“Tiếu đàm phong vân” – Tập 13: Tôn – Bàng đấu trí (P4)

tieu dam phong van minh chan tuong
Giáo sư Chương Thiên Lượng trong tiết mục “Tiếu đàm phong vân”. (Ảnh: NTD)

Bàng Quyên mất mạng trên đường Mã Lăng.

Đến năm 343 TCN, thời gian được ghi lại trong “Sử ký” và “Tư trị thông giám” không khớp nhau lắm. Theo ghi chép trong “Sử ký – Lục quốc niên biểu”, năm 343 TCN, sau 11 năm cuộc chiến ở nước Triệu, Tề Uy Vương băng hà, bị bệnh mà mất. Con trai của Tề Uy Vương là Tề Tuyên Vương kế vị.

Tề Tuyên Vương biết Điền Kỵ bị oan, lệnh triệu hồi Điền Kỵ và Tôn Tẫn quay về nước Tề. Chuyện này Bàng Quyên vẫn chưa biết. Lúc này Bàng Quyên đang chuẩn bị cho cuộc chiến tấn công nước Hàn. Năm 341 TCN, Bàng Quyên dẫn đại quân tấn công nước Hàn. Lúc đó tình thế của nước Hàn vô vàn nguy cấp, họ cũng tới nước Tề cầu cứu.

Trên triều Tề Tuyên Vương cùng các đại thần thương lượng, nói nước Hàn đến cầu cứu, chúng ta nên làm gì đây? Lúc ấy ở trên triều có hai phái ý kiến. Tướng quốc Trâu Kỵ đại diện cho phái không cứu, cứ để cho họ giao chiến, chúng ta không cần quan tâm chiến tranh bên ngoài quốc gia của chúng ta; còn phía của Tướng quân Điền Kỵ là nên cứu, ông giải thích nếu như chúng ta không cứu, nước Hàn sẽ bị nước Ngụy tiêu diệt, sau khi nước Ngụy diệt xong nước Hàn, biên giới của Ngụy sẽ tiếp giáp với nước Tề, khi đó, bọn họ sẽ đến đánh chúng ta, do đó cần phải cứu.

Tôn Tẫn không nói lời nào. Tề Tuyên Vương hỏi ông rốt cuộc cứu hay không cứu. Tôn Tẫn tâu, đi cứu, là sai; không cứu, cũng sai. Nếu như chúng ta hiện giờ muốn cứu nước Hàn, tựa như hai người họ đang đánh nhau, chúng ta đến can ngăn, làm không cẩn thận, người đi đánh người khác kia có thể sẽ đánh cho chúng ta một trận. Nếu như chúng ta hiện giờ đi cứu nước Hàn, thì chẳng khác gì chúng ta đánh nhau với nước Ngụy thay cho nước Hàn, cho nên nói chúng ta không thể cứu.

Nước Hàn còn chưa đánh, chúng ta đã đi chịu bị đánh một trận thay cho nước Hàn, đây là việc làm không có ý nghĩa, không thể làm. Đây là lý do tại sao cứu nước Hàn là sai. Vậy vì sao không cứu cũng sai? Nếu như nước Tề không cứu, một khi nước Ngụy thôn tính được nước Hàn xong, thực lực sẽ quá lớn mạnh, sẽ là một uy hiếp đối với nước Tề, cho nên không cứu nước Hàn cũng sai.

Tề Tuyên Vương hỏi, vậy ngươi nói làm sao bây giờ? Tôn Tẫn đáp, ý kiến của thần là để cho hai nước họ giao chiến trước, chiến đấu đến khi lưỡng bại câu thương (cả hai cùng bị thiệt hại), hai bên tinh thần đều mệt mỏi sức lực cạn kiệt, chúng ta hãy đi cứu nước Hàn. Khi nước Hàn sắp bị diệt, chúng ta đến cứu họ, họ chắc chắn sẽ cảm tạ chúng ta. Vào lúc này, quân đội nước Ngụy cũng đã đánh trận khá mệt mỏi, như thế chúng ta sẽ dễ dàng đánh bại nước Ngụy. Như vậy, nước Tề chúng ta tổn thất nhỏ nhất, thu lợi lớn nhất.

Tề Tuyên Vương đồng ý với ý kiến của Tôn Tẫn, báo với nước Hàn rằng chúng tôi sẽ lập tức tới cứu các vị ngay. Nước Hàn tưởng nước Tề sẽ nhanh chóng tới cứu, nên họ liều chết chống cự, kết quả quân đội cả hai bên đều có thiệt hại. Nước Hàn giao chiến với nước Ngụy, đánh năm trận nước Hàn đều thua, lúc này nước Hàn sắp bị diệt vong, vào thời khắc này nước Tề mới xuất binh cứu giúp.

Sau khi xuất binh, Tôn Tẫn áp dụng kế vây Ngụy cứu Triệu giống như trước đây. Tôn Tẫn nói, chúng ta bây giờ không đi cứu nước Hàn, mà trực tiếp tấn công đô thành Đại Lương của nước Ngụy. Theo đó, quân đội nước Tề tiến quân thẳng đến Đại Lương.

