Tiếu đàm phong vân – Tập 24: Biến cục lịch sử (1)

tieudam minh chan tuong
Giáo sư Chương Thiên Lượng trong tiết mục ‘Tiếu Đàm Phong Vân’ của Đài truyền hình Tân Đường Nhân. (Ảnh: NTD)

Từ chế độ phân đất phong hầu đến chế độ quận huyện

Lời bạch: Từ năm 230 TCN, mở đầu là Tần Vương Doanh Chính xuất binh tiêu diệt nước Hàn, đến năm 228 TCN diệt nước Triệu, Triệu Gia lập nên nước Đại; năm 226 TCN, đánh bại nước Yên, khiến cho Yên Vương chạy đến Liêu Đông; năm 225 TCN, tiêu diệt nước Ngụy, năm 223 TCN bắt sống quốc quân nước Sở; năm 222 TCN, tiêu diệt nước Đại và nước Yên; năm 221 TCN, diệt nước Tề.

Trong thời gian mười năm, ngoại trừ nước Triệu và nước Sở có chống đối một chút, quân Tần dường như là không gặp trở ngại gì, quét ngang qua sáu nước thống nhất thiên hạ, cục diện chiến loạn Xuân Thu chiến quốc kéo dài 500 năm đến đây kết thúc. Vậy thì giai đoạn lịch sử này có ý nghĩa như thế nào đối với người Trung Quốc?

Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc kéo dài 500 năm, giai đoạn lịch sử hỗn loạn này đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, phương thức quản lý xã hội và chế độ quan lại của Trung Quốc.

Trước tiên hãy nói về quân sự. Năm 222 TCN, nước Tần tiêu diệt hoàn toàn nước Sở. Trước đây, Tần Vương đã từng có một đoạn đối thoại với hai vị tướng. Ông hỏi lão tướng Vương Tiễn, “Diệt Sở cần bao nhiêu người?” Vương Tiễn trả lời rằng cần 60 vạn.

Ông lại hỏi một vị tướng khác là Lý Tín. Lý Tín nói rằng anh ta chỉ cần 20 vạn. Tần Vương cảm thấy Vương Tiễn là một lão đầu tử và khá bảo thủ, còn Lý Tín trẻ tuổi, nhuệ khí mạnh mẽ. Tần Vương bèn tập hợp 20 vạn binh mã giao cho Lý Tín, còn Vương Tiễn thì cáo bệnh về nhà.

Lý Tín cũng là một danh tướng của nước Tần thời kỳ Chiến Quốc. Có một bài thơ viết rằng:

“Tần thì minh nguyệt Hán thì quan,
Vạn lý trường chinh nhân vị hoàn
Đãn sử long thành phi tướng tại,
Bất giáo hồ mã độ âm sơn.”

Tạm dịch:

“Vầng trăng sáng thời Tần và quan ải thời Hán
Người đi chinh chiến vạn dặm vẫn chưa về
Đã phái tướng tài tại biên ải,
Không để ngựa Hồ vượt Âm sơn.”

Tác giả bài thơ chính là vị tướng bảo vệ biên ải Lý Quảng, mà Lý Quảng là hậu duệ của Lý Tín, gia tộc này mấy đời đều làm tướng.

Lý Tín đem 20 vạn binh mã tấn công nước Sở, lúc mới bắt đầu đánh rất thuận lợi, sau đó tướng Sở là Hạng Yên đánh một trận phản kích, đã đánh bại được quân Tần. Lý Tín bại trận trở về nước.

Tần Vương rất tức giận, ông lại nghĩ đến lão tướng Vương Tiễn, bèn đến nhà Vương Tiễn đề nghị ông ta xuất binh. Vương Tiễn nói với Tần Vương: “Nếu như để cho thần cầm quân, thì không có 60 vạn quân là không được.” Tần Vương nói: “Trước đây, mấy nước xưng bá chư hầu kia, giống như nước Tề chẳng qua cũng chỉ là một nước có nghìn cỗ xe, chính là một nghìn cỗ xe chiến, cứ tính mỗi xe là 75 người, vậy thì binh mã của họ không vượt quá 10 vạn. Bây giờ ông đánh nước Sở, cần đến 60 vạn binh mã, tại sao cần nhiều người như vậy?”

