‘Tiếu đàm phong vân’: Tập 1 – Phong vân khó lường [Phần 2]

‘Tiếu đàm phong vân’: Tập 5 – Binh gia Tôn Vũ (Phần 2)
Tiết mục kể chuyện lịch sử “Tiếu đàm phong vân” của đài truyền hình Tân Đường Nhân, do Giáo sư Chương Thiên Lượng thuyết giảng. (Ảnh: Tân Đường Nhân)

Loạt bài này gọi là “Tiếu đàm phong vân”, chúng tôi nhìn nhận lại lịch sử với một chủng tâm thái rất siêu thoát để tiếu đàm lịch sử. Vì sao gọi là “phong vân”. Trong “Kinh dịch” có một câu như thế này, gọi là “Vân tòng Long, Phong tòng Hổ”. Trong loạt bài này, chúng ta sẽ nói đến rất nhiều câu chuyện Long tranh Hổ đấu. 

Xem lại Tập 1, Phần 1

Nói đến phong vân, chúng ta đều biết, phong vân của lịch sử thường xuyên khó lường. Đặc biệt là khi chiến tranh, một trận đại phong sẽ cải biến kết cục của trận chiến, một trận đại phong sẽ đặt định ra một vị đế vương khai quốc. Hôm nay chúng ta sẽ giảng mấy câu chuyện về những trận đại phong đó. 

Câu chuyện thứ nhất, có khả năng mọi người đều đã quen thuộc, chính là trận chiến Xích Bích. Toàn bộ loạt tiết mục này của chúng ta là dựa vào chính sử, cơ bản là dựa vào ghi chép của “Nhị thập tứ sử” và “Tư trị thông giám” làm cơ sở. Chúng ta sẽ cố gắng vứt bỏ những diễn nghĩa và thêm thắt của các nhà văn, giảng diện mạo vốn có của lịch sử là như thế nào. Cho nên phiên bản này của chúng ta, có khả năng sẽ không giống lắm với “Tam quốc diễn nghĩa”.

Xich_Bich_1
Đường tiến quân của Tào Tháo và bản đồ trận Xích Bích. Điểm đánh dấu trên bản đồ nằm gần vị trí của thành phố Xích Bích ngày nay. (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0)

Trận chiến Xích Bích xảy ra vào tháng 7 năm Kiến An thứ 13. Năm 208 sau Công nguyên, khi đó Tào Tháo thống lĩnh đại quân của ông xuống phía nam, tiến đánh Lưu Biểu. Tào Tháo tháng 7 xuất binh, tháng 8 Lưu Biểu chết. Khi đại quân của Tào Tháo tiến đến Kinh Châu, con trai của Lưu Biểu là Lưu Tông đầu hàng. Lưu Bị vốn đóng quân ở Phàn Thành. Sau khi đại quân của Tào Tháo đến, Lưu Bị đương nhiên đánh không lại, liền bỏ chạy, Tào Tháo liền đuổi theo phía sau, đến Trường Bản Đương Dương thì đánh nhau một trận, điều này khả năng rất nhiều người đã biết. Lưu Bị thua trận rồi, liền một mạch chạy về Hạ Khẩu. Hạ Khẩu chính là thành phố Vũ Hán tỉnh Hà Bắc ngày nay. Tào Tháo không đuổi theo Lưu Bị, ông dẫn quân đến Giang Lăng, chính là huyện Giang Lăng tỉnh Hồ Bắc bây giờ.

Chúng ta biết Tào Tháo đánh trận rất giỏi và là một nhà quân sự rất kiệt xuất. Bắt đầu từ Kiến An năm thứ 2, ông đã hàng phục được Trương Tú, giết Lã Bố, diệt Viên Thuật, đánh bại Viên Thiệu, định Lưu Biểu. Phía bắc Trường Giang gần như đã bị Tào Tháo thống nhất rồi, mà năm đó ở trận chiến Quan Độ, Tào Tháo đã ở vào tình thế rất xấu về quân sự, tuy nhiên ông đã dùng 7 vạn quân đánh bại 70 vạn đại quân của Viên Thiệu. Hiện tại binh lực Tào Tháo là bao nhiêu? 83 vạn. Khi ông ta đối mặt với hai đại quân lớn là Giang Đông và Lưu Bị, ông cảm thấy quả thật quân của mình như là núi Thái Sơn đè lên cái đỉnh vậy, chỉ cần đại quân đến, giang sơn coi như là thống nhất rồi, cho nên khi Tào Tháo đi chinh phạt Lưu Bị, ông ta có tâm trạng khí thế bừng bừng.

