Bài 39
Nguyên văn
唐(1)劉晏(2),方(3)七歲,
舉(4)神童(5),作(6)正字(7)。
彼雖幼,身(8)己仕(9),
爾幼學,勉而致(10)。
有為者(11),亦(12)若是(13)。
犬守夜(14),雞司(15)晨,
苟(16)不學,曷(17)為人。
蠶吐絲,蜂釀(18)蜜,
人不學,不如物(19)。
Bính âm
唐(táng) 劉(liú) 晏(yàn), 方(fāng) 七(qī) 歲(suì) ,
舉(jǔ) 神(shén) 童(tóng), 作(zuò) 正(zhèng) 字(zì) 。
彼(bǐ) 雖(suī) 幼(yòu), 身(shēn) 己(jǐ) 仕(shì) ,
爾(ěr) 幼(yòu) 學(xué), 勉(miǎn) 而(ér) 致(zhì) 。
有(yǒu) 為(wéi) 者(zhě), 亦(yì) 若(ruò) 是(shì)。
犬(quǎn) 守(shǒu) 夜(yè), 雞(jī) 司(sī) 晨(chén) ,
苟(gǒu) 不(bù) 學(xué), 曷(hé) 為(wéi) 人(rén) 。
蠶(cán) 吐(tǔ) 絲(sī), 蜂(fēng) 釀(niàng) 蜜(mì),
人(rén) 不(bù) 學(xué), 不(bù) 如(rú) 物(wù) 。
Chú âm
唐(ㄊㄤˊ) 劉(ㄌㄧㄡˊ) 晏(ㄧㄢˋ),
方(ㄈㄤ) 七(ㄑㄧ) 歲(ㄙㄨㄟˋ),
舉(ㄐㄩˇ) 神(ㄕㄣˊ) 童(ㄊㄨㄥˊ),
作(ㄗㄨㄛˋ) 正(ㄓㄥˋ) 字(ㄗˋ)。
彼(ㄅㄧˇ) 雖(ㄙㄨㄟ) 幼(ㄧㄡˋ),
身(ㄕㄣ) 己(ㄧˇ) 仕(ㄕˋ),
爾(ㄦˇ) 幼(ㄧㄡˋ) 學(ㄒㄩㄝˊ),
勉(ㄇㄧㄢˇ) 而(ㄦˊ) 致(ㄓˋ)。
有(ㄧㄡˇ) 為(ㄨㄟˊ) 者(ㄓㄜˇ),
亦(ㄧˋ) 若(ㄖㄨㄛˋ) 是(ㄕˋ)。
犬(ㄑㄩㄢˇ) 守(ㄕㄡˇ) 夜(ㄧㄝˋ),
雞(ㄐㄧ) 司(ㄙ) 晨(ㄔㄣˊ),
苟(ㄍㄡˇ) 不(ㄅㄨˋ) 學(ㄒㄩㄝˊ),
曷(ㄏㄜˊ) 為(ㄨㄟˊ) 人(ㄖㄣˊ)。
蠶(ㄘㄢˊ) 吐(ㄊㄨˇ) 絲(ㄙ),
蜂(ㄈㄥ) 釀(ㄋㄧㄤˋ) 蜜(ㄇㄧˋ) ,
人(ㄖㄣˊ) 不(ㄅㄨˋ) 學(ㄒㄩㄝˊ) ,
不(ㄅㄨˋ) 如(ㄖㄨˊ) 物(ㄨˋ)。
Âm Hán Việt
Đường Lưu Yến, Phương thất tuế,
Cử thần đồng, Tác chính tự.
Bỉ tuy ấu, Thân kỷ sĩ,
Nhĩ ấu học, Miễn nhi trí.
Hữu vi giả, Diệc nhược thị.
Khuyển thủ dạ, Kê ti thần,
Cẩu bất học, Hạt vi nhân.
Tàm thổ ti, Phong nhưỡng mật,
Nhân bất học, Bất như vật.
Tạm dịch
Lưu Yến triều Đường, mới có bảy tuổi,
Đắc cử thần đồng, đảm nhiệm chính tự.
Ông tuy nhỏ tuổi, thân đã làm quan,
Bạn mới nhập học, gắng mà đạt đến.
Người chịu nỗ lực, cũng giống như họ.
Chó canh giữ đêm, gà phụ trách sáng,
Nếu như không học, làm người thế nào.
Con tằm nhả tơ, con ong ủ mật,
Con người không học, không bằng con vật.
Từ vựng
(1) Đường (唐): triều Đường.
(2) Lưu Yến (劉晏): tên người.
(3) phương (方): mới.
(4) cử (舉): đề cử.
(5) thần đồng (神童): một khoa kiểm tra trong kỳ thi thời Đường. Nhà Đường thiết lập một khoa cho trẻ em nam, người tham gia thi được gọi là thần đồng thi.
(6) tác (作): giống như “tố” 做 có nghĩa là làm, đảm nhiệm.
(7) chính tự (正字): chức quan phụ trách chỉnh lý văn tự, hiệu đính điển tịch.
