Dịch viêm phổi Vũ Hán phải chăng là đại dịch được nói đến trong các dự ngôn?

viem phoi vu han minhchantuong
Tại sao các đại dịch đều nhắm vào Trung Quốc? (Ảnh: Shutterstock)

Tại sao các đại dịch đều nhắm vào Trung Quốc? Có phải thảm họa đại dịch được đề cập trong các tiên tri đã và đang thành hiện thực?…

Trong vài năm trở lại đây, các thảm họa thường xuyên xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, bao gồm: chiến tranh, hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn và các bệnh dịch bùng phát trên quy mô rộng… Trong tất cả các thảm họa nêu trên thì đại dịch bệnh thường gây nên hậu quả đáng sợ cùng với sự tàn phá nặng nề nhất đối với nhân loại. Là một dịch bệnh lớn có sự truyền nhiễm từ người sang người hoặc các loài khác trên một quy mô rộng lớn hoặc bùng phát, lây lan tại nhiều địa điểm trên thế giới. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sự xuất hiện của một đại dịch thường mang theo các biểu hiện như sau: 

Thứ nhất: Một mầm bệnh mới xuất hiện trong dân số.

Thứ hai: Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm cho con người, gây ra các tình trạng bệnh nghiêm trọng.

Thứ ba: Mầm bệnh dễ lây, đặc biệt là lây giữa người với người.

Đại dịch viêm phổi vũ hán mầm bệnh dễ lây, đặc biệt là lây giữa người với người
Mầm bệnh dễ lây, đặc biệt là lây giữa người với người. (Ảnh: Shutterstock)

Đại dịch trong các tiên tri Đông – Tây

Những dự đoán nổi tiếng trong lịch sử phương Đông và phương Tây, bao gồm: Thôi bối đồ do Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang đời Đường cùng biên soạn, Mai hoa thi của Thiệu Ung đời Tống, Mã tiền khóa của Gia Cát Lượng, Thiêu bính ca của Lưu Bá Ôn đời Minh, và các dự ngôn phương Tây như: Khải Huyền trong Kinh Thánh, Các thế kỷ của Nostradamus…

Những lời tiên tri này đều là lời cảnh báo cho nhân loại ngày nay. Trong số đó, dự ngôn Cách Am di lục và dự ngôn của Lưu Bá Ôn đã chỉ ra rõ ràng rằng: Đại dịch sẽ xảy ra.

Cách Am di lục được viết cách đây khoảng 470 đến 480 năm, do nhà thiên văn học, đại học giả Nam Sư Cổ thời Minh Tông (Joseon) Triều Tiên viết từ năm 1509 đến 1571.

Nam Sư Cổ thích tham thiền phỏng Đạo. Khi còn là một thiếu niên, một ngày nọ, ông đến núi Kim Cương thì có cơ duyên gặp một vị Thần nhân sáng rực. Ông viết lại theo mô tả của vị Thần nhân. Vì tên Nam Sư Cổ có tên hiệu là Cách Am, do đó ông gọi sách đó là Cách Am di lục.

Cách Am di lục mô tả một đại dịch là: “Ngàn núi lục giác chim bay hết, tám người vạn đường không dấu tích” (Lục giác thiên sơn điểu phi tuyệt, bát nhân vạn kính nhân tích diệt). Lục giác là chỉ Trời (chữ Thiên – 天 có 6 góc); tám người (bát nhân – 八人) là chỉ chữ Hỏa (火), mà Thiên Hỏa trong chữ cổ có nghĩa là ôn dịch.

Do đó câu nói trên là có ý rằng: khi đại dịch giáng xuống, ngàn núi không bóng chim, vạn con đường không bóng người. Câu này ngoài việc ám chỉ rằng số người tử vong rất lớn còn ngụ ý thêm rằng đại dịch này có liên quan đến động vật, gia cầm, chim muông…

Dự ngôn trong “Lưu Bá Ôn bi ký” đời minh có nói: “Người nghèo một vạn còn một nghìn, người giàu một vạn còn lại hai, ba. Nếu người giàu và người nghèo không thay đổi suy nghĩ, thì cái chết đến trước mặt, ruộng đất không có ngũ cốc trồng, cẩn phòng khắp nơi không bóng người.

