai đạo Bạch; lãnh thổ Bắc Triều Tiên có núi Trường Bạch là núi Thánh được chia thành chín đạo: Lưỡng Giang đạo, Từ Giang đạo, Giang Nguyên đạo, Bình An Nam đạo, Bình An Bắc đạo, và Hàm Kính Nam đạo. Hàn Quốc công nhận núi Trường Bạch là tổ tiên của họ, thủ đô là Seoul (trước đây là Hán Thành), và giải thích phía đông bắc là đầu, quốc kỳ lấy ký hiệu bát quái làm tiêu chí, trực tiếp thể hiện rõ về đạo.

Ba tỉnh phía đông bắc còn được gọi là “Bạch sơn hắc thuỷ”, dùng để chỉ dãy Trường Bạch sơn và Hắc Long Giang là đại diện cho phía đông bắc. Phía đông bắc là vùng đất đen, và tỉnh Hắc Long Giang được gọi tắt là Hắc, là thể hiện của màu đen; phần chính của núi Trường Bạch nằm ở tỉnh Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm còn có biệt hiệu là “Bạch sơn tùng thuỷ”, với Bạch thành ở phía tây, Bạch Sơn thị ở phía đông, Trường Bạch Sơn là hiện thân của màu trắng. Biểu tượng của Đạo gia là một đồ hình Thái Cực màu đen và trắng. Do đó, nền văn hóa một đen một trắng được thành lập ở vùng Đông Bắc tương ứng với đồ hình Thái Cực đen trắng của Đạo.

Đông Bắc Trung Quốc là quê hương của hạc, trong đó nổi tiếng nhất là hạc đầu đỏ, còn có hạc trắng, hạc đầu trắng… Hắc Long Giang là vùng đất có nhiều hạc nhất thế giới, và nó được gọi là ‘đất hạc’. Về tên địa lý: Thành phố Hạc Cương thuộc tỉnh Hắc Long Giang được đặt theo tên hạc; thành phố Hồ Lô Đảo ở dải đất Liêu Tây Liêu Ninh được đặt theo tên của hồ lô, cũng giống như cây bồ đề là biểu tượng của Phật giáo, chim hạc và quả bầu hồ lô cũng là biểu tượng của Đạo gia. Vùng Đông Bắc, phía Nam có hồ lô, phía Bắc có hạc, và cũng là lấy chim hạc và quả bầu hồ lô để thể hiện cho Đạo.

Chữ “仙” (Tiên) là do hai chữ “亻” (nhân) và “山” (sơn) ghép thành, nghĩa là leo lên núi cũng giống như tìm kiếm Đạo. Đạo ở vùng Đông Bắc, và Đạo ở núi Trường Bạch vùng Đông Bắc. Tám vị Tiên vượt biển, đến núi Trường Bạch cầu Đạo.

“Bát Tiên vượt biển”

Bán đảo lớn nhất ở Trung Quốc là bán đảo Giao Đông trên vùng trung Nguyên Quan Nội; bán đảo lớn thứ hai ở Trung Quốc là bán đảo Liêu Đông trên vùng Hắc thổ đông bắc, vùng Quan Ngoại. Điểm cực bắc của Bán đảo Giao Đông là Bồng Lai các, nơi được mọi thời đại biết đến là nơi Tám vị Tiên vượt biển; trên bán đảo Liêu Đông là thành phố nổi tiếng Đại Liên. Giữa bán đảo Giao Đông và bán đảo Liêu Đông là quần đảo Miếu Đảo hình đường thẳng, nó không chỉ là ranh giới phân chia giữa biển Bột Hải và biển Hoa Đông, mà còn là điểm nối giữa bán đảo Giao Đông và bán đảo Liêu Đông. Đường này làm cho hai bán đảo ở phía bắc và phía nam dường như rơi vào tình trạng bế tắc về địa lý; và nội hàm văn hóa của nó có ý nghĩa là: “Giao” trong “bán đảo Giao Đông” và “Đại Liên” trong bán đảo Liêu Đông, cùng diễn giải hai bán đảo Nó ở trong tình trạng gắn bó, nối liền.

Tuy nhiên, văn hóa dân gian nổi tiếng về Tám vị Tiên vượt biển khiến cho bán đảo Liêu Đông nối liền với bán đảo Giao Đông. Nói cách khác, Bồng lai Tiên Đảo, nơi các nơi Tám vị Tiên vượt biển tại Bồng Lai Các, là phía bên kia bán đảo Liêu Đông, và là núi Trường Bạch tại bán đảo Liêu Đông ngày nay. Trường Bạch Sơn chính là “Bồng Lai Tiên đảo”, bởi vì dãy núi ngàn núi Trường Bạch Sơn đã làm nên bán đảo Liêu Đông.