Vương Tiễn nói với Tần Vương rằng:

“Chiến tranh thời kỳ Xuân Thu và chiến tranh thời kỳ Chiến Quốc không giống nhau. Trước thời kỳ Xuân Thu, giữa các nước chư hầu đánh nhau, đều là hẹn trước một ngày, hai bên đến bày thế trận, gọi là hẹn ngày và bày trận xong mới đánh.

Sau khi bày xong thế trận, hai bên mới bắt đầu giao chiến; trong quá trình giao chiến, cũng là dùng vũ lực nhưng không gây trọng thương, kể tội mà không tranh giành đất đai. Mặc dù hai bên giao chiến, sử dụng vũ lực, nhưng sẽ không khiến người ta bị trọng thương, mục đích của nó là vì thảo phạt tội lỗi của đối phương, mà không phải là vì sát nhập, thôn tính đất đai của đối phương, cho nên thời gian chiến tranh rất ngắn.

Hơn nữa còn gửi gắm ý nhường nhịn nhau trong khi đánh. Đến thời kỳ Chiến Quốc, vây một cái Thành sẽ phải công phá trong nhiều năm, trên chiến trường hơi động một chút là chém đầu bao nhiêu vạn người.

Khi chúng ta nói về cuộc chiến Trường Bình, đã từng nói rằng chỉ một trận đánh có bốn mươi vạn tướng sĩ nước Triệu tử trận. Cho nên chiến tranh thời Chiến Quốc đã hoàn toàn khác với thời Xuân Thu. Khi chúng ta nói về thời kỳ Ngô Việt tranh bá, đó là những năm cuối thời kỳ Xuân Thu, một cuộc chiến tranh từ năm 476 TCN tới năm 473 TCN, đánh mất ba năm; Khi ba nhà phân Tấn, cuộc chiến đầu tiên của thời Chiến Quốc, từ năm 455 TCN, đánh tới năm 453 TCN, cho nên thời gian cuộc chiến liên tục trở nên rất dài.

Còn trước thời kỳ Xuân Thu, thời gian chiến tranh giai đoạn này rất ngắn, thậm chí có thể đánh một ngày liền kết thúc. Vũ Vương phạt Trụ, sau khi đến Mục Dã, bảy mươi vạn nô lệ của nhà Thương trở giáo, cuộc chiến tranh một ngày liền kết thúc, đó còn là một trận chiến lược quyết chiến lớn nhất của nhà Chu diệt Thương, kết thúc của nó cũng rất nhanh.

Chiến tranh thời Xuân Thu và Chiến Quốc đã xảy ra biến hóa rất lớn, điều này mang đến vấn đề gì? Thời Chiến Quốc xuất hiện rất nhiều quân sự gia, trước thời Chiến Quốc, người viết binh pháp rất ít, chỉ duy nhất lưu lại một quyển binh thư, trước thời Xuân Thu, chỉ có ‘Lục Thao’ của Khương Tử Nha. Đến thời Chiến Quốc, bởi vì chiến tranh liên miên, cho nên rất nhiều người đều viết binh pháp. Ví dụ như những năm cuối Xuân Thu, Tư Mã Nhương Thư của nước Tề từng viết ‘Tư Mã Pháp’, Tôn Vũ viết ‘Tôn Tử Binh Pháp’, đến thời Chiến Quốc, Ngô Khởi viết ‘Ngô Tử Binh Pháp’, Tôn Tẫn viết ‘Tôn Tẫn Binh Pháp’, Úy Liêu viết ‘Úy Liêu Tử.’

Trên cơ bản, binh thư mà chúng ta biết đều xuất hiện vào thời Chiến Quốc, hoặc là những năm cuối Xuân Thu. Bởi vì thời Xuân Thu và Chiến Quốc chiến tranh rất là thường xuyên, cho nên về mặt lịch sử quân sự, đây là một giai đoạn lịch sử vô cùng quan trọng.”

Vương Tiễn nói với Tần Vương một tràng như vậy, Tần Vương liền bị thuyết phục, thế là cấp cho Vương Tiễn 60 vạn quân. Vương Tiễn dẫn 60 vạn binh mã này tiêu diệt nước Sở.