Nếu hỏi đại dịch khi nào đến, vào mùa đông tháng 9 và tháng 10. Người hành thiện có thể thấy, người hành ác không được thấy. Những người làm điều ác không thể xem. Những người làm việc thiện lớn trên đời, gặp phải kiếp nạn này cũng không sao”. Dự ngôn đã nói rõ rằng chỉ có hành thiện mới có thể tránh được thảm họa.

Nếu người giàu và người nghèo không thay đổi suy nghĩ, thì cái chết đến trước mặt, ruộng đất không có ngũ cốc trồng, cẩn phòng khắp nơi không bóng người
Nếu người giàu và người nghèo không thay đổi suy nghĩ, thì cái chết đến trước mặt, ruộng đất không có ngũ cốc trồng, cẩn phòng khắp nơi không bóng người. (Ảnh: Shutterstock)

Lời tiên tri cũng nói: “Vẫn còn 10 nỗi sầu phía trước: 

Sầu thứ nhất: Thiên hạ đại loạn;

Sầu thứ hai: người chết đói khắp nơi;

Sầu thứ ba: Hồ (Bắc) bị đại nạn rộng khắp;

Sầu thứ bốn: Khắp các tỉnh khói lửa;

Sầu thứ năm: Nhân dân bất an;

Sầu thứ sáu: (Đại nạn) tháng 9, tháng 10;

Sầu thứ bảy: Có cơm không có người ăn;

Sầu thứ tám: Có người không có áo mặc;

Sầu thứ chín: Thi thể không có người chôn;

Sầu thứ mười: Khó quan năm Lợn – Chuột”.

Hiện nay dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát. Tính đến ngày 24 – 01 – 2020, sau Vũ Hán, 14 thành phố khác ở Hồ Bắc đã tuyên bố phong tỏa. Dường như đã ứng nghiệm với “Sầu thứ ba: Hồ (Bắc) bị đại nạn rộng khắp”

Năm ngoái là năm con lợn và đã xảy ra dịch tả lợn nghiêm trọng. Năm nay là năm con chuột, bệnh dịch hạch và viêm phổi Vũ Hán, cũng ứng nghiệm với “Sầu thứ mười: Khó quan năm Lợn – Chuột”. Độ chính xác của dự ngôn khiến mọi người rùng mình kinh sợ.

Trong “Kim Lăng tháp bi văn”, Lưu Bá Ôn cũng đã đề cập đến cảnh Đại dịch và thảm họa từ một góc độ khác: “Cha mẹ chết, khó chôn cất, cha và mẹ chết, con cháu khiêng, vạn vật đều chịu kiếp nạn, côn trùng và kiến ​​cũng chịu tai ương”; và: “Thành phố thịnh vượng trở thành biển khơi. Các tòa nhà cao tầng biến thành gò đống”.

Thành phố thịnh vượng trở thành biển khơi. Các tòa nhà cao tầng biến thành gò đống
Thành phố thịnh vượng trở thành biển khơi. Các tòa nhà cao tầng biến thành gò đống. (Ảnh: Shutterstock)

Bệnh dịch và sự sụp đổ của các triều đại

Hiện nay khoa học tin rằng dịch bệnh là do vi khuẩn hoặc virus gây ra, khoa học thực nghiệm không thể chứng minh mối quan hệ giữa đạo đức và bệnh tật.

Tuy nhiên, từ góc độ lịch sử loài người, các đại dịch quy mô lớn, giống như các thảm họa tự nhiên khác như lũ lụt và động đất, đóng một vai trò quan trọng trong những thay đổi lớn trong xã hội loài người, như sự trỗi dậy và sụp đổ của các triều đại Trung Quốc và sự suy tàn của Đế chế La Mã.

Nhiều bệnh dịch trong lịch sử Trung Quốc hầu hết liên quan đến sự thay đổi của các triều đại. Vào cuối mỗi triều đại, những người cai trị thường thờ ơ, thiên tai và thảm họa của con người vẫn tiếp diễn, lũ lụt, động đất thường xuyên và những người đói khát nổi dậy khiến cho toàn xã hội rất hỗn loạn.

Cuối cùng, một số lượng lớn người đã chết trong bệnh dịch, lũ lụt và chiến tranh, và mỗi một triều đại đều thường kết thúc như vậy. Đây cũng là sự thay đổi trong hầu hết các triều đại.