Tám vị Tiên vượt biển lần đầu tiên được thấy trong vở hý kịch “Tranh ngọc bản Bát Tiên quá hải”. Đây là một trong những thần thoại được lưu truyền rộng rãi nhất ở Trung Quốc. Theo truyền thuyết, Bạch Vân Tiên trưởng từng trở lại Bồng Lai Tiên đảo khi hoa mẫu đơn đang nở rộ, và mời Bát Tiên, và Ngũ Thánh cùng giúp thịnh thế. Khi trên đường trở về, Bát Tiên hội tụ tại Bồng Lai các, Thiết Quải Lý đề nghị không đi lên thuyền, và mỗi người cần tự tìm cách vượt biển. Đây là nguồn gốc về sau của “Bát Tiên vượt biển, hiển lộ các thần thông”.

Bồng Lai các

Bồng Lai tiên đảo hay còn được gọi là Tam Thần núi. Ngọn núi tiên trong huyền thoại, là nơi cư ngụ của những Thần Tiên. Trong “Sơn Hải Kinh- Hải Nội Đông Kinh” nói: “Núi Bồng Lai ở trong biển”. Theo sách cổ ghi chép, Bồng Lai Tiên đảo là mô phỏng biển Bột Hải, và có ba ngọn núi Thần: Bồng Lai, Phương Trượng và do đó có tên là Tam Thần núi. Tuy nhiên, tại sao Bồng Lai Tiên đảo lại đề cập đến núi Trường Bạch?

Đầu tiên, Bát Tiên vượt biển ở Bồng Lai, hiển nhiên con đường vượt biển chính là ranh giới phân chia giữa biển Bột Hải và biển Hoàng Hải.

Đường từ Bông Lai các đến bán đảo Liêu Đông được gọi là quần đảo Miếu đảo, và đường nối của các hòn đảo được hình thành bởi Miếu đảo hiển nhiên là giải thích về bước chân của người tu Đạo, bởi vì Miếu đảo là hiện thân của tu Đạo.

Quần đảo Miếu Đảo thuộc Bồng Lai, Yên Đài. Hòn đảo lớn nhất và gần Bồng Lai nhất là đảo Trường Sơn, còn có đảo Trường Sơn ở phía đông của bán đảo Liêu Đông. Đường nối phía bắc và nam đảo Trường Sơn là quần đảo Miếu Đảo. Có nghĩa là, quần đảo Miếu Đảo là dấu chân để lại của Bát Tiên vượt biển. Bát Tiên vượt biển là bán đảo Liêu Đông đối diện với Bồng Lai các, vì vậy ngọn núi cực nam của bán đảo Liêu Đông được gọi là Lão Thiết Sơn, có nghĩa là ngọn núi Thiết Quải mà Thiết Quải Lý đã đến.

Thứ hai, tại sao núi Trường Bạch lại được đại diện bởi hai quần đảo Trường Sơn ở phía bắc và phía nam? Bởi vì núi Trường Bạch bắt đầu từ tỉnh Hắc Long Giang ở phía bắc, đi qua tỉnh Cát Lâm, đến dãy núi Thiên Sơn của bán đảo Liêu Đông ở phía nam, và kéo dài về phía nam đến quần đảo Miếu Đảo, huyết mạch còn lại của dãy Thiên Sơn. Núi Trường Bạch dài 1.500 km từ bắc xuống nam, có thể được mô tả là một ngọn núi dài, vì vậy “Trường Sơn đảo” được dùng để ngụ ý chỉ ngọn núi Trường Bạch dài.

Thứ ba, tại sao dùng “đảo” biểu thị núi Trường Bạch? Bởi vì núi Trường Bạch không chỉ đối diện với biển Bột Hải ở phía nam, mà phía đông bắc nơi có núi Trường Bạch trong lịch sử là Vương quốc Bột Hải. Đường Huyền Tông từng sắc phong cho vua nước Bột Hải tên là “Bột Hải quận vương”. Vì núi Trường Bạch tiếp giáp với biển Bột Hải ở phía nam và nước Bột Hải ở phía bắc, nên ngọn núi dài này còn được gọi là “đảo”, là đảo Trường Sơn. Trên thực tế, ý nghĩa của hòn đảo là sự an toàn, và nó có nghĩa là một vùng đất thuần khiết tách xa trần thế, vì vậy núi Trường Bạch được đặt tên theo màu trắng, thể hiện sự thánh khiết.

