Câu chuyện thành tín của cổ nhân

Chữ tín trong văn hóa truyền thống

Nền văn hóa của dân tộc Trung Hoa là nền văn hóa Thần truyền, bắt nguồn từ lịch sử lâu đời xa xưa. Cổ nhân luôn xem trọng việc tu dưỡng đạo đức, lấy thành tín làm nội dung cơ bản nhất của việc tu dưỡng đạo đức, cũng là quy phạm đạo đức cơ bản nhất của việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Cổ nhân từ quá trình trời đất sinh dưỡng vạn vật, đã nhìn thấy đặc trưng chân thực, có trật tự, tự cường bất tức của Trời Đất, do đó đã gọi loại đặc trưng này là “thành”. Đồng thời từ đây mà đặt ra chuẩn tắc hành vi của con người: “Thị cố thành giả, thiên chi đạo đã; tư thành giả, nhân chi đạo dã” (Tạm dịch: Vậy nên, thành tín là đạo của Trời, truy cầu thành tín là đạo của người vậy”), chỉ ra rằng con người nên thành thật, tương thông với đạo của trời.

Còn “tín”, có những luận thuật về “tín” như “nhất nặc thiên kim” (lời hứa đáng giá nghìn vàng), “ngôn tất tín, hành tất quả” (lời nói phải thành thực, hành vi phải cương quyết), “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” v.v. Những ví dụ về việc người xưa làm người thành thực và tuân thủ lời hứa đâu đâu cũng có.

Khổng Tử nhiều lần luận về chữ Tín

Khổng Tử giáo dục học trò về thái độ đối với việc học là: “Trí chi vi tri dã, bất tri vi bất tri”. Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, đây mới thật sự là biết, không nên tự cho là mình đúng, cần phải khiêm tốn, lời nói phải đi đôi với việc làm.

Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử khi bàn về đạo đối đãi với người và tu dưỡng cá nhân đã nhiều lần nhắc về chữ “Tín”: “Vị nhân mưu nhi bất trung hồ?” (Làm việc gì cho ai có hết lòng không?), “Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? (Giao thiệp với bạn bè có thành tín không?), “Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã. Đại xa vô nghê, tiểu xa vô ngột, kì hà dĩ hành chi tai” (Người mà không giữ chữ tín thì không hiểu làm sao nên việc được. Xe lớn mà không có đòn gỗ ngang (nghê); xe nhỏ mà không có đòn gỗ cong (ngột), xe làm sao mà đi được, người không giữ chữ tín thì không làm được việc gì).

Khổng Tử khi bàn về vấn đề cai quản quốc gia đại sự đã nói: “dân vô tín bất lập” (dân không tin thì chính quyền không đứng vững được), cho rằng “tín” quan trọng vượt trên cả quân đội và lương thực.

Cha con Phạm thị thành tín

Thời Bắc Tống có Phạm Trọng Yêm, thuở trẻ lúc học tại Tuy Dương có quen biết với một vị thuật sĩ họ Lý. Một ngày nọ, vị thuật sĩ kia lâm trọng bệnh, liền sai người mời Phạm Trọng Yêm đến rồi nói rằng: “Ở chỗ tôi đây có thuật luyện kim gia truyền, nhưng con trai của tôi tuổi còn nhỏ, không thể giao điểm kim thuật lại cho nó, nay tôi xin phó thác cho cậu”. Thuật sĩ bèn đem mật phương và một cân vàng trắng đã được niêm phong kín giao cho Phạm Trọng Yêm, không bao lâu thì qua đời vì bệnh.

Vài năm sau, Phạm Trọng Yêm lúc này đã làm Quan can gián, ông tìm đến con trai của vị thuật sĩ kìa rồi nói với cậu ta rằng: “Phụ thân của cậu biết thuật điểm kim thần kỳ, năm đó khi ông ấy qua đời, cậu tuổi còn nhỏ, vì vậy ông ấy đã ủy thác cho tôi bảo quản mật phương này. Nay cậu đã trưởng thành, đã đến lúc nên giao trả nó lại cho cậu rồi”. Nói rồi ông liền lấy mật phương cùng với vàng trắng ra giao lại cho con trai của vị thuật sĩ, kí hiệu niêm phong vẫn còn nguyên vẹn, chứng tỏ nó chưa từng được mở qua.