Lời bạch: Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, chiến tranh ở Trung Quốc liên miên, cũng xuất hiện các nhà quân sự kiết xuất như Tư Mã Nhương Thư, Tôn Vũ, Tôn Tẫn, v.v, họ không chỉ trăm trận trăm thắng, hơn nữa còn đem cách dùng binh viết thành binh pháp. Xuân Thu Chiến Quốc là một thời kỳ vô cùng quan trọng trong lịch sử quân sự Trung Quốc.

Chúng ta lại nói về thay đổi về chính trị, hãy cùng xem “Sử ký.” “Sử ký” có năm loại thể lệ: Bản kỷ, Thế gia, Liệt truyện, Thư, Liệt biểu.

“Bản kỷ” gồm 12 ký ghi chép về Hoàng đế hoặc một triều đại lớn, ví như Hạ bản kỷ, Thương bản kỷ, ghi chép về một triều đại lớn, hoặc là thuật chuyện về Hoàng đế cũng gọi là “bản kỷ.”

“Thế gia” là ghi chép về chư hầu, “Liệt truyện” ghi chép về người dân bình thường, “Thư” ghi lại những chuyện có liên quan đến văn hóa, còn có “Liệt Biểu”, chính là thời gian, thời gian nào phát sinh chuyện gì.

Thể lệ (cách viết và bố cục) của “Thế gia” này hầu như chưa từng xuất hiện trong hai mươi ba bản của Nhị thập tứ sử (hai mươi bốn bộ sử), chỉ có bộ sử Ngũ Đại mới là một ngoại lệ. Thế nào gọi là Thế gia? Điều này có liên quan đến chế độ chính trị của thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc. Nhà Chu thi hành chế độ phân đất phong hầu, Thiên Tử phân đất phong hầu cho Chư hầu, Chư hầu phân đất phong hầu cho quan lại, quan lại đem đất được phong phân cho tầng lớp Sĩ, họ chính là thực hành chế độ phân đất phong hầu. Những người được phân đất này, đất phong của họ không chỉ được cha truyền con nối, mà thân phận của họ cũng là cha truyền con nối.

Chế độ nhà Chu thi hành là chế độ con trưởng kế thừa, con trưởng của Quốc Quân làm Quốc Quân, con trưởng của các Chư hầu sau khi kế vị vẫn là Chư hầu, con trưởng của đại phu kế thừa làm đại phu. Cho nên tước vị và thái ấp được phong này là được truyền từ đời này sang đời khác như vậy, được gọi là Thế khanh thế lộc. Chính là nói, họ là một gia tộc, đời nọ nối tiếp đời kia truyền lại tước phong và ấp phong như vậy, cho nên trong “Sử ký” đã dùng “Thế gia” để ghi chép lại toàn bộ lịch sử thăng trầm của một gia tộc.

Đến cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, chế độ Thế khanh thế lộc bắt đầu tan rã. Do chiến tranh thường xuyên xảy ra, Quốc Quân cần chọn người có tài để lãnh đạo quân đội, đồng thời cũng cần người hiền tài để trị nước, tài năng là không thể cha truyền con nối, cho nên ai có tài thì dùng người ấy. Thời kỳ Xuân Thu là tương đối điển hình, Tề Hoàn Công dùng Quản Trọng.

Quản Trọng xuất thân trong một gia đình thấp kém, khi ông còn nhỏ gia đình rất nghèo. Dù xuất thân thấp kém như vậy, nhưng sau này ông trở thành tướng quốc nước Tề, địa vị của ông còn cao hơn cả người có dòng dõi thế khanh là Cao Tử và Quốc Tử.

Vậy nên đến thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc, chế độ quan lại của Trung Quốc là chuyển từ chế độ Thế khanh thế lộc thành chế độ quan liêu. Cũng chính là nói, một người có tài năng, thì tự anh ta cũng có thể có đất phong, cũng có thể có tước vị. Tuy nhiên, đất phong và tước phong của anh ta là không thể truyền lại cho đời sau, một khi cáo lão về quê, thì toàn bộ tước phong và ấp phong đều phải giao lại.

