Bài 13
Nguyên văn
凡(1)訓(2)蒙(3) 須(4)講究(5)
詳(6)訓詁(7) 明句讀(8)
為學(9)者(10) 必有初(11)
小學(12)終(13) 至四書(14)
Bính âm
凡(fán) 訓 (xùn) 蒙(méng), 須(xū) 講(jiǎng) 究(jiū),
詳(xiáng) 訓(xùn) 詁(gǔ), 名(míng) 句(jù) 讀 dòu)。
為,(wéi) 學(xué) 者(zhě), 必(bì) 有(yǒu) 初(chū),
小(xiǎo) 學(xué) 終(zhōng), 至(zhì) 四(sì) 書 (shū)。
Chú âm
凡(ㄈㄢˊ) 訓(ㄒㄩㄣˋ) 蒙(ㄇㄥˊ),
須(ㄒㄩ) 講(ㄐ一ㄤˇ) 究(ㄐ一ㄡˋ);
詳(ㄒ一ㄤˊ) 訓(ㄒㄩㄣˋ) 詁(ㄍㄨˇ),
明(ㄇ一ㄥˊ) 句(ㄐㄩˋ) 讀(ㄉㄡˋ)。
為(ㄨㄟˊ) 學(ㄒㄩㄝˊ) 者(ㄓㄜˇ),
必(ㄅ一ˋ) 有(一ㄡˇ) 初(ㄔㄨ);
小(ㄒ一ㄠˇ) 學(ㄒㄩㄝˊ) 終(ㄓㄨㄥ),
至(ㄓˋ) 四(ㄙˋ) 書(ㄕㄨ)。
Âm Hán Việt
Phàm huấn mông, Tu giảng cứu
Tường huấn cổ, Minh cú độc
Vi học giả, Tất hữu sơ
Tiểu học chung, Chí tứ thư.
Tạm dịch
Thường khi dạy học, phải giảng xét kỹ,
Tường tận nghĩa xưa, ngắt câu rõ ràng,
Bởi người đi học, phải biết chỗ khởi đầu,
Học hết tiểu học, mới đến Tứ thư.
Từ vựng
(1) 凡 (phàm): thường, bình thường, phàm là, nói chung, đại khái, hễ.
(2) 訓 (huấn): giáo đạo, dạy bảo
(3) 蒙 (mông): ý là khải mông (启蒙), là nhập môn, vỡ lòng, khai sáng. Ở đây chỉ mới vào học đọc sách, giáo dục trẻ tiếp thu ban đầu nhất.
(4) 須 (tu): cần, phải, nên.
(5) 講究 (giảng cứu): giảng giải, tìm tòi nghiên cứu đạo lý trong đó. Trong bài chỉ về chú trọng phương pháp dạy học.
(6) 詳 (tường): kỹ càng tường tận.
(7) 訓 詁 (huấn cổ): giải nghĩa của từ trong sách cổ
(8) 句讀 (cú độc): ngắt câu. Trong sách cổ không có dấu chấm câu, cho nên khi đọc sách mà dừng câu văn, ý câu hoàn chỉnh được gọi là “cú”; không hoàn chỉnh mà dừng một chút gọi là “độc”.
(9) 為學 (vi học): nghiên cứu học vấn.
(10) 者 (giả): người, ở đây chỉ người đi học.
(11) 初 (sơ): mở đầu, bắt đầu; nghĩa bóng chỉ nền tảng, cơ sở.
(12) 小學(tiểu học): học những điều căn bản; ý trong bài này là nghiên cứu hình dạng chữ, âm đọc, nghĩa của chữ. Làm như vậy để người hiện đại hiểu được ngữ pháp và ngôn ngữ của người xưa, để tương lai có thể đọc được các loại chữ và sách vở, đương nhiên chủ yếu là nói về những sách cổ xưa.
(13) 終 (chung): hết, hoàn thành, kết thúc.
(14) 四書 (tứ thư): chỉ về bốn cuốn sách cổ Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung. Thời Nam Tống, Chu Hi lấy phần Lễ Ký trong Đại Học ra làm thành sách riêng, hợp với Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử thành Tứ thư.
Dịch nghĩa tham khảo
Thông thường khi bắt đầu dạy bảo trẻ nhỏ, thì nhất định phải chú trọng đến phương pháp dạy học, khi đọc sách người thầy cần phải cẩn thận giải thích rõ ràng ý nghĩa từng chữ, đồng thời dạy trẻ cách ngắt câu.
Bởi vì người nghiên cứu học vấn đọc sách, tương lai tất yếu phải đọc sách thánh hiền và các loại sách xưa, do đó cần phải chuẩn bị tốt khả năng đọc hiểu câu cú cổ ngữ và cơ sở văn chương, trước tiên phải học cho tốt mối quan hệ hình dạng của chữ, âm của chữ, nghĩa của chữ cùng với nền tảng cách ngắt câu, mới có khả năng tiến một bước nữa nghiên cứu đến Tứ thư.
