Thiên Tự Văn (1): Thiên Địa huyền hoàng

Thiên Tự Văn
Thiên Tự Văn (ảnh Chánh Kiến)

Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp

THIÊN TỰ VĂN

Ban biên tập tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

Mạng Chánh Kiến, ngày 20 tháng 12 năm 2006

Hướng dẫn đọc:

Cuối thời đại nhà Thanh “Tam Tự Kinh”, “Bách Gia Tính”, “Thiên Tự Văn”, là tài liệu cơ bản giáo dục vỡ lòng gọi chung là “Tam, Bách, Thiên”. Bởi vì văn tự ngắn gọn thiết thực, dễ thuộc, cho nên xã hội đương thời tiếp thụ rộng rãi mà thành sách mà trẻ em nhất định phải đọc. Bởi vậy, tại thời đại đó người đi học nói chung đều đã đọc qua. Chính là tại ngày nay, dù không còn là sách giáo khoa của bậc tiểu học nhưng vẫn còn rất nhiều cha mẹ sử dụng nó để giới thiệu cho con cái làm sách ngoại khóa.

Sách “Thiên Tự Văn” có từ rất sớm, ước chừng cách ngày nay hơn 1500 năm. Có điều hiện tại chúng ta học tập bản “Thiên Tự Văn” này là do Chu Hưng Tự thời Nam Bắc triều biên soạn, nghe nói Lương Vũ Đế vì muốn dạy các hoàng tử viết chữ đã ra lệnh cho Ân Thiết Thạch dùng văn bia lưu chữ viết của Vương Hy Chi sao chép ra 1000 chữ không trùng lặp để các hoàng tử lâm mô (nhập môn thực hành viết chữ). Sau khi các chữ này được sao chép ra, Lương Vũ Đế thấy các chữ lộn xộn không thứ tự, các hoàng tử khởi sự học tập rất khó, liền đem các chữ này chiểu theo phương pháp thanh vận mà biên soạn một lần nữa thành câu văn có ý nghĩa, giúp cho các hoàng tử học tập. Thế là vua triệu kiến Chu Hưng Tự là người có tài học vấn, nói: “Khanh là người tài, vì ta mà tạo vần nhé!”. Sau khi Chu Hưng Tự nhận lệnh, đã vắt óc trong thời gian một buổi tối mà biên soạn xong, nghe nói vì vậy mà râu tóc Chu Hưng Tự bạc hết. Lương Vũ Đế sau khi xem qua tác phẩm thì khen không hết lời, bởi vì Chu Hưng Tự đem 1000 chữ tạp loạn không trật tự biên soạn thành một bài văn tuyệt diệu có thể đọc lên vần điệu lảnh lót lại còn có ý nghĩa sâu xa.

Do “Thiên Tự Văn” là những chữ thông dụng không có chữ lặp lại, cho nên sau khi học được 1000 chữ này, người bình thường liền có thể ứng phó với các sinh hoạt hàng ngày, hơn nữa kết cấu của những chữ này và nét bút có thể nói là đại biểu cho chữ Hán, một cách tự nhiên liền trở thành tài liệu dạy học viết chữ rất tốt cho trẻ em, ngay cả rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng cũng đều rất ưa thích viết chúng. Cho dù thời đại có chuyển biến thế nào, tri thức truyền thống Trung Quốc thủy chung vẫn là tài sản trân quý nhất, mặc dù “Thiên Tự Văn” chỉ có 1000 chữ ngăn ngắn, nhưng cấu tứ (lối suy nghĩ) tinh xảo, vế đối tinh tế, khí thế hùng vĩ, dễ đọc dễ nhớ. Nội dung bao hàm: thiên văn, địa lý, tự nhiên, lịch sử, nhân vật cổ tích, quy chế pháp luật, đạo đức luân lý và đạo lý ‘tu, tề, trị, bình’, là một hảo thư hiếm có.

Bản giáo trình này tổng cộng chia làm 60 bài, nội dung của mỗi bài có các phần Nguyên văn, Bính âm, Chú âm, Âm Hán Việt của “Thiên Tự Văn”, Chú thích giải thích ý nghĩa của chữ, ý nghĩa của từ, Lời dịch tham khảo, Câu chuyện văn tự, Đào sâu suy nghĩ và thảo luận, và còn có sự sinh động, hoạt động ngữ văn thú vị. Hy vọng có thể giúp cho các trẻ mới học chữ Hán có thể tại quá trình học tập văn tự, đồng thời lĩnh hội được vẻ đẹp của chữ Hán, đem mỗi bài này dạy cho trẻ những kiến thức về thiên văn địa lý, sự tích nhân vật lịch sử, còn có đạo lý đãi người tiếp vật cùng với phương pháp tu dưỡng phẩm hạnh, nguyên tắc cư xử làm người để nhận thức văn hóa Trung Hoa bác đại tinh thâm của chúng ta.


Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp

Thiên Tự Văn (1)

Nguyên văn:

天地玄黃(1) 宇宙洪荒(2) 日月盈昃(3) 辰宿列張(4)

Bính âm:

天 (tiān)          地 (dì)             玄 (xuán)         黃 (huáng)
宇 (yǔ)            宙 (zhòu)        洪 (hóng)         荒 (huāng)
日 (rì)              月 (yuè)          盈 (yíng)           昃 (zè)
辰 (chén)        宿 (sù)            列 (liè)              張 (zhāng)

Chú âm:

天(ㄊㄧㄢ)     地(ㄉㄧˋ)        玄(ㄒㄩㄢˊ)     黃(ㄏㄨㄤˊ)
宇(ㄩˇ)           宙(ㄓㄡˋ)         洪(ㄏㄨㄥˊ)     荒(ㄏㄨㄤ)
日(ㄖˋ)           月(ㄩㄝˋ)         盈(ㄧㄥˊ)         昃(ㄗㄜˋ)
辰(ㄔㄣˊ)       宿(ㄙㄨˋ)         列(ㄌㄧㄝˋ)     張(ㄓㄤ)

Âm Hán Việt:

Thiên Địa huyền hoàng
Vũ trụ hồng hoang
Nhật nguyệt doanh trắc
Thần tú liệt trương.

Chú thích:

(1) Thiên 天 Địa 地 Huyền 玄 Hoàng 黃 là hình dung cảnh tượng địa cầu lúc vừa sinh ra ở thời viễn cổ. Khi đó thiên thể mới được tạo thành, giữa thiên địa là một cảnh hỗn độn nóng bỏng. Bầu trời do khí quyển thiêu đốt mà đỏ rực biến hóa khó lường, cho nên gọi là “Thiên huyền”. Đại địa vì lửa đốt mà trở nên cháy vàng, cho nên gọi là “Địa hoàng”.
Cổ nhân đem không gian các vì sao bày la liệt trên đầu gọi là “Thiên” 天, cũng đem Thần linh ngụ trên ấy gọi là Thiên (Trời), do đó đối với “Trời” là phi thường kính sợ.
“Địa” 地 chính là địa cầu (trái đất) mà nhân loại đang ở, một trong chín đại hành tinh của Thái Dương Hệ (hệ Mặt trời). Là nơi cung cấp vật chất cho rất nhiều sinh mệnh.
“Huyền” 玄, bên trong đen có màu đỏ gọi là “Huyền”, sau này đa số là chỉ màu đen. Lại có sự thâm ảo vi diệu khó đo lường giải thích, như “Lão Tử” nói “Huyền chi lại huyền, chúng diệu chi môn”.
“Hoàng” 黃, một loại màu sắc, cùng màu đỏ và màu lam hợp lại gọi là “Tam nguyên sắc” (3 màu gốc, 3 màu cơ bản). “Hoàng” cũng là dòng họ lớn của Trung Quốc; “Hoàng Đế” là thủy tổ của cộng đồng các dân tộc Trung Hoa.

(2) Vũ 宇 Trụ 宙 Hồng 洪 Hoang 荒 là khi đó trái đất có một đoạn thời gian rất dài bị hồng thủy bao phủ, khắp nơi đều hoang vu thê lương.
“Vũ” 宇 là hình dung về không gian bao la vô hạn của cổ nhân, chỉ Trên, Dưới cùng 4 phương Đông, Nam, Tây, Bắc.
“Trụ” 宙 ý là chỉ thời gian từ xưa đến nay.
“Vũ trụ” 宇宙 hai chữ hợp lại, có hàm ý là không gian lớn vô hạn và thời gian dài vô hạn.
“Hồng” 洪 ý chính là “Đại” 大, danh từ là chỉ “Đại thủy” (lũ lụt).
“Hoang” 荒 chính là cỏ dại mọc đầy đất, hễ không có hoặc không thể trồng bất cứ cái gì cho thu hoạch, thổ địa (đất đai) ấy sẽ được gọi là hoang địa (đất hoang).