Đế chế La Mã sau khi bức hại các tín đồ Cơ Đốc, đã xảy ra 4 đại dịch.  Trong sách “Thánh đồ truyện” đã có ghi chép chi tiết về những đại dịch này. Đại dịch đầu tiên, dân số của Đế chế La Mã đã giảm một phần ba và hơn một nửa cư dân của thủ đô Constantinople đã chết.

Đế quốc La Mã đã không chấm dứt cuộc đàn áp các tín đồ Cơ Đốc, và bệnh dịch xảy ra hết lần này đến lần khác. Tổng cộng 4 đợt đại dịch đã kết liễu Đế chế La Mã hùng mạnh một thời. Còn Cơ Đốc giáo không những không bị tiêu diệt mà sau đó còn hưng thịnh khắp thế giới.

Bệnh dịch sẽ chọn người? Làm thế nào để tránh bệnh dịch?

Đại dịch bệnh “Cái chết đen” trong lịch sử đã giảm một nửa dân số của Đế chế La Mã của bạo chúa Nero. Vào thời điểm đó, một số người đã cố gắng tránh bệnh dịch nhưng không thể trốn thoát. Một số người sống sót bị mất người thân, quá đau xót, họ nằm trên thi thể và muốn chết cùng thân nhân nhưng không bị nhiễm bệnh.

Bệnh sẽ lựa chọn người chăng? Mỗi bệnh có một nhóm tuổi có khả năng gây bệnh và tử vong cao. Ví dụ, các ca tử vong do cúm gia cầm H5N1 chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi dưới 30 tuổi; trong khi 79,3% số người nhiễm cúm A H1N1 tập trung ở độ tuổi từ 20 đến 54.

Trong nhiều năm gần đây, ĐCSTQ liên tiếp tiến hành nhiều cuộc đàn áp phi nghĩa đối với các học viên Pháp Luân Công, Giáo hội tại gia, Tây Tạng và Tân Cương… những cuộc đàn áp dã man này còn tồi tệ hơn so với thời Đế chế La Mã đàn áp các tín đồ Cơ Đốc trong quá khứ.

Ngày nay, các dịch bệnh lạ khác nhau thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc, và Trung Quốc đã trở thành nguồn gốc của nhiều dịch bệnh nguy hiểm lây lan ra toàn thế giới.

Minh hoạ cảnh đàn áp, tra tấn phi pháp học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ
Minh hoạ cảnh đàn áp, tra tấn phi pháp học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. (Ảnh: Gettyimages)

Tại sao các đại dịch đều nhắm vào Trung Quốc?

Nhìn bề ngoài, sự xuất hiện thường xuyên của các dịch bệnh này có liên quan đến sự hủy hoại môi trường sinh thái và lạm dụng thuốc – thậm chí cả thuốc cấm, đang diễn ra tràn lan trên toàn lãnh thổ Trung Quốc đại lục.

Nhưng đó chỉ là những nhân tố bề mặt, nguyên nhân sâu xa của thảm họa trên không thể tách rời khỏi sự suy thoái của đạo đức xã hội và sự hủy hoại tín ngưỡng.

Thảm họa thiên nhiên thường xuyên và thiên tai của con người là Thượng Thiên cảnh báo mọi người. Bất kể là SARS, cúm gia cầm, bệnh dịch hạch, bệnh viêm phổi Vũ Hán, hay các bệnh dịch hoặc thiên tai khác… thì những triều đại bại hoại cùng những người xấu cuối cùng cũng sẽ gặp thảm họa và đây chỉ là vấn đề thời gian.

Những lời tiên tri được truyền lại từ thế giới đã được thể nghiệm nhiều lần trong hàng ngàn năm lịch sử. Hầu như tất cả các lời tiên tri trong lịch sử đều xuất phát từ những nhà tiên tri hoặc những bậc thầy tâm linh am tường và sâu sắc.

Họ để lại những văn bản chính xác theo sự sắp xếp của Thiên Thượng và đưa ra những lời cảnh báo quan trọng cho mọi người, nhắc nhở mọi người lựa chọn thái độ đúng – sai, Thiện – ác vào những thời điểm quan trọng trong lịch sử. Chỉ có sự minh bạch và những thái độ, sự lựa chọn chân chính mới có thể tránh được thảm họa, mới có thể có được một tương lai tươi sáng.


Theo Secretchina.com

Trung Dung biên dịch

Link bài dịch: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x