Thứ tư, nguyên nhân khiến Bát Tiên vượt biển là gì? Đó là “Bạch vân Tiên trưởng trở lại chốn Bồng Lai khi hoa mẫu đơn nở rộ”. Mẫu Đơn Giang bắt nguồn từ Cát Lâm và chảy vào hồ Kính Bạc ở Hắc Long Giang; đỉnh cao nhất trên núi Trường Bạch ở Trung Quốc là đỉnh Bạch Vân. Vậy, Mẫu Đơn Giang và đỉnh Bạch Vân có tương ứng với “Bạch vân Tiên trưởng trở lại chốn Bồng Lai khi hoa mẫu đơn nở rộ” không?

Do đó, Thiết Quải Lý Bát Tiên vượt biển đến núi Lão Thiết ở bán đảo Liêu Đông, và núi Trường Bạch nơi có Lão Thiết Sơn là Bồng Lai Tiên Đảo. Đây là ý nghĩa đặt tên của Bán đảo Giao Long “giao liên” với Bán đảo Liêu Đông; bán đảo Liêu Đông “đại liên” với Bán đảo Giao Đông, có ý nghĩa là: Núi Trường Bạch ở phía đông bắc là “Bồng Lai Tiên Đảo”. “Bồng Lai”, “Phùng Lai” bốn phương tám hướng gặp nhau. Bởi vì Đạo ở phía đông bắc, và Đạo ở dãy Trường Bạch ở phía đông bắc – mọi người từ khắp nơi đến để tìm con đường nhân sinh.

Nếu nói Bát Tiên vượt biển là vượt biển tìm Đạo, thì đi tới Quan Đông là vượt qua ngăn trở trên đất liền để tìm kiếm sự sống.

Vượt Quan Đông

Kể từ thời Tần Thủy Hoàng, các triều đại kế tiếp nhau đã xây dựng Vạn Lý Trường Thành trên quy mô lớn, và cuối cùng là Vạn Lý Trường Thành kéo dài từ phía tây Gia Dự Quan ở Cam Túc đến phía đông Tần Hoàng Đảo ở Hà Bắc. Sơn Hải Quan ở Tần Hoàng Đảo của Hà Bắc là “thiên hạ đệ nhất quan”. Cái quan Vạn Lý Trường Thành này chia cắt Trung Quốc thành quan nội và quan ngoại. Quan ngoại là ba tỉnh miền đông Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang. Từ quan nội đi về phía đông bắc, sẽ phải đi qua Sơn Hải Quan.

Vùng Đông Bắc nổi tiếng là vùng đất đen, màu mỡ và dân cư thưa thớt. Sơn Đông, Hà Bắc và những nơi khác ở Quan nội có mật độ dân cư đông đúc và thường xuyên xảy ra thiên tai. Vì vậy từ triều nhà Thanh tới thời kỳ Dân Quốc, vì để tránh thiên tai, phần lớn người dân đi về Đông Bắc để tìm đường sống. Do đó hình thành nên hiện tượng di cư trên quy mô lớn trong lịch sử Trung Quốc, được gọi là băng qua Quan Đông. Theo thống kê, từ thế kỷ 19 đến đầu thời Trung Hoa Dân Quốc, 30 triệu người đã vượt qua Quan Đông, phần lớn đến từ Sơn Đông và dải Hà Bắc, mạo hiểm đến Quan Đông để kiếm sống. Do đó nói vượt Quan Đông có ý là mưu sinh lánh nạn.

Sơn Hải Quan là quan đệ nhất thiên hạ, vì phía bắc của nó tiếp giáp với núi Yến Sơn, phía nam gần kề biển Bột Hải, nên được gọi là Sơn Hải Quan. Trên biển, đó là Bát Tiên đã vượt qua dãy Trường Bạch để tìm Đạo; trên mặt đất, đó là con đường vượt Quan Đông mà hàng nghìn người đi để tìm kiếm nơi mưu sinh, lánh nạn. Lịch sử được khai sáng bởi Bát Tiên vượt biển và vượt Quan Đông rằng: con đường ở phía đông bắc, và phía đông bắc là nơi ẩn chứa Đạo mà người tu hành cầu, là con đường sống mà con người tìm kiếm để lánh nạn, mưu sinh. Nếu có một từ để khái quát vùng Đông Bắc Trung Quốc, thì từ đó là “Đạo”, con đường nhân sinh.

Minh An

Theo Secretchina
Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

4 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x