Chúng ta hãy đọc bài “Tiền Xích Bích phú” của Tô Thức. Ông nói Tào Tháo “Phương kỳ phá Kinh Châu, hạ Giang Lăng, thuận lưu nhi đông dã, trục lô thiên lý, tinh kỳ tế không, si tửu lâm giang, hoành sóc phú thi, cố nhất thế chi hùng dã”, nghĩa là “Khi phá Kinh Châu, xuống Giang Lăng, thuận theo dòng về phía đông, thuyền bè ngàn dặm, cờ xí rợp trời, tưới rượu xuống sông, cầm kích làm thơ, thế hùng dũng nhất từ xưa đến nay”. Chính là nói Tào Tháo phá được Kinh Châu, sau đó kéo quân xuống Giang Lăng. Khi đó Tào Tháo dẫn đại quân thủy bộ, tiến về phía Giang Đông. Tào Tháo một tay cầm rượu, một tay cầm giáo, cầm ngang giáo làm thơ. Ông làm thơ gì, rất nhiều người cho rằng đó chính là bài thơ nổi tiếng “Đoản ca hành”. “Đối tửu đương ca, nhân sinh kỷ hà? Thí như triêu lộ, khứ nhật khổ đa”. Nghĩa là “Vừa uống rượu vừa ca, đời người được mấy lần? Giống như sương mai, những ngày khổ thì nhiều”. Bài thơ này nếu đọc đến đoạn cuối, bạn sẽ nhìn thấy Tào Tháo viết như thế này: “Chu Công thổ bộ [1], thiên hạ quy tâm” nghĩa là “mình cũng giống Chu Công, sẽ được lòng dân thiên hạ”.

Tiền Xích Bích Phú, Một bài thơ nổi tiếng của Tô Đông Pha (Tô Thức) thời nhà Tống-Bảo tàng Cố cung, Đài Loan.  (Ảnh: Wikipedia)
Tiền Xích Bích Phú, Một bài thơ nổi tiếng của Tô Đông Pha (Tô Thức) thời nhà Tống-Bảo tàng Cố cung, Đài Loan. (Ảnh: Wikipedia)

Tào Tháo cảm thấy sau khi tiêu diệt được Giang Đông, chính là lúc thiên hạ thống nhất, cho nên bốn chữ cuối cùng là thiên hạ quy tâm. Lúc đó sự tự tin của ông ta lên đến đỉnh điểm, ông liền viết một bức thư cho Tôn Quyền, bức thư này, thể hiện rõ khả năng quân sự và tài văn chương của Tào Tháo. Bức thư này thực tế trước là muốn khuyên Tôn Quyền đầu hàng, nhưng ông viết rất ngắn gọn, chỉ có ba mươi chữ. “Cận giả phụng từ phạt tội, tinh huy nam chỉ, Lưu Tông thúc thủ, kim trị thủy quân bát thập vạn chúng, phương dữ tương quân hội liệp vu ngô”. Có nghĩa là “Ta nay phụng mệnh đi phạt kẻ có tội, cờ hiệu chỉ xuống phía nam, Lưu Tông đã chịu trói, nay dẫn 80 vạn thủy quân, sẽ cùng tướng quân đi săn ở đất Ngô”.