Đại Lương thuộc thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam ngày nay. Tin tức tấn công Đại Lương truyền đến Bàng Quyên, lúc này Bàng Quyên rất tức giận. Ông ta vốn nghĩ lập tức sẽ đánh hạ được nước Hàn, đột nhiên ở nhà lại xảy ra chuyện, hết cách rồi, đành rút quân về. Lúc này đây Tôn Tẫn lại dùng một kế sách hết sức thú vị.

Thời điểm đánh trận không thể bị tình cảm cá nhân chi phối, một khi bị tình cảm cá nhân ảnh hưởng, người ta sẽ mất đi lý trí, tức giận, muốn thống khoái trước rồi mới tính sau. Lúc này nếu tính toán không cẩn thận, rất có thể sẽ rơi vào cạm bẫy của đối phương.

Lời bạch: Điền Kỵ đồng ý sử dụng kế “giảm bếp nấu” của Tôn Tẫn. Trong quá trình Bàng Quyên truy kích quân đội nước Tề, ngày thứ nhất căn cứ vào số lượng bếp nấu cơm của quân nước Tề mà suy đoán quân đội nước Tề có mười vạn người.

Ngày thứ hai thấy số lượng bếp nấu nơi hạ trại của quân Tề lưu lại chỉ đủ cho năm vạn người ăn; ngày thứ ba thì số lượng bếp nấu chỉ còn đủ cho ba vạn người. Bàng Quyên đắc ý nói, ta vốn biết nước Tề không dám giao đấu với chúng ta, mới tiến vào nước ta được ba ngày, quân sĩ đã chạy trốn hơn phân nửa rồi.

Thế rồi Bàng Quyên lệnh cho bộ binh từ từ đi ở phía sau, còn mình dẫn kỵ binh đuổi theo quân Tề trong đêm. Khi Bàng Quyên rút quân trở về cứu Đại Lương mang theo tức giận, nhìn thấy dấu vết doanh trại của mười vạn quân Tề cắm trại để lại thì e ngại, nhìn thấy binh lính quân Tề bỏ trốn thì có ý khinh địch, cứ như vậy ông ta từng bước một bị dẫn dụ vào trong vòng mai phục do Tôn Tẫn bày ra ở đường Mã Lăng.

Đường Mã Lăng là vùng phụ cận huyện Đại Danh, tỉnh Hà Bắc ngày nay, là con đường núi chật hẹp và gập ghềnh, hai bên đều là rừng cây. Đây là một nơi thích hợp để bố trí phục kích. Tôn Tẫn sai người chặt toàn bộ cây chắn hết con đường đi chỉ chừa lại một cây không chặt. Ông cho bóc sạch vỏ của cây này, rồi viết lên thân cây đó tám chữ, sau đó bố trí một vạn cung thủ mai phục sẵn ở gần ngay mỏm núi.

Tôn Tẫn nói với những người lính bắn cung rằng, tối hôm nay khi nhìn thấy dưới cây này có ánh lửa, các ngươi hãy đồng loạt bắn tên, vạn tên cùng bắn một lúc. Toàn bộ một vạn cung thủ đều đã mai phục xong.

Tối hôm đó, Bàng Quyên đúng là đã truy đuổi đến đường Mã Lăng. Người đi phía trước báo với ông ta rằng, đường đi đã bị các cây lớn nằm chắn hết rồi. Bàng Quyên nói, việc này quả thật rất dễ hiểu, bọn chúng sợ hãi nên đã chặt đổ cây làm chướng ngại trên đường, chúng ta dọn sạch cây chắn đường là được rồi. Thế là toàn bộ kỵ binh đều xuống ngựa đi dọn cây.

Bàng Quyên thấy toàn bộ cây xung quanh đều bị đốn chặt hết, chỉ còn một cây không bị chặt. Lúc ấy là hoàng hôn, ông thấy trên thân cây có chữ viết, nhưng mấy chữ kia là chữ gì thì lại nhìn không rõ được. Bàng Quyên phân phó tả hữu châm lửa lên, xem trên cây kia viết chữ gì, kết quả sau khi lửa vừa châm lên, ông ta nhìn thấy trên thân cây khắc “Bàng Quyên chết ở dưới gốc cây này”, nghĩ thầm không xong rồi, nhanh rút lui! Tiếng nói của ông ta vừa dứt, ánh lửa lập tức nổi lên, vạn mũi tên bắn ra cùng lúc.

Tôn Tẫn đi đến trước mặt Bàng Quyên. Bàng Quyên lúc ấy còn chưa chết, đã nói với Tôn Tẫn một câu: “Ta thực hối hận năm đó đã không tự mình giết chết ngươi, cuối cùng để cho cái tên tiểu tử xấu xa nhà ngươi thành danh rồi.” Bàng Quyên nói xong, rút kiếm tự sát. Con người Bàng Quyên là một người phạm phải sai lầm mà vẫn ngoan cố đến cùng. Ông ta không nói mình đã hại người khác, mà nói mình thật hối hận năm đó đã không giết chết người.

