Thiền định và nghe nhạc: Những cách giúp chữa lành DNA sau tổn thương do COVID-19

ntdvn covid minh chan tuong
Ảnh minh hoạ. (wildpixel/Getty Images)

Ngồi tĩnh tọa (thiền định) và nghe nhạc, nhìn qua thì có vẻ không có gì khác thường, nhưng lại có thể ảnh hưởng đến nhiều điều quan trọng đang diễn ra bên trong cơ thể, kể cả việc chữa lành DNA. Đây là khoa học thực sự.

Quan điểm Y học

Có bằng chứng cho thấy COVID-19 và vaccine của nó có khả năng gây tổn thương DNA của chúng ta. Nhiều người đang đi tìm các phương pháp giảm thiểu các tác dụng phụ tiềm ẩn có thể xảy ra.

Sửa chữa DNA dường như là việc không thể xảy ra, nhưng thực tế lại không phải vậy.

Lấy ví dụ, sau ngày làm việc vất vả, một đêm ngủ ngon giấc làm chúng ta cảm thấy sảng khoái vào buổi sáng, bởi vì cơ thể đã trải qua nhiều quá trình sửa chữa thầm lặng trong khi ta ngủ.

Cơ thể chúng ta có các cơ chế tự nhiên tự phục hồi để bảo vệ khỏi các kích thích có hại, và có nhiều phương cách tự nhiên nhằm tăng cường quá trình này.

Ngay cả khi không bị ảnh hưởng bởi COVID-19, thì các yếu tố cả bên ngoài lẫn bên trong khác như tia cực tím, bức xạ, độc tố môi trường, phụ gia thực phẩm và căng thẳng cũng có thể tác động tiêu cực đến DNA của chúng ta.

Ngồi tĩnh tọa (thiền định) có thể sửa chữa DNA của chúng ta

Thiền định
Ngồi tĩnh tọa (thiền định) có thể sửa chữa DNA của chúng ta (Ảnh: The Epoch Times)

Mọi người thường tìm thấy sự giải tỏa căng thẳng thông qua giấc ngủ. Tọa thiền, ngược lại, là một hình thức nghỉ ngơi tích cực có thể được thực hành khi đang còn thức.

Một số người thấy tọa thiền hoặc rèn luyện chánh niệm thật nhàm chán hoặc chẳng có liên quan gì đến cuộc sống của họ, nhưng vô số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể dẫn đến những thay đổi tích cực trong biểu hiện gen.

Tọa thiền là phương pháp thực hành ngồi yên tĩnh, không suy nghĩ và cũng không có các vận động dù đơn giản. Nó bắt nguồn từ văn hóa truyền thống châu Á và đã phát triển thành nhiều bài tập khác nhau, bao gồm cả thiền chánh niệm. Mục tiêu chính của phương pháp thực hành này là điều chỉnh tâm trí, loại bỏ phiền nhiễu, thúc đẩy những suy nghĩ tích cực và bình tĩnh, cũng như tìm kiếm sự bình yên và thanh thản bên trong.

Thực hành tọa thiền thường xuyên, thực sự có thể giúp cơ thể sửa chữa DNA.

Một đánh giá có hệ thống năm 2020 cho thấy tọa thiền cả dài lẫn ngắn đều có thể ảnh hưởng tích cực đến biểu hiện gen, làm giảm các yếu tố gây tổn hại DNA và sửa chữa DNA.

Ngay cả một ngày thiền định cũng có thể kích hoạt (bật) các gen liên quan đến duy trì sức khỏe và chống lại bệnh tật. Những người dành cả ngày để thư giãn bình thường lại không có được những thay đổi DNA tương tự.

Cụ thể, nghiên cứu này phát hiện ra rằng các quá trình then chốt chịu trách nhiệm sửa chữa và ổn định DNA luôn được cải thiện sau khi thiền định.

Một nghiên cứu khác gợi ý rằng khi đàn ông kết hợp tọa thiền và yoga vào nếp sống hàng ngày, nó có thể giúp sửa chữa tổn thương DNA của tinh trùng, cải thiện khả năng di chuyển của chúng và khả năng sống sót của phôi. Điều này giúp giảm tỷ lệ sẩy thai tái phát ở người bạn đời của họ. Sửa chữa những tổn thương DNA loại này là một bước thiết yếu để con cái được khỏe mạnh.

Tổn thương DNA thường do viêm, stress oxy hóa, nhiễm virus và những tổn thương độc hại khác. Tọa thiền giúp giảm bớt những kích thích gây tổn hại này.

Một nghiên cứu về gen quy mô lớn của các nhà khoa học Mỹ vào năm 2021 cho thấy sau một khóa tu thiền nâng cao, hệ thống miễn dịch được kích hoạt mạnh mẽ. Nghiên cứu phân tích sự thay đổi biểu hiện gen của 106 người tham gia khóa tu thiền kéo dài 8 ngày, mỗi ngày 10 giờ.