Tuy nói là chỉ có ba mươi chữ, nhưng Tào Tháo giảng ra ba tầng ý nghĩa, ý nghĩa tầng thứ nhất, Tào Tháo nói: “Ta nay phụng mệnh đi phạt kẻ có tội” chính là nói ta phụng mệnh thiên tử đến đánh ngươi, có thể nói là đúng về mặt chính trị; tầng ý nghĩa thứ hai là, Tào Tháo nói về thế mạnh quân sự của mình: “nay dẫn 80 vạn thủy quân”. Khi đó quân của Tôn Quyền có được bao nhiêu, cùng lắm chỉ là từ 3 vạn đến 5 vạn. Cho nên Tào Tháo nói quân của ta nhiều như thế, ngươi hãy xem xem làm thế nào. Như vậy Tào Tháo vừa chỉ cho Tôn Quyền một con đường, cho ông ta nhìn một tấm gương “Lưu Tông thúc thủ”, chính là bảo ông ta sau khi ta đến, chưa đánh Lưu Tông đã đầu hàng rồi, như vậy hy vọng ông cũng đầu hàng giống Lưu Tông.

Kiến An thứ 12, Tào Tháo tiêu diệt hết tàn quân của Viên Thiệu, cơ bản là đã thống nhất được phía bắc Trường Giang. Lưu Biểu ở phía nam rất tầm thường, Lưu Chương ở Ích Châu và Trương Lỗ ở Hán Trung đều không phải là đối thủ của Tào Tháo. Còn Lưu Bị sống nhờ ở Kinh Châu, binh yếu tướng ít; Tôn Quyền mới có 26 tuổi, lại chưa từng thể hiện được tài năng chính trị và quân sự kiết xuất như Tào Tháo. Lúc đó Tào Tháo rất là thỏa thuê đắc ý, mục tiêu thống nhất thiên hạ chỉ cần chạm tay là tới. Kiến An năm thứ 13, Tào Tháo dẫn đại quân xuống phía nam. Ông ta viết thư uy hiếp Tôn Quyền, chỉ mong không đánh mà thắng. Nhưng mà phe Tôn Quyền đối với bức thư của Tào Tháo có phản ứng như thế nào?

Tôn Quyền sau khi nhận được thư, liền đưa các văn võ bá quan xem. Lúc đó người đứng đầu nhóm quan văn là Trương Chiêu, đều muốn chủ trương đầu hàng, nên áp lực lên Tôn Quyền rất lớn. Lúc Tôn Quyền họp hội nghị quân sự, vừa mới nói thì hầu như người ta đều muốn đầu hàng. Tôn Quyền liền nói vậy các người cứ bàn bạc đi, ta đi vệ sinh. Trong “Tư trị thông giám” viết là “Quyền khởi cánh y” (thay áo), chính là Tôn Quyền nói muốn đi vệ sinh. Chính lúc đó Lỗ Túc liền đi theo Tôn Quyền, đuổi theo đến chỗ mái hiên.

Lỗ Túc liền nói với Tôn Quyền: “Những điều vừa nãy mọi người nói, xin đừng có nghe. Những người đó có thể đầu hàng, Lỗ Túc tôi cũng có thể đầu hàng, nhưng tướng quân ngài không thể đầu hàng”. Ông ta nói Lỗ Túc tôi sau khi đầu hàng Tào Tháo, tình huống xấu nhất là về nhà, nhà tôi có ruộng, tôi có thể trồng trọt, mà đồng thời có thể tranh thủ lúc chăn trâu trò chuyện với các nhân sĩ, tôi có thể tích lũy danh tiếng, tích lũy công lao, tương lai có thể làm thứ sử ở một châu quận nào đó, tôi cảm thấy không có vấn đề gì. Nhưng tướng quân ngài đây sau khi đầu hàng Tào Tháo rồi, thì ngài đi đâu nào”, tướng quân hàng Tháo rồi, còn muốn an ổn về nhà ư?

