Tam Tự Kinh: Đọc sách luận bút (33)

Tam Tự Kinh - tập 33: Tích Trọng Ni, Sư Hạng Thác
Tam Tự Kinh – tập 33: Tích Trọng Ni, Sư Hạng Thác

Bài 33

Nguyên văn

昔(1)仲尼(2),師(3)項橐(4),
古聖賢,尚(5)勤學。
趙中令(6),讀魯論(7),
彼既(8)仕(9),學且勤。

Bính âm

昔(xí)               仲(zhòng)              尼(ní),                 師(shī)                  項(xiàng)            橐(tuó),
古(gǔ)             聖(shèng                賢(xián),             尚(shàng)            勤(qín)                學(xué)。
趙(zhào)         中(zhōng)              令(lìng),              讀(dú)                   魯(lǔ)                  論(lún),
彼(bǐ)               既(jì)                       仕(shì),               學(xué)                 且(qiě)                勤(qín)。

Chú âm

昔(ㄒ一ˊ)              仲(ㄓㄨㄥˋ)              尼(ㄋ一ˊ),
師(ㄕ)                   項(ㄒ一ㄤˋ)              橐(ㄊㄨㄛˊ),
古(ㄍㄨˇ)              聖(ㄕㄥˋ)                  賢(ㄒ一ㄢˊ),
尚(ㄕㄤˋ)              勤(ㄑ一ㄣˊ)              學(ㄒㄩㄝˊ)。
趙(ㄓㄠˋ)              中(ㄓㄨㄥ)               令(ㄌ一ㄥˋ),
讀(ㄉㄨˊ)              魯(ㄌㄨˇ)                  論(ㄌㄨㄣˊ),
彼(ㄅ一ˇ)              既(ㄐ一ˋ)                  仕(ㄕˋ),
學(ㄒㄩㄝˊ)          且(ㄑ一ㄝˇ)              勤(ㄑ一ㄣˊ)。

Âm Hán Việt

Tích Trọng Ni, Sư Hạng Thác,
Cổ thánh hiền, Thượng cần học.
Triệu Trung Lệnh, Độc Lỗ Luận,
Bỉ kí sĩ, Học thả cần.

Tạm dịch

Trước kia Trọng Ni, hướng học Hạng Thác,
Thánh hiền xa xưa vẫn còn chăm học.
Trung lệnh Triệu Phổ, mãi đọc Luận Ngữ,
Người đã làm quan, vẫn học chuyên cần.

Từ vựng

(1) tích (昔): trước kia, trước đây, ngày trước.
(2) Trọng Ni (仲尼): Khổng Tử tên tự là Trọng Ni.
(3) sư (師): hướng, hướng về, hướng về phía … học tập hoặc thỉnh giáo.
(4) Hạng Thác (項橐): thần đồng thời Xuân Thu ở nước Lỗ.
(5) thượng (尚): còn, vẫn còn.
(6) Triệu trung lệnh (趙中令): Triệu Phổ của triều Tống, đảm nhiệm chức ‘trung thư lệnh’, chuyên môn quản lý văn thư của vua.
(7) lỗ luận (魯論): chính là “Luận Ngữ”. Có một lần, Tống Thái Tổ ở trong nhà Triệu Phổ, nhìn thấy Triệu Phổ đang đọc “Luận Ngữ”, Thái Tổ ngạc nhiên hỏi: “Luận Ngữ” từ nhỏ đã đọc rồi, sao hiện tại vẫn còn đọc vậy? Triệu Phổ trả lời: “Dạ! Bên trong “Luận Ngữ” là đạo lý ‘tu thân’, ‘tề gia’, ‘trị quốc’, ‘bình thiên hạ’, cần không ngừng đọc thuộc lòng, mới có thể dựa vào đây mà xử sự làm người”.
(8) ký (既): đã, vừa, rồi.
(9) sĩ (仕): làm quan.