Dữ liệu nghiên cứu chỉ ra rằng thiền định kích hoạt 220 gen có liên quan trực tiếp đến phản ứng miễn dịch, bao gồm 68 gen liên quan đến khả năng kháng virus, đặc biệt là liên quan chuỗi tín hiệu interferon. 10 gen bị tác động hàng đầu, là những gen có vai trò thiết yếu trong quy trình interferon I, quy trình có liên quan lớn nhất đến khả năng miễn dịch tuyến đầu chống vi-rút.

Sự tác động lên gen diễn ra nhanh chóng. Gần 44% gen thay đổi ngay sau khi thiền định, 30% tiếp theo thể hiện sau 3 tháng theo dõi.

Điều đặc biệt quan trọng cần lưu ý là, nghiên cứu cho thấy tọa thiền cải thiện chức năng miễn dịch mà không kích hoạt các chỉ dấu (marker) viêm.

Các tác giả cho rằng tọa thiền là một biện pháp can thiệp hành vi hiệu quả để điều trị các tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch suy yếu, gồm cả các tổn thương liên quan đến COVID-19.

Âm nhạc cổ điển kích hoạt các gen tự chữa lành

Một hoạt động đơn giản khác là nghe nhạc, đã được chứng minh có tác dụng tăng cường quá trình sửa chữa DNA.

DNA của chúng ta nhạy cảm với tần số. Khi chúng ta nghe nhạc, không chỉ có tai mà cả cơ, tế bào và DNA cũng đang lắng nghe. Âm nhạc thấm vào toàn bộ con người chúng ta. Như nhóm của Tiến sĩ Carlo Ventura đã tuyên bố, nghe nhạc có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tinh thần của con người.

Theo lời của nhạc sĩ Sufi, Hazrat Inayat Khan:

“Con người không chỉ nghe âm thanh bằng tai; anh ta nghe thấy âm thanh qua từng lỗ chân lông trên cơ thể mình. Nó thấm vào toàn bộ con người, và tùy theo ảnh hưởng cụ thể của nó, nó làm chậm hoặc tăng nhịp tuần hoàn máu; nó có thể đánh thức hoặc làm dịu hệ thần kinh. Nó khơi dậy niềm đam mê lớn hơn của một cá nhân hoặc nó giúp anh ta tĩnh lại bằng cách mang tới cho anh ta sự bình yên”.

Một buổi thử nghiệm hòa nhạc cổ điển kéo dài 50 phút đã được tổ chức vào ngày 14 tháng 6 năm 2022 tại Auditorio de Galicia ở thành phố Santiago của Compostela, Tây Ban Nha. Khán giả bao gồm 60 người mắc bệnh Alzheimer hoặc rối loạn nhận thức tuổi già và một nhóm đối chứng khỏe mạnh.

Các nhà khoa học đã phân tích hồ sơ biểu hiện gen của họ trước và sau các buổi nghe nhạc, phát hiện ra rằng, so với nhóm đối chứng khỏe mạnh thì việc nghe nhạc có liên quan tới sự gia tăng hoạt động của toàn bộ bộ gen lên 2,3 lần. Đặc biệt là các gen về thoái hóa thần kinh ở những người bị rối loạn nhận thức tuổi già,

Hoạt động tăng lên này đặc biệt được quan sát thấy ở các gen liên quan đến hiện tượng phá vỡ các tế bào não bệnh lý trong bệnh Alzheimer, một quá trình tự phục hồi của tế bào. Nghiên cứu được công bố vào năm 2023 trên Scientific Reports, một tạp chí thuộc Nature Portfolio.

Một nhóm các nhà khoa học và nghệ sĩ Phần Lan đã tiến hành một nghiên cứu phân tích biểu hiện gen của 48 người nghe nhạc cổ điển và 15 người không nghe gì.

Họ phát hiện ra rằng nghe nhạc cổ điển làm tăng biểu hiện của các gen liên quan đến dopamine, tạo ra cảm giác hạnh phúc.

Alpha-synuclein là một gen được siêu tăng cường bởi âm nhạc cổ điển. Nó giúp duy trì mức dopamine cân bằng trong não của chúng ta và nó cũng có liên quan về mặt di truyền với bệnh Parkinson. Một gen khác, NR3C1, làm tăng mạnh nồng độ dopamine, khiến chúng ta thấy vui vẻ và say mê với những giai điệu đó.

Âm nhạc cổ điển không chỉ có khả năng chữa lành các tế bào não của chúng ta ở mức độ di truyền mà còn có thể giúp chúng ta sống lâu hơn.