Tôn Quyền liền nghe theo Lỗ Túc, ông nói ta cũng không muốn đầu hàng, nhưng so sánh lực lượng quân sự hiện nay của chúng ta, so với Tào Tháo thì quả là kém xa. Chính vào lúc đó, Chu Du vốn là ở Phàn Dương luyện quân, vừa về đến bản doanh của Tôn Quyền. Ông nói với Tôn Quyền ba vấn đề. Ông nói điểm thứ nhất, Tào Tháo không có ưu thế chính trị, bởi vì ông ta “mượn danh tướng Hán, kỳ thực chính là giặc của nhà Hán vậy”, tưởng như ông ta phụng mệnh thiên tử, kỳ thực ông ta soán cải ý chỉ của Thiên tử mà thôi, cho nên Tào Tháo hoàn toàn không phải danh chính ngôn thuận, mà bên ta mới là danh chính ngôn thuận; điểm thứ hai Chu Du nói, Tào Tháo cũng không có ưu thế quân sự. Vì sao nào, bởi vì quân của Tào Tháo đều là binh sĩ phía bắc, không quen với thủy chiến. Tuy người rất đông nhưng họ không lên thuyền được, vừa lên thuyền liền bị nôn mửa, căn bản là không có khả năng đánh nhau; điểm thứ ba, ông nói còn có Mã Siêu Hàn Toại ở phía sau Tào Tháo, nhưng đánh nhau mùa đông, do quân của Tào Tháo là lục quân, có rất nhiều chiến mã, mùa đông không có cỏ, mùa đông cỏ không mọc được, ngựa không có cỏ khô, hậu cần chắc chắn là không đủ. Cho nên, Chu Du liền khuyên Tôn Quyền, ông ta nói “Tướng quân bắt Tào Tháo, chính là ngày hôm nay.” Lần này chính là thời cơ tốt nhất để đánh bại Tào Tháo.

Minh họa Chu Du cho tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa xuất bản thời nhà Thanh. (Ảnh: Wikipedia)
Minh họa Chu Du cho tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa xuất bản thời nhà Thanh. (Ảnh: Wikipedia)

Những lời Chu Du nói, kỳ thực đều có trong “Binh pháp Tôn Tử”, gọi là “Miếu toán.” Sao gọi là miếu toán, “miếu” là chữ miếu trong tông miếu, bởi vì trước đây người ta cho rằng, một quốc gia có hai sự việc quan trọng nhất, một việc là tế tự, hai là việc chiến tranh. Đây là trong “tả truyện” đã giảng rồi, gọi là “Việc lớn của quốc gia chỉ có tế tự và chiến tranh”, vậy thì trước khi tế tự và chiến tranh, đều phải đến tông miếu để tiến hành tính toán. Theo cách nói của “Binh pháp Tôn Tử” chính là tính toán theo bảy tham số: Chủ bên nào có đạo, tướng bên nào có năng lực, thiên địa bên nào đắc, pháp lệnh bên nào thi hành tốt, binh bên nào mạnh, sĩ tốt bên nào luyện tốt hơn, thưởng phạt bên nào phân minh hơn. Phải xem xét kỹ bảy phương diện này.

Chu Du thực tế là tính toán được ba trong bảy tham số: Chủ bên nào có đạo, chính là điều mà Tôn Tử tính toán đầu tiên. Về phương diện “có đạo” này, khi Tôn Tử viết binh pháp, ông chỉ ra đó là người của bên nào đắc được lòng dân hoặc giả là đúng đắn chính trị.

Như vậy Chu Du nói “Chủ bên nào có đạo”? Chúng ta có đạo. Bởi vì chúng ta là bên phòng thủ, chúng ta là chống lại bên xâm lược, hơn nữa Tào Tháo hoàn toàn không phải phụng mệnh thiên tử chân chính mà là soán cải mệnh lệnh của thiên tử, cho nên chúng ta có đạo; điều thứ hai “Binh bên nào mạnh”? Chính là chúng ta mạnh, bởi vì quân của chúng ta là luyện tập ở trên sông lớn, mà quân Tào Tháo chưa từng trải qua huấn luyện thủy quân một cách hệ thống. Tào Tháo khi đó là có thủy quân, nhưng chất lượng không tốt, một bộ phận là do Tào Tháo tại hồ Huyền Vũ tự mình luyện cho một bộ phận, còn một bộ phận nữa là thu nạp và biên chế lại thủy quân của Lưu Biểu ở Kinh Châu, như vậy sức chiến đấu còn rất xa mới so sánh với Đông Ngô. Cho nên Chu Du nói, binh bên nào mạnh? Chính chúng ta mạnh. Vậy còn “thiên địa bên nào đắc”? Chính là ai chiếm được ưu thế về thiên thời và địa lợi. Chu Du nói chúng ta có thiên thời, bởi vì Tào Tháo đánh trận vào mùa đông mà dùng lục quân, ngựa không có cỏ khô, hậu cần chắc chắn là không tốt. Cho nên Chu Du đã dùng cách như vậy để thuyết phục Tôn Quyền.