Dịch nghĩa tham khảo

Khổng Tử là một người hiếu học, hễ có gì không hiểu, ông đều sẽ khiêm tốn thỉnh giáo người khác. Lúc ấy nước Lỗ có một vị thần đồng mới bảy tuổi gọi là Hạng Thác, Khổng Tử đã từng hướng về Thác xin chỉ bảo. Như Khổng Tử là một bậc Thánh nhân vĩ đại, còn không ngừng học tập, không ngại học hỏi kẻ dưới, chúng ta càng phải nghiêm túc suy nghĩ về tấm gương của hiền nhân!

Triệu Phổ triều Tống đã làm trung thư lệnh, còn không ngừng đọc “Luận Ngữ”, không bởi vì mình đã làm đại quan mà quên chăm chỉ đọc sách.

Đọc sách luận bút

Ở bài học này, có thể nói là dạy bảo về thái độ làm người và học tập, khuyên bảo người học cho dù học vấn cao bao nhiêu, cũng không thể tự cao tự đại, từ đầu đến cuối luôn phải giữ thái độ khiêm tốn kính nể người khác.

Khổng Tử là thánh hiền thời cổ đại, là nhà giáo dục muôn đời kính ngưỡng, ông không chỉ ham học hỏi, khiêm tốn hữu lễ, điều khó đạt được nhất là ông không ngại học hỏi kẻ dưới, có thể tôn trọng tất cả mọi người, không lấy thân phận địa vị tuổi tác mà luận bàn cao thấp, đối xử mọi người bình dị gần gũi, có thể khiêm tốn hạ mình hướng tới đứa trẻ để xin chỉ bảo, câu chuyện bên dưới chính là câu chuyện nổi tiếng Khổng Tử hướng tới đứa trẻ bảy tuổi Hạng Thác khiêm tốn xin dạy bảo và học tập.

Khi Khổng Tử bị đứa trẻ không chút nể mặt chỉ ra sai lầm, sẽ không vì giữ gìn mặt mũi mà tức giận, ngược lại thản nhiên thừa nhận mình không bằng đứa trẻ, chính như lời ông nói: “Biết thì là biết, không biết thì là không biết, ấy cũng là biết!”; “Ba người cùng đi tất có người là thầy ta”. Ông còn từng nói, nếu như chỉ lấy một chữ để dạy bảo đệ tử làm người như thế nào thì chữ “Thứ” 恕 là cần nhất. Đây là đức của quân tử, ở câu chuyện bên dưới ở ba phương diện này Khổng Tử đều làm được.

Lời nói của ông đi đôi với việc làm, là chân chính quân tử. Không dối trá, không che đậy, có thể trước mặt học trò tán dương đứa trẻ so với mình hiểu biết nhiều lắm, chính là làm được “Không biết thì là không biết”; phải hướng tới đứa trẻ học tập, lấy đứa trẻ làm thầy, kỳ thật chính là lấy bản thân để dạy học trò, làm người không thể kiêu ngạo, cho dù mình có học thức cao bao nhiêu, cũng không có khả năng biết hết mọi chuyện, cũng không thể tinh thông mọi thứ, mỗi người đều có kiến thức độc đáo của họ, đều đáng để thỉnh giáo và học tập, đây chính là làm được “Ba người cùng đi tất có người là thầy ta”. Ông không trách cứ đứa trẻ không để ý tới mặt mũi của ông, chính là lòng dạ khoan dung, làm được ‘thứ nhân’ (người có lòng “Thứ”), không so đo thiệt hơn.