Con trai của Phạm Trọng Yêm là Phạm Thuần Nhân noi theo chí hướng của phụ thân, lúc làm quan ở Lạc Dương lấy thành tín để tạo phúc cho dân, nơi đó đêm ngủ không cần đóng cửa, đồ rơi trên đất không ai nhặt. Một lần, tại dốc Bạch Tư Mã, có một ông lão đang ngồi cạnh tường phơi nắng, có người đến nói với ông lão rằng: “Con bê vàng nhà ông bị người ta trộm rồi”. Ông lão vẫn ngồi bất động ở đó, lại có người khác đến nói với ông về chuyện mất bê, ông lão thản nhiên nói với người kia rằng: “Không cần phải đi tìm, nhất định có ai đó đang đùa, đem nó đi giấu thôi”.

Người đi đường đều cảm thấy kỳ lạ, bèn tiến đến hỏi: “Ông lão, nhà ông bị mất bê, người ta đến nhắc ông, sao ông không quan tâm chứ?”.

Ông lão cười rồi đáp: “Phạm đại nhân ở đây, có ai muốn làm kẻ trộm chứ? Không thể nào có chuyện đó được”.

Một lúc sau, con bê quả nhiên đã trở về.

Chủng Thế Hành không thất tín

Còn có một câu chuyện nổi tiếng khác về sự thành tín: “Chủng Thế Hành không thất tín với người Khương”. Danh tướng thời Bắc Tống là Chủng Thế Hành lúc đóng giữ thành Thanh Giản, đã đi tuần tra thăm hỏi bộ lạc Khương tộc ở biên cương.

Thủ lĩnh Ngưu gia tộc là Nô Ngoa ngang ngược tự phụ, luôn không chịu phục tùng sự quản lý của nhà Tống. Chủng Thế Hành hẹn với Nô Ngoa rằng ngày hôm sau sẽ đến trại thăm hỏi bộ lạc. Ai ngờ đêm đó có tuyết lớn, hôm sau đường vì vậy mà trắc trở khó đi, mà bộ lạc Nô Ngoa lại ở dưới thung lũng hoang vu. Các quan lại đều khuyên ngăn Chủng Thế Hành dời sang ngày khác, nhưng ông vẫn kiên quyết thực hiện lời hẹn.

Nô Ngoa nghĩ rằng tuyết lớn như vậy Chủng Thế Hành chắc chắn sẽ không đến, không ngờ rằng ông ấy đã ngược gió tuyết mà đến. Nô Ngoa vì cảm phục đã ngay lập tức triệu tập người trong tộc đến nghe lệnh. Từ đó về sau, người Khương lần lượt quy thuận. Quân đội của Chủng Thế Hành kỷ luật rất nghiêm minh, chiếm được lòng người, chung sống hòa thuận với người Khương, mọi người đều gọi là “Chủng gia quân”. Về sau, mỗi khi quân Tây Phục xâm phạm nước Tống, người Khương hay tin sẽ toàn lực tương trợ, do đó quân Tống trăm trận trăm thắng, biên cương nhờ đó mà được an ổn.

Thành tín là cái gốc của xử thế và làm người, là một loại mỹ đức, càng là một loại trách nhiệm. Cổ nhân thường dùng tiêu chuẩn “chí thành” để quy phạm bản thân, cân bằng mối quan hệ với người, đề cao chuẩn mực đạo đức xã hội. Chúng ta nên tuân theo tiêu chuẩn đạo đức mà cổ nhân đã lưu truyền lại, đồng thời đời đời kiếp kiếp lưu giữ và kế thừa.

Do Trí Chân thực hiện
Oanh Lê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x