Nói đến Thần và quỷ, có người ôm giữ quan điểm ‘tin thì có, không tin thì không có’, tự cho rằng bản thân thấu suốt, tài trí. Thời Hậu Hán, Thái thú quận Dĩnh Xuyên Sử Kỳ là người không tin vào quỷ Thần. Ông đã bắt giữ một đạo sĩ có tiếng ở quận Dĩnh Xuyên tên là Lưu Căn, với tội danh lừa gạt mê hoặc dân chúng. Lưu Căn làm cách nào để Thái thú này tự mình trải nghiệm sự tồn tại của quỷ Thần?
Lưu Căn tự là Quân An, là người Trường An, quận Dĩnh Xuyên. Ông đỗ Hiếu liêm vào năm Tuy Hòa thứ hai thời Hiếu Thành Đế nhà Hán, và được phong làm Lang trung.
Lưu Căn là người có học vấn, từ nhỏ đã học thông Ngũ Kinh. Ông có ngộ tính rất cao, dù đã làm quan trong triều nhưng chẳng bao lâu sau ông đã từ bỏ cuộc sống thế tục và phú quý nhân gian, lánh vào thạch thất ở Tung Sơn để tu luyện. Tung Sơn là ngọn núi hùng vĩ, cao 5,000 trượng.
Lưu Căn từ vách đá phía bắc tiến nhập vào trong núi. Dù là mùa đông hay mùa hè, ông đều không mặc thêm y phục. Tóc của ông dài từ 1-2 xích (1 xích = ⅓ mét), đôi mắt hõm sâu, râu mọc dài, tóc ở thái dương đều là màu vàng, dài 3-4 tấc. Lưu Căn có đạo hạnh rất cao, diện mạo tựa như một thiếu niên mười bốn, mười lăm tuổi. Rất nhiều người yêu thích đạo thuật không ngại đường xa liên tiếp đến tìm ông học Đạo.
Quận Dĩnh Xuyên từng phát sinh một trận ôn dịch lớn. Hơn một nửa dân số trong quận tử vong. Người lớn, trẻ nhỏ trong nhà Thái thú đều bị nhiễm ôn dịch. Thái thú cầu xin Lưu Căn chữa trị bệnh dịch. Lưu Căn đã truyền dạy phương pháp trừ ôn dịch, thực hiện dựa theo cách làm của ông thì bệnh đã được chữa khỏi mà không cần dùng thuốc.
Sau khi người không tin vào Thần quỷ là Sử Kỳ nhận chức Thái thú quận Dĩnh Xuyên, ông cho rằng Lưu Căn đang dùng tà thuật để lừa gạt mê hoặc dân chúng, bèn ra lệnh bắt giam Lưu Căn. Rất nhiều người đều can ngăn Thái thú, nhưng ông ta vẫn nhất quyết bắt giữ người. Sai nha đã đi thông báo trước cho Lưu Căn việc này, nhưng ông không muốn liên lụy đến sai nha đó, nên tự mình đi đến nha phủ.
Lúc đó, trong phủ chật kín tân khách. Thái thú Sử Kỳ gọi đến hơn 50 sai dịch, mang theo dây thừng, roi trượng đứng phía sau Lưu Căn để đề phòng ông chạy trốn.
Sử Kỳ nghiêm nghị hỏi: “Ông có Đạo thuật không?”
Lưu Căn đáp: “Có đạo.”
Sử Kỳ hỏi tiếp: “Ông có Đạo thuật gì?”
Lưu Căn nói: “Không phải là dị thuật thần kỳ gì đó, nhưng cũng có thể để con người nhìn thấy quỷ.”
Sử Kỳ nghiêm giọng nói: “Sao ông dám lừa dối, mê hoặc dân chúng? Nếu thật sự có quỷ, vậy ông hãy mau chóng gọi nó đến, để Thái thú ta thấy tận mắt. Nếu không, ông sẽ lập tức bị tử hình.”
Lưu Căn trả lời: “Điều này thật đơn giản!”
Thế là, Lưu Căn đã mượn bút và mực vẽ bùa chú ngay trước mặt Sử Kỳ, gõ vào tấm đồng trên bậc thềm, khiến nó phát ra âm thanh leng keng, đồng thời huýt lên một tiếng sáo dài. Tiếng sáo rất trong trẻo, âm truyền tới tận bên ngoài thành, khiến cho ai nghe thấy đều kinh ngạc. Những vị khách trong sảnh đường bắt đầu hoảng sợ.
Sau đó, trên bức tường phía nam trước đại sảnh đột nhiên mở ra một cái động rộng vài trượng. Có bốn tên lại dịch mặc y phục màu đỏ xuất hiện, hét lớn truyền hô mọi người tránh đường. Phía sau có hàng chục binh lính mặc y phục màu đỏ, tất cả đều cầm đao kiếm.