Tôn Quyền liền bổ nhiệm cho Chu Du toàn quyền phụ trách trận chiến này, như vậy những sự việc đằng sau, mọi người đã có thể biết tương đối rõ rồi, quân của Tào Tháo quả thực là không quen thủy chiến, cho nên Tào Tháo dùng dây xích liên kết các thuyền chiến lại. Đương nhiên trong “Tam quốc diễn nghĩa” nói là Bàng Thống hiến kế liên hoàn, điểm này trong chính sử không thấy ghi chép, việc này dường như là chủ ý của Tào Tháo. Sau khi nối lại rồi, tướng quân của Đông Ngô là Hoàng Cái đưa ra một chủ ý. Ông nói thuyền chiến của Tào Tháo đã kết lại rồi, “Có thể đốt mà chạy thôi”, chính là chúng ta có thể dùng biện pháp hỏa công. Tiếp sau đó Hoàng Cái lại hiến kế gửi thư trá hàng, cuối cùng hỏa thiêu Xích Bích, câu chuyện này mọi người hẳn biết rõ.

Về sự việc này, nếu như chúng ta muốn suy nghĩ lại một chút, sẽ có một vấn đề, trận hỏa thiêu Xích Bích vào tháng 12 năm Kiến An thứ 13, chính là vào mùa đông. Nếu như chúng ta nhìn sông Trường Giang, chúng ta biết sông Trường Giang về cơ bản là chảy từ tây sang đông, nhưng riêng đoạn từ Vu Hồ của An Huy tới Nam Kinh của Giang Tô, sông Trường Giang là chảy chếch phía bắc, vậy thì khi Trường giang chảy chếch về phía bắc, nó liền có mặt đông và mặt tây. Vậy thì chỗ mặt đông Trường Giang này được gọi là Giang đông. Giang đông này, nó không chỉ là Giang đông của thời Tôn Quyền gọi, mà trước đó đã gọi là Giang Đông, ví dụ như Hạng Vũ nói, ta đem tám ngàn binh lính quê nhà vượt sông tây chinh, không còn mặt mũi nào nhìn các phụ lão Giang Đông v.v, nó đều là chỉ nơi này.

Vậy thì còn mùa đông, Tào Tháo là ở tại bờ tây bắc của Trường Giang, mà Tôn Quyền ở bờ đông nam của Trường Giang. Chúng ta biết mùa đông là gió mùa tây bắc, chính là gió từ tây bắc thổi qua đông nam, như vậy nếu như anh phóng hỏa, cơn gió này mà thổi, cũng bằng như thiêu cháy chiến thuyền của Tôn Quyền rồi, nhưng chính là tại trận chiến Xích Bích ngày đó, có gió đông nam. Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, nói là Gia Cát Lượng mượn gió đông, trong chính sử không thấy có ghi chép. Nhưng ngày hôm đó, chỉ có gió đông nam, Đông Ngô mới có khả năng giành chiến thắng.

Cho nên chúng ta thấy được, chính là trận chiến Xích Bích, khi đó một trận gió lớn đã đưa Tào Tháo quay trở về phương bắc. Không nên xem thường trận chiến này, chính là trận đánh này đã đặt định ra thế cục ba nước chân vạc sau này. Bởi vì quân của Tào Tháo ngay lập tức bị tổn thất lớn như vậy, nên quân Giang Đông và quân Lưu Bị mới lớn mạnh lên được. 

Ghi chú: [1] “thổ bộ” là đang ăn nhổ vội ra, không ăn nữa để tiếp đãi hiền tài.

(Còn nữa)

Do Bi Hui biên tập
Sương Sương biên dịch
Tham khảo 
bản gốc từ Epoch Times tiếng Hoa

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x