Trí huệ của Lý Nhân Tông về lẽ sinh tử

Lý Nhân Tông
Hình minh họa vua Lý Nhân Tông (Ảnh internet)

Lý Nhân Tông, một người mộ Phật tôn Nho, với đạo đức bản thân to lớn như cái tên của mình: Càn Đức – đức lớn của trời, đã đạt đến trí huệ và sự minh triết hiếm có về đạo sinh tử, chạm đến cửa ngõ siêu thường của vạn vật và tự nhiên...

Lý Nhân Tông (1066 –1128) ở ngôi 56 năm, là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Dưới sự sửa trị của ông, vinh quang của quốc gia Đại Việt đã lên đến đỉnh cao. Nếu các tiên đế khác nổi danh với lòng nhân ái khoan hòa, thì Lý Nhân Tông còn nổi tiếng hơn bởi tài kinh bang tế thế. Chiếu chỉ cuối cùng của ông thể hiện lời trăn trối đầy trí huệ và minh triết của một bậc minh quân ái quốc.

“Trẫm nghe, phàm các loài sinh vật, không loài nào là không chết. Chết là số lớn của trời đất và lẽ đương nhiên của mọi vật. Thế nhưng người đời chẳng ai không thích sống mà ghét chết. Chôn cất hậu làm mất cơ nghiệp, để tang lâu làm tổn tính mệnh, trẫm không cho thế là phải.

Trẫm ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết đi lại khiến cho thứ dân mặc áo xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, bỏ cúng tế… làm cho lỗi ta thêm nặng, thiên hạ sẽ bảo ta là người thế nào? Trẫm xót phận tuổi thơ phải nối ngôi báu, ở trên các vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kính sợ hãi. Đã 56 năm nay, nhờ anh linh của tổ tông, được hoàng thiên phù hộ, bốn biển yên lành, biên thùy ít biến, chết mà được xếp sau các bậc tiên quân là may rồi, còn phải thương khóc làm gì?”

“…Việc tang thì chỉ ba ngày là bỏ áo trở, nên thôi thương khóc. Việc chôn thì nên theo Hán Văn Đế, cốt phải kiệm ước, không xây lăng mộ riêng, nên để ta hầu bên cạnh tiên đế. Than ôi! mặt trời đã xế, tấc bóng khó dừng, từ giã cõi đời, nghìn thu vĩnh quyết. Các ngươi nên thực lòng kính nghe lời trẫm, bảo rõ cho các vương công, bày tỏ cho hết trong ngoài”… 

(Theo: Đại Việt sử ký toàn thư).

Lời bàn:  

Người đời ai cũng sợ chết, lại nhầm tưởng coi đó là sự chấm dứt vĩnh viễn quá trình sinh mệnh. Vì thế mà ai cũng luôn cố lưu lại dấu ấn của mình bằng nhiều cách. Kẻ thì làm đám tang to lớn dài ngày, người thì xây lăng to đắp mộ lớn, người thì đắp sinh từ, sai dựng tượng thắp hương, cúng bái đêm ngày. Tất cả chẳng qua chỉ là phí công vô ích, vì mê đắm cái danh lợi mà uổng đi công nghiệp bản thân cả đời gây dựng nên, có khi còn bị hậu thế chê cười. 

Lý Nhân Tông, một người mộ Phật tôn Nho, với đạo đức bản thân to lớn như cái tên của mình: Càn Đức – đức lớn của trời, đã đạt đến trí huệ và sự minh triết hiếm có về đạo sinh tử, chạm đến cửa ngõ siêu thường của vạn vật và tự nhiên. Điều này đã giúp ông chỉ trong khoảnh khắc mà trở nên siêu việt hơn những bậc đế vương cùng thời và bất tử cùng dân tộc. Phải chăng nhờ những bậc thiên tử đức độ như vậy mà giang sơn nhà Lý kéo dài mãi hơn 200 năm? Đáng suy ngẫm lắm thay.  


Tác giả: Minh Bảo

Nguồn: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x