Từ cổ đại người ta quan niệm dù một người làm việc tốt hay xấu thì đều có tác động đến những năm tháng tương lai của anh ta. Y học hiện đại đã bắt đầu nghiên cứu các tế bào và gen ở cấp độ phân tử. Vậy gen có ảnh hưởng như thế nào đến tuổi thọ con người? Một bài báo được đăng trên New York Times ngày 31 tháng 8 năm 2006 đã thảo luận về câu hỏi này, nhưng câu trả lời không như họ kỳ vọng.
Bài báo đã kể về sức khỏe của Josephine Tesauro, 92 tuổi, sống ở vùng ngoại ô thành phố Pittsburg, bang Pennsylvania. Bà vẫn rất khỏe mạnh với lưng thẳng và hàm răng chắc khỏe. Bà thậm chí có thể lái xe đến thăm bạn bè, đi nhà thờ và đi mua sắm.
Ngược lại, chị gái sinh đôi của bà có một trạng thái sức khỏe hết sức khác biệt. Bà ấy là một người luôn không kiềm chế được bản thân, đã bị phẫu thuật thay thế hông, bị rối loạn thị giác và hầu như không còn nhìn được nữa. Bà cũng bị mắc bệnh mất trí nhớ.
Bài báo nói rằng các chuyên gia nghiên cứu lão hóa cảm thấy sốc sau khi họ biết về hai chị em này. Hai chị em sinh đôi này có gen giống hệt nhau và lớn lên trong cùng một gia đình và sống trong cùng một khu vực, tại sao tình trạng lão hóa và sức khỏe của họ lại khác nhau khủng khiếp đến vậy?
Gen không quyết định tuổi thọ của con người
Vài thập kỷ trước, mọi người nghĩ rằng tuổi thọ của con người được quyết định bởi môi trường, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và chăm sóc y tế. Sau này, các lý thuyết di truyền đã trở nên phổ biến. Người ta cho rằng do sự khác biệt về gen, một số người được biết là sống đến hơn 100 tuổi mặc dù họ ăn thịt đỏ tự do và hút thuốc lá rất nhiều. Loại ý kiến này vẫn còn khá phổ biến hiện nay.
Những nghiên cứu gần đây đã phát hiện rằng, nói chung, gen không quan trọng trong việc xác định tuổi thọ và tình trạng sức khỏe của con người. Nói cách khác, không thể dự đoán tuổi thọ của một người theo tuổi thọ của người thân của họ.
James Vaupel, Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu nhân khẩu học Max Planck, giải thích rằng chiều cao của một người có liên quan mật thiết đến quan hệ di truyền của anh ta. Nhưng tuổi thọ của một người là khác biệt đáng kể trong di truyền. Thật khó để ước tính một người có thể sống được bao lâu dựa trên thời gian cha mẹ anh ta đã sống. Ngay cả cặp song sinh giống hệt nhau có tuổi thọ khác nhau. Sự khác biệt đó trung bình là hơn 10 năm.
Tuổi thọ của con người là một điều thú vị. Đặc biệt là khi một người trưởng thành, người ta có thể qua đời bất cứ lúc nào, và đôi khi rất khó để nói lý do chính xác là gì. Thể chất của con người ta là mạnh yếu khác nhau. Tất nhiên, ta thường cho rằng những người mạnh hơn sẽ sống lâu hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một số người trông khá yếu đuối nhưng có thể sống thọ hơn trong khi những người khác dường như mạnh mẽ về thể chất thì lại đột nhiên qua đời.
Theo bài báo của New York Times, một số bệnh như Alzheimer hoặc tim mạch có liên quan mật thiết đến di truyền hơn là ung thư và các bệnh khác. Tuy nhiên, ngay cả đối với những bệnh đó, nếu ai đó có nguy cơ cao do liên kết di truyền, điều đó không có nghĩa là người đó chắc chắn sẽ mắc bệnh.
Trên thực tế, phần lớn những người có gen có khuynh hướng mắc một số bệnh nhưng cuối cùng họ lại không mắc phải những căn bệnh đó. Ở một mức cao hơn, ngay cả khi người nào đó bị mắc bệnh, thậm chí có tỷ lệ tử vong cao, điều đó không có nghĩa là người đó sẽ chết vì căn bệnh này.
Cặp song sinh có tuổi thọ khác nhau
Một ví dụ khác được đưa ra trong bài báo là James Lyons sống ở bang Michigan. Cha anh qua đời vì một cơn đau tim ở tuổi 55. Từ khi bắt đầu cơn đau tim đến khi ông ấy qua đời chỉ kéo dài 6 giờ. Không chỉ vậy, hai anh em họ của ông cũng đã chết lần lượt ở tuổi 57 và 50 từ căn bệnh trên.