(3) Nhật 日 Nguyệt 月 Doanh 盈 Trắc 昃 là nói cho chúng ta biết về mặt trời và mặt trăng chuyển động trên bầu trời, vì chịu ảnh hưởng của trái đất tự xoay cho nên có hiện tượng mặt trời mọc mặt trời lặn, hiện tượng trăng tròn trăng khuyết.
“Nhật”日 chính là thái dương (mặt trời), nó là một hành tinh, sẽ phát ra ánh sáng rất mạnh và nóng, chiếu sáng cả hệ mặt trời bao gồm trái đất ở bên trong. Ngoại trừ hệ mặt trời này của chúng ta, tại hệ ngân hà trong vũ trụ còn có vô số hệ mặt trời khác tồn tại, do khoảng cách quá xa, đôi mắt thường của nhân loại chúng ta không nhìn thấy được.
“Nguyệt” 月 là mặt trăng, nó là vệ tinh quay chung quanh trái đất chúng ta, hơn nữa lại là nhân tạo! Nhưng đó là do nhân loại tiền sử xa xưa đã phóng lên. Khoa học kỹ thuật hiện tại của chúng ta còn làm chưa được, điều này cũng chứng minh cho chúng ta về một nền văn minh tiền sử, trên trái đất đã từng xuất hiện những nền văn minh khác và gọi chung là văn minh tiền sử.
“Doanh” 盈 là chỉ tình trạng tràn ngập, có thừa, cổ nhân gọi mỗi tháng âm lịch có mười lăm đêm trăng sáng là “doanh nguyệt” cho nên “doanh” còn có ý là “Viên” 圆 (tròn).
“Trắc” là chỉ mặt trời ngã về tây, cổ nhân nhìn thấy mặt trời buổi sáng từ đường chân trời phía Đông xuất hiện, từ từ leo lên trên, đến chính ngọ (giữa trưa, 12h00 trưa) mặt trời sẽ ở ngay trên đỉnh đầu của chúng ta. Nhưng qua 12h00 trưa mặt trời sẽ bắt đầu hạ xuống phía Tây, giống như dạng đi xuống. Kỳ thật mặt trời là một hành tinh, nó cũng không có di động, là vì trái đất tự xoay mà tạo thành giả tượng, xem như mặt trời đã thăng lên hạ xuống vậy. Cho nên có cách nói “Nhật trung tắc trắc” (mặt trời giữa ngày ngả về Tây, mặt trời xế chiều).

(4) Thần 辰 Tú 宿 Liệt 列 Trương 張 ý chỉ trên bầu trời vô biên vô tận hiện đầy sao to to nhỏ nhỏ.
“Thần” 辰 nghĩa là thiên thể (là gọi chung mặt trời, mặt trăng và các vì sao) ở đây chỉ “Tinh thần” là các vì sao trên trời. “Thần” lại là cách gọi thời gian thời cổ đại, buổi sáng 7h00 – 9h00 là giờ Thìn, nghĩa rộng là đem “Thời khắc” gọi thành “Thời thần” .
“Tú” 宿, phát âm khác là “Túc”, ý chỉ “Tinh tú”. Người Trung Quốc cổ đại tập hợp một số ngôi sao lại gọi là Tú, phương Tây gọi là chòm sao, như Cơ Tú là do bốn ngôi sao hợp thành.
Đọc là “Túc” là khi chỉ nơi có thể nghỉ ngơi; như “Túc xá” 宿舍 (ký túc xá, nhà ở tập thể).
Nếu như trong đêm làm việc thì gọi là “Chỉnh túc vị miên” 整宿未眠 (cả đêm chưa ngủ) hay “Túc trực” 宿直 (trực đêm).
“Liệt” 列, là trưng bày, phô bày, giải bày; “Trương” 張, ý là phân bố; “Liệt trương” 列張 chính là trưng bày phân bố.

Ý nghĩa văn bản:

Bốn chữ mỗi câu là hình thức của toàn bộ sách “Thiên Tự Văn”. Kể về hoàn cảnh lúc khai thiên tịch địa, vũ trụ vừa mới sinh ra và sự vận hành, sắp xếp của mặt trời, mặt trăng cùng các ngôi sao, mà người Trung Quốc cổ đại quan sát vũ trụ thấy được.

Lời dịch tham khảo:

Vào lúc trái đất mới sinh ra, bốn bề trái đất hỗn độn không rõ, biến ảo khó lường bao quanh bởi một màu đỏ đen, mà đại địa (mặt đất) là một vùng khô vàng. Khắp nơi đều là lũ lụt, nhìn thấy đều là hoang vu. Trải qua một đoạn thời gian rất dài, không gian giữa thiên địa dần sáng tỏ, lúc này có thể nhìn thấy mặt trời, mặt trăng trên bầu trời vận hành rất có quy luật, cứ sau mười lăm đêm, mặt trăng sẽ lại sáng và tròn. Mặt trời cứ qua giữa trưa sẽ bắt đầu ngả về hướng Tây, từ từ xế tà, hiện tượng này chưa từng thay đổi bao giờ. Vô số vì sao phân bố trên bầu trời rộng lớn vô hạn, hoặc tốp năm tốp ba, hoặc một mình đơn lẻ, lấp lánh ánh sáng mê người, mang đến suy tư vô hạn cho nhân loại.

Suy nghĩ và thảo luận:

Phạm vi của vũ trụ lớn bao nhiêu?
Đối với nhân loại mà nói, trái đất là tương đối lớn, bán kính của nó ước chừng 6371 cây số (km), nhưng không đến 1% của mặt trời. Từ mặt trời đến sao Diêm Vương, hành tinh xa nhất trong Thái dương hệ (hệ mặt trời), ước chừng có thể gấp 2 triệu lần trái đất. Mà mặt trời chỉ là một hành tinh trong hệ ngân hà. Trong hệ ngân hà khổng lồ, ước chừng có hơn 100 tỉ mặt trời lớn như vậy, thậm chí có mặt trời lớn hơn mấy nghìn lần so với hành tinh. Từ đó có thể thấy hệ ngân hà là khổng lồ biết bao nhiêu.

Nguồn: ChanhKien.org

Xem: Thiên Tự Văn 2

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x