Khổng Tử không chỉ làm người thản đãng (trong sáng vô tư), có thể thừa nhận người khác có điểm mạnh hơn mình, hướng đến tất cả mọi người thỉnh giáo (tại thiên đầu tiên của sách “Luận Ngữ” ông cũng đã nói: “Vô hữu bất như kỷ giả” (Không có bạn nào không bằng mình”, mọi người cho rằng Khổng Tử nói vậy ý là không kết giao với những người khác không bằng mình, kỳ thực là đã hiểu sai hoặc ý tứ đã bị bẻ cong, câu nói này kỳ thật chính là để dạy bảo đệ tử, bất kỳ bằng hữu (bạn bè) thế nào, đều có tài năng của bản thân họ, đều có điểm mạnh hơn mình, chỗ đó đáng để học tập, cho nên cần phải khiêm tốn. Nếu mà muốn giảng nghĩa, thì chính là không có một người bạn nào là không bằng mình. Cho nên, Khổng Tử là để cho đệ tử của mình nhìn thấy chỗ tốt của người khác, thấy được cái sai của mình để cải chính (sửa chữa), bởi vì tiếp đó đã nói lên cái sai của người ta là không cần phải sợ cải chính. Trong câu chuyện này nói ông thuận dịp lấy bản thân mình ra để dạy học trò, trong sách “Luận Ngữ” có nói, tự mình làm vậy, cho rằng đứa trẻ có kiến thức cao hơn mình, hiểu biết nhiều lắm, nguyện ý nhận chỉ bảo. Cũng có thể cho phép học trò hỏi mình bất kỳ vấn đề nghi hoặc gì, kiên nhẫn giải đáp, dĩ lý phục nhân (lấy đạo lý thuyết phục người khác), không áp đặt người khác. Đúng là ông đã lưu lại ‘hữu giáo vô loại’ (có dạy nhưng không có chủng loại giống nhau), tùy theo khả năng của học trò tới đâu mà dạy tới đó là giáo dục quan rất phù hợp với nhân tính. Chính là thể hiện sự tôn trọng và lý tính, là thẳng thắn và nhân ái thiện lương. Nguyên nhân chính là như thế, không cần bàn giàu nghèo quý tiện, đối đãi bình đẳng, khiến cho 3000 đệ tử bên dưới hoàn toàn khâm phục địa vị làm thầy của ông. Mà chỉ có học thức uyên bác thì mới nhận được sự kính ngưỡng của người đời.

Cho nên đệ tử của ông mới nói, một người chỉ cần hành vi phù hợp với đạo nhân nghĩa, cho dù anh ta không có đọc sách, cũng là người có học vấn. Ngược lại đọc rất nhiều sách, lại khoe khoang học vấn thì đã vi phạm lời dạy bảo của Khổng Tử. Khổng Tử xưng mình là tiểu nhân. Người đọc sách rất dễ dàng quên mất điểm này.

Còn như Triệu Phổ, là vị quan mẫu mực triều Tống, cả đời lấy lời dạy bảo của Khổng Tử làm thầy, khi trị quốc gặp việc khó ông thường đối chiếu với sách “Luận Ngữ”, trí tuệ liên tục không ngừng, là vị Tể tướng thực hành đạo lý của Khổng Tử để trị quốc danh tiếng.

Câu chuyện “Biện luận giữa Hạng Thác và Khổng Tử”

Thời Xuân Thu có một thần đồng tên là Hạng Thác. Có một ngày, Hạng Thác cùng chúng bạn chơi trò xây thành trên đường, dùng bùn đắp lên một tòa thành đất. Vừa lúc Khổng Tử dẫn học trò ngồi xe ngựa chu du liệt quốc đi ngang qua, bọn trẻ khác thấy xe ngựa đều nhao nhao tránh đi, chỉ có Hạng Thác ngồi y nguyên trong thành đất nhỏ tại giữa đường.

Thế là Khổng Tử liền xuống xe hỏi cậu ta: “Xe ngựa đi tới, vì sao cháu không tránh ra vậy?” Hạng Thác ngẩng đầu lên nhìn nhìn Khổng Tử, thẳng thắn hùng hồn nói: “Thánh nhân nói rằng, làm người trên phải thông thiên văn, dưới phải tường địa lý, giữa phải tỏ lòng người. Từ xưa đến nay chỉ nghe xe ngựa có thể đi quanh thành, chứ chưa từng nghe phải dọn thành để nhường cho xe đi.” Khổng Tử cảm thấy Hạng Thác nói rất có đạo lý, không bác lời của cậu, liền nói học trò cưỡi xe ngựa nhường đường vòng qua mà đi, cũng nói với Hạng Thác: “Tuổi cháu mới chút thôi, lại hiểu được không ít đạo lý.”