Người em họ đã chết ở tuổi 50 rất khỏe mạnh và tràn đầy sức sống, nhưng một ngày kia ông vẫn không vượt qua được căn bệnh đó và đột nhiên qua đời. Vì lịch sử gia đình, khi James đến 50 tuổi, anh bắt đầu lo lắng cho mình. Tuy nhiên, 25 năm đã trôi qua. James Lyons đã 75 tuổi và vẫn rất khỏe mạnh. Ông ấy đã sống lâu hơn hầu hết các thành viên trong gia đình. Tại sao vậy? Không ai biết.
Để điều tra vấn đề này, Tiến sĩ Kaare Christensen, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Nam Đan Mạch, đã nghiên cứu các cặp song sinh. Cặp song sinh có gen giống hệt nhau và dễ so sánh hơn. Ông và các đồng nghiệp đã thu thập dữ liệu về tất cả các cặp song sinh giống hệt nhau (khoảng 20.000 người) sinh từ 1870 đến 1910 tại ba quốc gia – Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Sĩ.
Kết quả điều tra của họ chỉ ra rằng các gen có tác động ít hơn nhiều đến tuổi thọ so với những gì công chúng và các nhà khoa học đã có dự đoán. Ngay cả các cặp song sinh có gen giống hệt nhau cũng có tuổi thọ rất khác nhau.
Trong một dự án nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã phân tích tỷ lệ ung thư ở 44.788 cặp sinh đôi ở Bắc Âu. Kết quả chứng minh rằng trong số nhiều loại ung thư biểu mô, chỉ có ba loại (vú, tuyến tiền liệt và đại trực tràng) có thành phần di truyền đáng chú ý. Và nó không nhiều.
Nếu một người trong cặp sinh đôi giống hệt nhau mắc một trong những căn bệnh ung thư đó, thì khả năng người còn lại mắc bệnh này vào khoảng dưới 15%, gấp khoảng năm lần nguy cơ mắc bệnh so với người bình thường nhưng không phải là một rủi ro quá lớn.
Nếu đúng nguyên nhân gây bệnh là như vậy, trong hệ gen, thì xác suất “người sinh đôi” thứ hai mắc bệnh tương tự phải là gần 100% khi “người sinh đôi” thứ nhất mắc bệnh. Tiến sĩ Robert Hoover thuộc Viện Ung thư Quốc gia đã viết trong một bài xã luận:
“Khi một người thuộc cặp song sinh giống hệt nhau mắc ung thư thì khả năng người thứ hai thuộc cặp song sinh đó sẽ mắc cùng loại ung thư là tuyệt đối thấp. Điều này cũng nên được phổ biến cho các nhà khoa học và những người khác quan tâm đến đánh giá rủi ro cá nhân, những người tin rằng với đủ thông tin, có thể dự đoán chính xác ai sẽ mắc bệnh và ai sẽ không mắc bệnh”.
Vậy cái gì sẽ quyết định tuổi thọ của con người? Các nhà khoa học vẫn chưa biết câu trả lời. Chỉ có thể giải thích rằng đây là một hiện tượng xảy ra với nguyên nhân mà con người chưa thể xác định.
Hành vi xấu rút ngắn tuổi thọ của con người
Về tuổi thọ và sức khỏe của một người, người cổ đại tin rằng những người có hành vi xấu sẽ rút ngắn tuổi thọ và chết sớm. Những người làm việc tốt sẽ tích lũy đức hạnh và kéo dài tuổi thọ cũng như mang lại lợi ích cho con cháu của họ. Có rất nhiều ví dụ như vậy được ghi lại trong các cuốn sách lịch sử cổ đại.
Theo ghi chép lịch sử, Gia Cát Lượng, một chiến lược gia quân sự nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, dù đã tích nhiều phúc phận và lập nhiều chiến công, nhưng cũng có lần ông đã buộc phải làm tổn thương quá nhiều người trong trận chiến với “Đội quân giáp mây”, nên đã bị rút ngắn tuổi thọ.
Nhìn từ một góc độ khác, bất kể việc một người sống bao lâu là ngẫu nhiên hay “định mệnh”, nếu thực sự có những nguyên lý của thiên thượng, dù một người làm việc tốt hay việc xấu thì vẫn sẽ có tác động đến những năm tương lai của anh ta.
Tác giả: Zhou Zheng
Theo PureInsight
Johny Nguyễn biên dịch
Link bài dịch: NTD Việt Nam
- Xem thêm:
- Thiền định và nghe nhạc: Những cách giúp chữa lành DNA sau tổn thương do COVID-19
- Tu luyện có thể sản sinh năng lượng siêu thường
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!