Một nghiên cứu do MetLife thực hiện từ năm 1956 đến năm 1975 trên 437 nhạc trưởng và cựu nhạc trưởng của dàn nhạc giao hưởng cho thấy tỷ lệ tử vong của họ thấp hơn 38% so với dân số nói chung. Đối với những người từ 50 đến 59 tuổi, tỷ lệ tử vong thấp hơn 56%, mặc dù đây là thập kỷ căng thẳng nhất trong sự nghiệp của họ.

Loại nhạc chúng ta nghe cũng rất quan trọng. Nhạc Pop có thể không mang lại nhiều lợi ích cho con người như những thể loại khác.

Nghiên cứu trên 1.064 ngôi sao nhạc pop nổi tiếng ở Bắc Mỹ và châu Âu từ năm 1956 đến năm 1999 cho thấy tỷ lệ tử vong của họ tăng hơn 70% trong khoảng thời gian từ 3 đến 25 năm sau khi nổi tiếng, so với tỷ lệ tử vong của công chúng. Các ngôi sao nhạc pop Mỹ và châu Âu qua đời ở độ tuổi trung bình lần lượt là 42 và 35. Mặc dù có nhiều yếu tố liên quan, ví dụ như lạm dụng ma túy và rượu, nhưng loại nhạc và lời bài hát có thể đóng một vai trò trong phản ứng của DNA.

Tuổi thọ của con người có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng tự sửa chữa của gen. Khả năng tự sửa chữa DNA của chúng ta càng mạnh thì gen của chúng ta càng ổn định và chúng ta càng có thể sống lâu hơn.

DNA cũng đáp lại suy nghĩ của chúng ta

Suy nghĩ của chúng ta dường như vô hình, nhưng các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng sâu rộng cho thấy chúng có tác động ngay tức khắc lên DNA của chúng ta, khiến chúng ta phải xem xét lại cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống của mình.

Nhận thức của chúng ta về cuộc sống có thể tác động đến biểu hiện gen, như được chỉ ra trong một nghiên cứu năm 2013 trên PNAS. Nghiên cứu cho thấy hai loại hạnh phúc, hạnh phúc hưởng lạc (hedonic) và hạnh phúc bản chất (eudaimonic), có tác động khác nhau đến biểu hiện gen.

Những người trải nghiệm hạnh phúc hưởng lạc thường cảm thấy hạnh phúc khi họ tham gia vào các hoạt động mang lại cho họ niềm vui tức thời, chẳng hạn như thưởng thức một bữa ăn ngon hoặc uống rượu. Ngược lại, những người trải nghiệm hạnh phúc bản chất có xu hướng tìm thấy niềm vui từ việc đạt được mục đích lớn hơn trong cuộc sống, chẳng hạn như đóng góp cho xã hội hoặc giúp đỡ người khác.

Nghiên cứu thấy rằng những người hướng tới công lý và mục tiêu cao cả có cấu hình di truyền riêng biệt, có tiềm năng chống lại virus cao hơn, có biểu hiện gen interferon cao hơn, tăng khả năng tạo ra kháng thể và biểu hiện thấp hơn của các gen liên quan đến viêm.

ntdvn covid minh chan tuong 1
Quan điểm về hạnh phúc tác động đến biểu hiện gen của chúng ta. (Illustration by The Epoch Times)

Trong một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Molecular Psychiatry, hai vị trí gen được phát hiện là có liên quan đến sự khác biệt về thái độ tích cực và hạnh phúc của hơn 2.500 người Mỹ gốc Phi tham gia nghiên cứu.

Tập thể dục cường độ vừa phải thường xuyên và tiêu thụ một số loại thực phẩm và chất dinh dưỡng nhất định có thể thúc đẩy quá trình tự phục hồi và cải thiện quá trình sửa chữa DNA một cách hiệu quả.

Chữa lành DNA của chúng ta không cần đến công nghệ tiên tiến. Nghiên cứu cho thấy ngay cả những thói quen nhỏ, dường như không đáng kể cũng có thể có tác động mạnh mẽ

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times. Epoch Health hoan nghênh các cuộc thảo luận chuyên nghiệp và tranh luận thân thiện. Để gửi ý kiến, vui lòng làm theo các nguyên tắc này và gửi qua biểu mẫu của chúng tôi tại đây.

Theo The Epoch Times

Quân Dương biên dịch

Tác giả: Tiến sĩ Yuhong Dong là người phụ trách chuyên mục y tế cấp cao của The Epoch Times. Bà là cựu chuyên gia khoa học y tế cấp cao và lãnh đạo trong lĩnh vực Cảnh giác dược tại trụ sở chính của Novartis ở Thụy Sĩ và là người bốn lần đoạt giải Novartis. Bà có kinh nghiệm nghiên cứu tiền lâm sàng về virus học, miễn dịch học, ung thư, thần kinh và nhãn khoa, đồng thời có kinh nghiệm lâm sàng về bệnh truyền nhiễm và nội khoa. Bà cũng có bằng bác sĩ y khoa và tiến sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x