Đọc sách luận bút
Đến bài học này《 Tam Tự Kinh 》mới bắt đầu đi vào lý giải việc đọc sách của chúng ta, vì sao phải qua mười mấy bài mới đề cập đến chủ đề này? Bởi vì trước đây là từ ‘nhân tính bản thiện’, mục đích của học tập chính là vì duy hộ bản tính thiện lương không bị che đậy mà khởi sự, nói đúng là vì người học tiếp thụ giáo dục, đầu tiên phải biết vì sao mình cần đọc sách để tiếp thụ giáo dục, đọc sách chính là để bản tính không bị hoàn cảnh hậu thiên che đậy, giữ tâm mãi mãi thiện lương, lấy chính lý (lẽ phải) để sống ở thế gian.
Thế nên tiếp đó nói đến trách nhiệm giáo dục của cha mẹ và bổn phận học tập đọc sách của con cái. Cho nên, trước khi chính thức đề cập đến loại sách nên đọc, đầu tiên sẽ nói cho bạn biết mục đích của việc tiếp thụ giáo dục, bạn muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, căn bản nhất chính là Hiếu Đễ 孝悌 trong gia đình, cùng với mọi người trong xã hội nhất định phải tuân thủ nghiêm ngặt Ngũ thường Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín 仁義禮智信. Nói đúng là, tương lai bất kể bạn đọc bao nhiêu cuốn sách, cuối cùng đều là để bạn từ mọi góc độ hiểu được những đạo lý này. Đây đều là để trưởng thành, có thể bước ra xã hội một cách lý trí thiện lương, xử lý tốt mọi mối quan hệ và mọi việc, có thể an thuận hoặc chỉ lo cho mình, hoặc là vì quốc dân mà phụng hiến (hiến dâng đóng góp).
Vì vậy, khi hiểu rõ những đạo lý này, mới bắt đầu đi vào trình bày cách đọc sách cụ thể như thế nào. Thật đáng tiếc khi nhiều người xem việc nắm bắt bao nhiêu điển tích để trở thành vốn liếng để kiêu ngạo, quên đi mục đích căn bản của đọc sách, quên chiểu theo đạo lý mà thánh hiền giảng dạy để sinh hoạt trong thực tiễn, để làm người, cho nên cả đời có biết nhưng lại không hiểu, không cách nào đạt được thông thiên bác cổ, lấy tinh hoa xưa áp dụng vào thực tiễn ngày nay. Cũng có những người căn cơ rất tốt, cả đời lương thiện, mặc dù chưa từng đi học, hoặc học không nhiều nhưng cũng có thể ngộ được rất nhiều đạo lý xử thế trong cuộc sống, một đời thành công phi thường, nguyên nhân là ngay ở chỗ này.
Tể tướng Triệu Phổ triều đại nhà Tống của Trung Quốc, vẻn vẹn chỉ đọc một cuốn《 Luận Ngữ 》của Khổng Tử, bị rất nhiều quan viên thuộc làu các loại điển tịch xem thường, lại có thể trị lý thiên hạ, người được Matsushita mệnh danh là vị thần kinh doanh ở Nhật Bản ca tụng, cũng là người am hiểu sâu tri thức của Khổng Tử, đã dựa vào trình độ thấp của bậc tiểu học mà đạt được thành công trong cuộc sống, đều đáng cho chúng ta suy nghĩ. 《 Tam Tự Kinh 》đầu tiên khuyên nhủ con người nghiên cứu học vấn căn bản, để mọi người không quên. Vì vậy, cuốn tài liệu giảng dạy nhập môn này mới xứng gọi là kinh thư.
Câu chuyện “Giai thoại về ngắt câu”
Chữ viết của Trung Quốc là loại chữ viết thú vị nhất, đẹp nhất, mỗi một chữ là một âm tiết, bao gồm hình, âm, nghĩa. Mỗi một nét bút, mỗi một nét vẽ đều ẩn sâu bên trong đó những câu chuyện cảm động. Đối với chữ Trung Quốc, chỉ cần hiểu rõ nguyên tắc tạo chữ thuở ban sơ, hiểu được nguồn gốc của nó, thì dù chữ có khó đến đâu khi nhìn qua cũng khó có thể quên được.