Một cỗ xe không có rèm che chạy xuyên qua bức tường vỡ đến trước sảnh rồi dừng lại. Lưu Căn ra lệnh cho quỷ hồn trong xe đi xuống. Một tên lính mặc áo đỏ cởi chiếc màn đen trên xe. Trên đó có một ông lão và một bà lão, hai tay bị trói ra sau lưng bằng dây thừng.
Mọi người nhìn kỹ mới nhận ra họ chính là phụ mẫu đã qua đời của Sử Kỳ. Sử Kỳ vô cùng kinh ngạc, đau buồn rơi lệ. Phụ mẫu của ông ấy vừa khóc vừa quở trách: “Khi chúng ta còn sống, con vẫn chưa làm quan, không có được sự phụng dưỡng của con. Sau khi chúng ta qua đời, con vì sao ngỗ nghịch với Thần Tiên tôn quan, khiến chúng ta bị bắt đến đây để chịu nhục? Con còn mặt mũi để sống trên thế gian này không?”
Sử Kỳ bước xuống thềm và khấu đầu với Lưu Căn, khẩn cầu xin tha cho phụ mẫu đã mất. Lưu Căn bèn ra lệnh cho binh lính áo đỏ đưa tù phạm ra ngoài. Lúc này, bức tường phía nam trước sảnh lại mở ra, cỗ xe vừa đi qua thì đột nhiên biến mất. Cùng lúc đó, Lưu Căn cũng dần ẩn thân rồi tiêu biến vô dạng.
Việc người quá cố xuất hiện rõ ràng khiến Sử Kỳ sợ hãi, hoang mang. Thê tử của ông ngất xỉu ngay tại chỗ, phải rất lâu sau đó mới tỉnh lại. Bà nói đã bị cha mẹ chồng quá cố trách mắng. Sử Kỳ xúc phạm Đại Tiên, khiến phụ mẫu đã mất của ông cũng bị liên lụy. Hơn một tháng sau, Sử Kỳ và vợ con đều qua đời.
Câu chuyện được ghi chép trong sách sử này muốn nói với thế nhân rằng, thế giới quỷ, Thần là có tồn tại, chỉ có điều họ tồn tại trong một không gian khác không gian con người sống mà thôi. Con người ở trong thời gian, không gian mà bản thân sống nhìn không thấy liền không tin. Nhưng quỷ Thần không quản quý vị tin hay không tin, họ xác thực là tồn tại ở đó. Hơn nữa, họ còn có tác dụng chi phối nhất định đối với hành vi xử sự và họa phúc của con người.
Thánh nhân dùng Thần Đạo để giáo hóa thiên hạ. Người dân có thể tin quỷ Thần, hiểu rõ đạo lý thiện ác hữu báo, người tốt hành thiện đắc phúc báo, kẻ tà ác phải sợ hãi và kiềm chế bản thân. Điều này cũng chính là bổ sung cho sự thiếu khuyết của hình phạt.
Các bậc Thánh vương thời cổ đại đều tin rằng quỷ Thần biết rõ thị phi trên thế gian, có thể mang tới cho con người báo ứng họa phúc. Từ đó cẩn trọng tu dưỡng bản thân, giáo hóa dân chúng, cho nên nền chính trị cũng trong sạch.
Trong lịch sử, những quân vương như vua Kiệt, vua Trụ không tin quỷ Thần, dẫn đến nền chính trị hỗn loạn, quốc gia nguy bại. Đối ứng với việc Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay khiến người dân Hoa lục không tin vào quỷ Thần, phá hủy tín ngưỡng thiện lương truyền thống của người Trung Quốc, dẫn đến hậu quả là đạo đức xã hội xuống cấp nhanh chóng, xuất hiện đủ loại hỗn tượng, quốc gia lâm nguy.
Nói về Thần, quỷ, họa, phúc, trong sử sách ghi chép vô số câu chuyện. Điều này không những không gây trở ngại mà còn thực sự mang lại lợi ích to lớn cho việc quản lý. Vào 2,000 năm trước, Lưu Căn, một Đạo nhân tu hành có đức hạnh cao siêu đã giúp con người tiêu trừ ôn dịch. Câu chuyện này đã triển hiện cho con người thấy sự tồn tại của không gian khác, khiến con người mở mang trí huệ, khai mở ngộ tính.
Nguồn tư liệu tham khảo: “Thần Tiên truyện, quyển 8”; “Hậu Hán thư, Phương thuật liệt truyện”.
Trọng Ông thực hiện
Định Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Câu chuyện lịch sử: Cao Chi Thụ phỉ báng Phật bị triều đình xử tội trảm ngang lưng (2 câu chuyện)
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Phần 8): Ban đầu truyền Pháp, độ 5 tỳ kheo [Radio]
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!