Hạng Thác không phục Khổng Tử nói cậu nhỏ tuổi cho lắm, lại nói với Khổng Tử: “Cháu nghe nói cá con sinh ra sau ba ngày, liền có thể tự do tự tại bơi lội trong sông nước; thỏ con sinh ra được ba ngày cũng biết chạy chạy nhảy nhảy một đoạn; con người sinh ra sau ba tháng thì có thể nhận biết được cha mẹ. Đây là bản năng bẩm sinh, cùng tuổi tác lớn nhỏ có quan hệ gì đâu?”

Khổng Tử cảm thấy đứa nhỏ này rất có ý tứ, muốn thử xem tài năng và kiến thức của cậu ta, lại hỏi Hạng Thác: “Cháu đã nói như vậy, ta cũng muốn hỏi cháu một chút, xem cháu biết hay không: Núi nào không có đá? Nước nào không có cá? Môn (cửa) nào không cần đóng? Xe nào không có bánh? Trâu nào không sinh trâu con? Ngựa nào không sinh ngựa con? Đao nào không có vòng? Lửa nào không có khói? Thụ (cây) nào không có nhánh?” Hạng Thác không chút suy tư trả lời ngay: “Núi đất không có đá. Nước giếng không có cá. Không môn (cửa trống) không cần đóng. Xe kiệu không có bánh xe. Trâu đất không sinh trâu con. Ngựa gỗ không thể sinh ngựa con. Chước đao (đao chẻ củi) không có vòng. Huỳnh hỏa (đom đóm) không có khói. Khô thụ (cây khô) không có nhánh.”

Khổng Tử nghe Hạng Thác trả lời, vô cùng vui sướng, liên tục tán thưởng nói: “Đáp thật tốt! Đáp thật tốt!” Hạng Thác nghe rất đắc ý, cũng đưa ra một vấn đề hỏi Khổng Tử: “Lão tiên sinh, vậy ông có biết hay không, ngỗng và vịt tại sao có thể nổi trên mặt nước mà bơi lội? Nhạn (ngỗng trời) và hạc tại sao có thể phát ra tiếng kêu to? Tùng và bách tại sao một năm bốn mùa đều xanh tốt?” Khổng Tử trả lời rằng: “Ngỗng và vịt có thể nổi trên mặt nước bơi lội là vì do chân có màng. Nhạn và hạc có thể kêu to là vì cổ chúng dài. Tùng và bách một năm bốn mùa đều xanh tốt là vì lõi của chúng rất rắn chắc.” Hạng Thác không cho là đúng, lắc cái đầu nhỏ nói: “Không đúng rồi! Cóc nhái cũng kêu to, chẳng lẽ là bởi vì bọn chúng cổ dài sao? Con rùa, ba ba biết bơi lội, chẳng lẽ là vì chân bọn chúng có màng sao? Cây trúc một năm bốn mùa đều xanh tốt, chẳng lẽ do lõi của nó đặc sao?”

Bị Hạng Thác phản bác, Khổng Tử nhất thời không trả lời được, không khỏi cảm thán mà đến bên học trò của mình nói: “Thật không đơn giản nha! Thật sự là ‘hậu sinh khả úy’ (người sinh sau đáng nể) nha! Xem ra ta còn phải hướng đến cậu ta học tập học tập mới phải a!” (Trích “Khổng Tử, Hạng Thác Tương Vấn Thư”).

Tác giả: Lưu Như

Nguồn ChanhKien.Org

Xem Tam Tự Kinh – Tập 34: Câu chuyện Lộ Ôn Thư khắc khổ học tập

Video tham khảo: Hạng Thác ba lần làm khó Khổng Tử

Tam Tự Kinh - Tập 34 - Hạng Thác ba lần làm khó Khổng Tử

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x