(8) thân (身): bản thân
(9) sĩ (仕): làm quan.
(10) trí (致): đạt đến.
(11) hữu vi giả (有為者): người thực hành, chịu khó nỗ lực.
(12) diệc (亦): cũng.
(13) nhược thị (若是): giống như họ.
(14) thủ dạ (守夜): canh giữ ban đêm.
(15) ti (司): chủ quản, phụ trách việc.
(16) cẩu (苟): nếu như.
(17) hạt (曷): gì, thế nào, sao, sao vậy.
(18) nhưỡng (釀): ủ, dần dần gây thành.
(19) vật (物): con vật, động vật.
Dịch nghĩa tham khảo
Lưu Yến triều Đường, mới bảy tuổi đã được đề cử tham gia thần đồng thi, sau đó làm quan chính tự. Ông rất nhỏ tuổi đã làm quan. Các bạn là người mới nhập học, chỉ cần chăm chỉ nỗ lực, cũng là có thể làm được. Là người có thực hành, chịu nỗ lực cũng có thể giống như họ.
Chó sẽ thay người canh cửa vào ban đêm, phòng ngừa trộm xâm nhập. Gà sẽ báo hiệu sáng sớm, nhắc nhở mọi người trời đã sáng; những động vật này đều có thể hết lòng với cương vị, nếu như chúng ta không thể dụng tâm học tập, chỉ mơ mơ màng màng sống qua ngày, đâu còn tư cách gì để làm người đâu?
Tằm có thể nhả tơ, cung cấp cho nhân loại nguyên liệu làm quần áo, ong có thể ủ mật, cấp cho nhân loại thức ăn; làm người nếu như không chịu nỗ lực học tập, chẳng phải ngay cả so với những động vật này cũng không bằng sao?
Đọc sách luận bút
Lưu Yến được viết vào “Tam Tự Kinh”, xuất hiện trong chương cuối cũng là để khuyên trẻ em nên chăm chỉ đọc sách, vì họ từ nhỏ không chỉ cần cù đọc sách mà trở thành thần đồng, làm tấm gương cho trẻ em đi học. Hơn nữa họ là nhân vật điển hình của người đọc sách đạt được lý tưởng cứu đời ở thời cổ đại. Người đọc sách thời cổ đại có thể làm quan, điều này không giả, nhưng mục đích làm quan là không phải vì mình, mà là vì giúp đỡ vua thực hiện vương đạo (đạo làm vua), tạo phúc cho quốc gia bách tính, tuyệt đối không phải là vì vinh quang của cá nhân, đây là lý tưởng và nguyện vọng tột cùng nhất của người nghiên cứu học vấn đọc sách sau khi minh tỏ đạo lý. Lưu Yến chính là tấm gương của mọi người.
Lưu Yến là người Nam Hoa, Tào Châu (nay là Đông Minh tỉnh Sơn Đông), tự là Sĩ An. Sống qua bốn triều đại Đường Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông, Đức Tông, làm quan đến chức Tể tướng. Chủ quản tài chính mấy chục năm, bởi cống hiến có hiệu quả cao, thành tích lớn, làm quan thanh liêm, yêu dân chuyên cần chính sự, được khen là nhà quản lý tài chính nổi tiếng “dủng quân đội quốc gia rộng lớn, lại chưa từng khám xét hà khắc với dân”. Vào năm Kiến Trung thứ nhất (780), bởi vì Dương Viêm hãm hại, tịch thu tài sản trong nhà ông thì chỉ có hai xe sách, và một ít lúa mạch mà thôi.
Ông làm đại thần phụ trách tài chính quốc gia, có thể tận sức phát triển kinh tế công thương nghiệp đến mức ‘kinh quốc tế thế’, khiến cho quốc gia thu được một lượng thuế khổng lồ lại không làm liên lụy đến nông dân, tài chính quốc gia dồi dào, bản thân lại không có tư dục (ham muốn riêng tư), có thể từ đầu đến cuối vô tư phụng hiến (dâng hiến công sức), liêm khiết thanh bạch. Là một người chân chính hiểu được đạo lý của đọc sách, làm một vị quan tốt chia sẻ giải nạn cho nước cho dân.
Một mặt đề cập đến các loài động vật đều có bổn phận và trách nhiệm của mình, để chỉ ra làm người cũng giống như vậy, có bổn phận làm người, người đọc sách là vì muốn hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ làm người, như vậy cho dù tương lai ở chức vị gì, hay chỉ là một người bình thường, đều có thể hết sức làm tròn bổn phận làm người. Nếu không, thì sẽ không bằng cả động vật. Cả đời Lưu Yến có thể làm được mà không phải hổ thẹn, mọi người chỉ cần nỗ lực chăm học, cũng có thể như vậy. Một lần nữa động viên trẻ em đi học rằng ngay từ nhỏ nên chăm học chịu khó đọc sách.