Chế độ cha truyền con nối đã biến thành chế độ quan liêu như vậy, biến thành chế độ quan liêu làm thuê như thế. Đây cũng là thay đổi phát sinh vào thời Đông Chu Liệt Quốc. Đến thời Tần, họ không còn thực thi việc phân đất phong hầu, chế độ Thế khanh thế lộc bị tan rã triệt để, từ một quốc gia theo chế độ phân đất phong hầu trở thành quốc gia có chế độ trung ương tập quyền.

Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, từng hạ chiếu hỏi các đại thần dưới trướng rằng, nên quản lý quốc gia như thế nào? Thừa tướng Vương Quán đề nghị, “Những nơi như nước Yên, nước Tề, nước Sở, nước Triệu cách chúng ta rất xa, vậy làm thế nào để khống chế những nơi đó?” Ông ấy kiến nghị nước Tần khôi phục chế độ phân đất phong hầu thời Chu, phân đất phong hầu cho hoàng thân quốc thích trong gia tộc của Vua Tần Thủy Hoàng đến các nơi kia làm Vương.

Lúc đó Đình úy Lý Tư kiên quyết phản đối kiến nghị phân đất phong hầu của Vương Quán. Ông ấy nói, năm đó khi Chu Vũ Vương phân đất phong hầu, các nước vốn đều là huynh đệ có mối bang giao rất tốt, nhưng sau khi truyền qua mấy đời, mối quan hệ này càng ngày càng xa cách; đến thời kỳ Chiến Quốc, quan hệ với nhau là đụng đến binh đao, không còn quan hệ thân thuộc như trước kia nữa.

Nếu như khôi phục chế độ phân đất phong hầu, thì sẽ quay lại cục diện đại loạn của thời kỳ Chiến Quốc. Vậy nên, ông kiến nghị thể chế quốc gia chuyển từ phân đất phong hầu thành chế độ quận huyện.

Khi dùng chế độ phân đất phong hầu, chư hầu thống trị quốc gia nào đó, là quốc gia tương đối độc lập, họ có quân đội riêng, tài chính riêng, có quyền bổ nhiệm và bãi miễn nhân sự riêng, cho nên đó là một nước độc lập.

Còn quận trưởng hoặc huyện lệnh trong chế độ quận huyện, họ không phải là chủ nhân của quận hoặc huyện này, mà chỉ là phụ trách quản lý của địa phương. Giống như một công ty, họ không phải là chủ tịch công ty, mà là CEO của công ty. Chế độ quận huyện là quốc gia điều động quan lại, đến một quận hoặc đến một huyện để quản lý địa phương đó, quận huyện không phải dựa vào thu thuế để nuôi sống mình, mà dựa vào chính phủ trung ương phát bổng lộc cho họ.

Tần Thủy Hoàng cho rằng kiến nghị của Lý Tư rất hay, liền đem đất nước Tần chia thành ba mươi sáu quận, dưới quận lại thiết lập huyện.

Kỳ thực, vào thời Đông Chu Liệt Quốc, chế độ quận huyện này đã bắt đầu thực thi rồi. Hồi đó, đất đai mà một số nước chư hầu thông qua chiến tranh cướp đoạt được, hoặc là đất đai thông qua khai khẩn đất hoang mà có được, lại không muốn phân cho các đại phu ở dưới, bèn bố trí nơi này làm quận, hoặc là sắp xếp thành huyện.

Vào thời Đông Chu, quận và huyện là cùng một cấp: nơi xa xôi, đất rộng người thưa, đất đai tương đối lớn, nhân khẩu tương đối ít, thì nơi đó được bố trí thành quận; nơi đất đai tương đối nhỏ, nhân khẩu tương đối đông đúc, thì được bố trí thành huyện. Về sau, cùng với sự phát triển của loại hình này, rất nhiều quận trước đây có đất đai tương đối hoang vắng, cùng với sự gia tăng nhân khẩu, quận này được phân thành một loại huyện khác biệt, như vậy đã biến quận thành cấp trên của huyện.

Từ chế độ phân đất phong hầu đến chế độ quận huyện, cũng là một sự thay đổi rất lớn của thời Đông Chu Liệt Quốc.

(Còn tiếp)

Xem thêm Loạt bài “Tiếu đàm phong vân

Bi Hui biên tập
Sương Sương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x