Dịch hạch là một loại bệnh “nguy hiểm” và đã gây ra “cái chết đen” cho một nửa dân số Châu Âu vào thời Trung Cổ. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, những nước có bệnh dịch hạch phải khai báo quốc tế trong 24 giờ đầu ngay sau khi trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được tìm thấy.
Dịch hạch là một căn bệnh truyền nhiễm, gây ra bởi trực khuẩn dịch hạch (Yersinia pestis). Căn bệnh này được mệnh danh là “cái chết đen” từ thế kỷ 14 sau khi càn quét Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và cướp đi khoảng 50 triệu mạng người.
Mới đây, việc Trung Quốc phát hiện ra và công khai 4 trường hợp lây nhiễm bệnh dịch hạch đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của cả trong và ngoài nước. – Bởi lịch sử luôn nhớ tên của loại dịch bệnh khủng khiếp này với cái chết tàn khốc của hơn trăm triệu người mà nó gây ra.
Đường lây của bệnh
Thông thường, sau thời gian ủ bệnh khoảng một tuần, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện như: sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu… Cá thể lành tính có thể lây nhiễm trực khuẩn dịch hạch qua bất cứ con đường nào sau đây:
1. Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bao gồm cả quan hệ tình dục.
2. Tiếp xúc gián tiếp: chạm vào vật bị ô nhiễm, thường là đất hay bề mặt chứa trực khuẩn.
3. Lây truyền qua đường miệng: do thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Tuy nhiên trực khuẩn dịch hạch dễ bị chết nếu thức ăn được đun sôi, nấu chín.
4. Lây truyền qua không khí hoặc giọt tiếp xúc: do ho hay hắt hơi, sổ mũi – bởi một số cá thể Yersinia pestis có thể tồn tại trong không khí trong thời gian dài.
5. Lây truyền qua sinh vật: do chủ yếu là động vật gặm nhấm (nhiều nhất là chuột) và bọ chét ký sinh trên chúng gây ra, hoặc côn trùng hay các động vật nhiễm bệnh khác.
Tại sao bệnh dịch hạch lại nguy hiểm?
Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm, tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao và được xếp vào diện phải kiểm dịch. Đồng thời nó cũng thuộc vào một trong ba dịch bệnh đặc biệt phải báo cáo lên Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Dịch bệnh kinh hoàng này đã nhiều lần xảy ra với tỷ lệ tử vong cao “ngất ngưởng” trong lịch sử dịch tễ học: tỷ lệ tử vong khi không điều trị là 70%; và 100% đối với thể phổi. Năm 1665 ở Anh, dịch hạch đã phát triển thành đại dịch và đã khiến 60.000 người chết (tổng dân số của nước Anh thời điểm đó là 130.000 người). Kinh khủng nhất là “Cái chết đen” xảy ra ở châu Âu đã giết chết ít nhất ⅓ dân số của khu vực (tức khoảng từ 25 đến 50 triệu dân).
Năm 1855, sau khi phát hiện trường hợp bệnh dịch hạch đầu tiên ở Vân Nam, thì dịch lần thứ 2 đã bùng phát ở Trung Quốc. “Cái chết đen” sau đó lan ra khắp châu Á đại lục và kéo dài suốt gần một thế kỷ. Chỉ tính riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã có 14 triệu người thiệt mạng, để lại bài học về trận dịch hạch lớn thứ 2 trong lịch sử nhân loại sau Công Nguyên.
Gần đây nhất, Bắc Kinh và Nội Mông Cổ cũng đã phát hiện có trường hợp nhiễm bệnh và tử vong. Tuy nhiên, sự hoang mang đang lan tràn trong người dân vì không có thêm bất cứ thông báo nào về dịch bệnh từ phía chính phủ. Chỉ có tuyên bố từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc cho rằng: “đây là căn bệnh có khả năng lây lan thấp và dễ dàng ngăn chặn với kháng sinh hiện nay”.
Hoàng Hoa
Theo NTD Việt Nam
- Xem thêm:
- ‘Mưu cầu hạnh phúc’: Ý nghĩa đích thực đằng sau một tuyên ngôn bất hủ
- Từ đồng minh thành kẻ thù: Điều gì dẫn đến sự kiện Tiệc trà Boston?
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!