Câu chuyện “Lưu Yến thiên tư thông minh”
Lưu Yến là người triều Đường mặc dù bề ngoài không nổi bật nhưng lại là một thần đồng. Lúc bảy tuổi, khi Đường Huyền Tông đến Thái Sơn để tế trời, Lưu Yến dâng lên một thiên văn chương của “Đông Phong Tụng”. Huyền Tông sau khi nhìn qua rất tán thưởng, liền triệu kiến ông. Huyền Tông thấy ông còn nhỏ tuổi, hoài nghi “Đông Phong Tụng” không phải do ông viết, thế là lệnh cho Tể tướng Trương Thuyết ra đề kiểm tra ông. Sau khi Trương Thuyết nhìn thấy bài thi của Lưu Yến, phát hiện thiên tư của ông quả thực thông minh, không hổ là một vị thần đồng. Do đó Huyền Tông phong cho Lưu Yến làm quan “Chính tự”, phụ trách chỉnh lý văn tự, hiệu đính điển tịch.
Có một lần, Huyền Tông nói với Lưu Yến: “Ngươi là quan chính tự, rốt cuộc có thể chính được mấy chữ nào?” Lưu Yến nghe xong, lập tức quỳ trên mặt đất nói: “Chữ của thiên hạ thần đều có thể chính, chỉ có chữ “Bằng” là thần không thể chính.” Nguyên do lúc ấy trong triều đình có nhiều người cấu kết bè đảng làm chuyện xấu, mọi người gọi nhóm người làm xằng bậy này là “Bằng bỉ vi gian”. Lưu Yến nói không thể chính chữ “Bằng”, chính là chỉ chuyện này.
Lưu Yến tuổi tuy nhỏ, cũng đã minh lý (minh tỏ đạo lý), hiểu được lo lắng vì quốc gia, chán ghét kết bè kết cánh, cho nên khi lớn lên có thành tựu phi phàm, làm Tể tướng triều Đường, là một người yêu dân như con, là vị quan tốt tận tụy có trách nhiệm.
Câu chuyện “Phạm Trọng Yêm chăm học”
Triều Tống có một vị Tể tướng tên là Phạm Trọng Yêm, ông chẳng những là một nhà văn học, tại phương diện chính trị và quân sự cũng rất có thành tựu. Nhưng thành công của ông cũng không phải chỉ dựa vào vận khí và thiên phú, mà bởi vì ông rất hiếu học, trải qua không ngừng nỗ lực mới có được.
Lúc Phạm Trọng Yêm hai tuổi thì cha ông qua đời. Bởi vì nhà rất nghèo, cho nên mẹ ông đành phải mang theo ông tái giá vào nhà họ Chu. Sau khi lớn lên, bởi vì được khuyên răn không nên tùy tiện dùng tiền của người em cùng mẹ khác cha, lại bị giễu cợt rằng mình không phải là con cái nhà họ Chu. Biết được thân thế của mình, ông liền từ biệt mẹ tự mình vào học xá Nam Kinh, đi theo các vị học vấn cao để học hỏi và đọc sách.
Ông trải qua cuộc sống nghèo khổ, mặc kệ ban ngày hoặc là ban đêm, một mực chịu khổ chịu khó đọc sách, chưa từng cởi y phục đi ngủ, thường thường đọc sách đến khuya mới nghỉ ngơi. Có đôi khi, đọc sách mệt mỏi, bèn giội gáo nước lạnh lên đầu, tỉnh táo rồi lại tiếp tục đọc sách. Lúc không có tiền mua gạo ông nấu cháo để ăn. Đợi bát cháo nguội, đông lại, ông chia thành bốn khối, buổi sáng ăn hai khối, ban đêm lại ăn hai khối. Lại đem dưa muối cắt thành mười mấy miếng để ăn, cứ như vậy lấp đầy bụng.
Có một lần đoàn xe của vua đi ngang qua gần đó, các bạn học không lo đọc sách, đều tranh nhau ra ngoài xem, duy chỉ có Phạm Trọng Yêm đóng cửa không ra, vẫn vùi đầu đọc sách. Có một bạn học đặc biệt chạy tới gọi ông: “Nhanh đi xem, đây là cơ hội ngàn năm khó gặp, tuyệt đối không nên bỏ lỡ!” Nhưng Phạm Trọng Yêm chỉ thuận miệng nói: “Không vội! Không vội! Tương lai gặp lại cũng không muộn.” Không ngẩng đầu lên vẫn tiếp tục đọc quyển sách của ông. Quả nhiên, năm thứ hai ông đậu tiến sĩ, gặp được vua.
Bởi vì Phạm Trọng Yêm khắc khổ chăm học nhiều năm, nghiên cứu Ngũ kinh đến mức phi thường thấu đáo, cuối cùng sau đó trở thành một nhà học vấn lớn, triều vua Tống Nhân Tông ông làm tới chức Tể tướng.
Tác giả: Lưu Như
Nguồn ChanhKien.Org
Xem Tam Tự Kinh – Tập 40: Sư Khoáng khuyến học
Video tham khảo: Phạm Trọng Yêm cần cù học tập
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!