Hình dạng của mỗi một chữ Trung Quốc thường phản ánh ý nghĩa ban đầu của việc tạo ra chữ đó, cũng chính là “bản nghĩa” (nghĩa gốc) của chữ đó, rồi lại từ nghĩa gốc đó mà suy ra ý nghĩa tương quan, cũng gọi là “dẫn thân nghĩa”, tức là nghĩa mở rộng hay nghĩa bóng. Chúng ta có thể thông qua bộ thủ thiên bàng, cũng chính là chữ tự hình mà biết được ý nghĩa và âm đọc; phần lớn các bộ thủ đều có nghĩa, cho nên nghĩa của một chữ quá nửa có liên quan tới bộ thủ của chữ đó. Những chữ có bộ thủ thiên bàng giống nhau, thì phần lớn những chữ đó có cách đọc gần giống nhau. Thế nhưng, do hàm nghĩa của chữ có thể bị thay đổi theo mỗi thời đại, cho nên phải tìm hiểu nghiên cứu rõ ý nghĩa của từng câu trong văn bản đó, mới có thể chân chính hiểu được văn ý của văn chương.
Chúng cùng ta lấy bộ thủ “nhật (日)” để làm ví dụ thuyết minh.
Chữ “nhật (日)” trong chữ Giáp cốt giống hình dạng của thái dương (mặt trời). Nghĩa gốc của nó là “thái dương (太阳)”. Do đó các chữ có bộ thủ “nhật (日)”, phần lớn đều có liên quan tới mặt trời. Ví dụ như chữ “đán (旦)”, chữ “nhất (一)” là chỉ trên mặt đất, buổi sáng sớm mặt trời vừa nhú lên khỏi đường chân trời được gọi là “đán (旦)” tức là ngày mới. Như chữ “thị (是)”; có chữ “chính (正)” ở bên dưới, tức là tiến thẳng về phía trước không nghiêng không lệch, có ý nghĩa là đường đi chính xác, đúng đắn. Trong suy nghĩ của người xưa, chữ “nhật (日)” ở phía trên chính là dựa vào “chính (正)”, do đó nghĩa gốc của chữ “thị (是)” là “chính (正)”, “trực (直)”, lại mở rộng ý là “chính xác (正确)”. Chẳng hạn như chữ “thị (是)” trong “thị phi 是非 đúng sai”, “nhất vô thị xứ 一无是处 không chỗ nào đúng”, “thực sự cầu thị 实事求是 là đúng thực tế” đều có ý nghĩa này.
Ngoài đó ra, bởi vì trong các sách cổ đều không sử dụng các loại dấu câu, cho nên việc đầu tiên khi thầy giáo lên lớp đó là dạy các học trò cách ngắt câu thế nào cho đúng, để cho các học trò hiểu rõ được bao nhiêu chữ là một câu và đến đâu thì ngừng ngắt. Làm rõ được chỗ dừng ngắt của các câu trong một văn bản, thì mới có thể đi vào dạy học sâu hơn.
Các dấu câu là một phần quan trọng trong một văn bản, sử dụng hợp lý thì có thể biểu đạt rõ ràng ý của bài viết. Cùng một câu nhưng thay đổi hoặc di chuyển vị trí dấu câu thì ý nghĩa sẽ sai khác rất nhiều. Có một câu chuyện thế này:
Ngày xưa có một người đi chơi xa nhà, vì trời mưa nên anh đành ở nhờ nhà bạn. Anh ở một thời gian dài, người chủ nhà keo kiệt cảm thấy sốt ruột, nhưng lại ngại nói thẳng với bạn mình, thế là anh ta bèn lấy giấy ra và viết : “Hạ vũ thiên lưu khách thiên thiên lưu ngã bất lưu” 下雨天留客天天留我不留 (Trời mưa xuống lưu khách hàng ngày lưu ta không lưu) với hy vọng vị khách đọc được sẽ biết điều mà mau chóng rời khỏi. Vị khách đọc được mấy chữ đó liền hiểu ngay được ý của chủ nhà, nhưng anh lại quyết định trêu bạn mình một phen. Thế là anh bèn lấy bút viết thêm dấu phẩy sau chữ “lưu khách thiên” 留客天, thêm dấu hỏi (?) sau chữ “bất” 不, và cả câu đã bị sửa thành “Hạ vũ thiên, lưu khách thiên, thiên lưu ngã bất? Lưu!” 下雨天, 留客天, 天留我不? 留! (Trời mưa xuống, lưu khách một ngày, trời lưu ta không? Lưu!”). Người bạn nhìn thấy rất tức giận, nhưng cũng không thể làm gì.
Câu chuyện này giúp chúng ta nhìn nhận rõ ràng, tiểu học thời xưa chính là đặt nền tảng. Ngoại trừ xác định rõ mục đích đọc sách, còn phải tiến một bước chính thức đọc hiểu kinh điển cổ tịch, mà nền tảng đặt trên việc biết cách đặt dấu chấm câu.
Tác giả: Lưu Như
Nguồn ChanhKien.Org
Xem Tam Tự Kinh – Tập 14: Câu chuyện về Khổng Tử
Video tham khảo: Câu chuyện vua Càn Long và Kỷ Hiểu Lam
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!