Nếu như chúng ta quay đầu nhìn lại chuyện Tôn – Bàng đấu trí này một chút, chúng ta phát hiện Bàng Quyên là do lòng đố kỵ của chính ông ta hại chết. Chúng ta thấy được Tôn Tẫn ban đầu ở chung với Bàng Quyên, đã vô cùng tin tưởng Bàng Quyên.

Điều này cho thấy điều gì, cho thấy rằng Tôn Tẫn là người trung hậu. Tôn Tẫn đến nước Tề, Tề Vương muốn phong ông làm tướng quân, Tôn Tẫn nói ông ta là một người đã chịu hình phạt không thích hợp làm tướng quân, đây là lòng khiêm tốn của ông; Bàng Quyên là tự sát mà chết, cũng không phải bị Tôn Tẫn giết chết, hơn nữa trong trận chiến này,

Tôn Tẫn còn bắt được cháu trai của Bàng Quyên là Bàng Thông, Tôn Tẫn cũng không giết Bàng Thông, điều này cho thấy Tôn Tẫn hết sức nhân hậu; Tôn Tẫn sau khi trở lại nước Tề, ông viết lại toàn bộ 13 chương của “Binh pháp Tôn Tử” giao cho Tề Vương, đây là sự hào phóng của ông; Sau đó Tôn Tẫn không nhận phong thưởng của Tề Vương, bắt đầu cuộc sống ẩn cư, điều này cho thấy Tôn Tẫn coi nhẹ danh lợi.

Với một người như vậy, nếu Bàng Quyên đối đãi trung hậu với Tôn Tẫn, thì ông ta có thể đắc được binh pháp hay không? Đương nhiên rất có thể.

Nếu như Tôn Tẫn và Bàng Quyên cùng nhau chỉ huy quân đội nước Ngụy, chắc chắn sẽ đánh đâu thắng đó, thậm chí tôi cảm thấy diệt luôn Tam Tấn, không những nước Tề, ngay cả nói giao chiến với nước Tần, nước Sở, đều sẽ giành được thành công rất lớn. Hai người sẽ có thể nổi danh thiên hạ, ghi danh sử sách như nhau.

Vậy nhưng Bàng Quyên không đi con đường quang minh chính đạo, mà đi hại Tôn Tẫn, cuối cùng mất đi tính mạng của mình, đánh mất vinh hoa, và cũng lưu lại tiếng xấu muôn đời. Nếu như lúc ấy Bàng Quyên và Tôn Tẫn cùng nhau chỉ huy quân đội nước Ngụy, nước Ngụy rất có khả năng sẽ trở thành nước thống nhất Trung Quốc, chứ không phải nước Tần.

Lời bạch: Liên quan tới Tôn Tẫn còn có một câu hỏi lịch sử chưa giải quyết, là câu hỏi thứ sáu của chúng ta: Tôn Tẫn có lưu lại bộ binh pháp không. Trong “Sử ký” khẳng định là có, Tư Mã Thiên viết “Tôn Tử tẫn cước, binh pháp tu liệt”, (tạm dịch: Tôn Tử (chỉ Tôn Tẫn) bị chặt xương bánh chè, viết lại binh pháp). Nhưng trong một thời gian rất dài, hậu nhân đều không tìm được bộ binh pháp này, thế cho nên có người nói, binh pháp Tôn Tẫn và binh pháp Tôn Vũ là cùng một cuốn sách.

Vấn đề lịch sử này mãi cho đến năm 1972 mới được giải quyết – tại thành phố Lâm Nghi tỉnh Sơn Đông khai quật được một số thẻ tre thời nhà Hán, trong đó có những thẻ tre đã bị hư tổn thuộc về “Binh pháp Tôn Tẫn”. Nhưng căn cứ những ghi chép trong “Binh pháp Tôn Tẫn”, khi lần thứ nhất vây Ngụy cứu Triệu, Bàng Quyên cũng đã bị bắt. Dĩ nhiên có một suy đoán tương đối hợp lý là, bởi vì nước Tề suy xét đến mối quan hệ ngoại giao với nước Ngụy, nên thả Bàng Quyên. Ở trận chiến thứ hai, Bàng Quyên mới thực sự mất mạng.

Trận chiến này kết thúc với sự thất bại của nước Ngụy, cũng vào lúc này Thái tử Thân của nước Ngụy cũng bị bắt làm tù binh. Nước Tề do cứu được hai nước Hàn-Triệu, đã trở thành một quốc gia hùng mạnh ở phương đông. Nhưng trên thực tế trước khi dùng Điền Kỵ và Tôn Tẫn, nước Tề đã từng ẩn tàng mối họa rất lớn, thậm chí thiếu chút nữa trở thành mối họa mất nước. Nước Tề làm thế nào để từ một nước suy yếu trở thành hùng mạnh như vậy đây? Mời Quý vị xem tập tiếp theo “Nhất minh kinh nhân”. Xin cảm ơn!

(Còn tiếp)

Do Bi Hui biên tập
Tiểu Minh biên dịch
Quý vị tham khảo 
bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x