Học viên Pháp Luân Công kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp giải cứu một phụ nữ bị bắt cóc vì đức tin ở Trung Quốc

plc minh chan tuong
Lãnh sự quán Trung Quốc ở Toronto vào ngày 13/07/2019. (Ảnh: The Epoch Times)

Bà Tôn Thái Diễm (Sun Caiyan), một học viên Pháp Luân Công và là mẹ của hai người con, đã bị công an Trung Quốc đưa vào trại giam.

Theo Minghui.org, một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên đưa tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, một người phụ nữ sống tại thành phố ven biển phía đông Đại Liên, Trung Quốc đã bị công an bắt giữ lần thứ hai vì đức tin của mình.

Hôm 18/05, Minghui đưa tin rằng bà  Tôn Thái Diễm (Sun Caiyan), một học viên Pháp Luân Công và là mẹ của hai người con, đã bị đưa vào trại tạm giam sau khi công an từ Đồn Công an Nam Sa địa phương bắt bà  đi hôm 12/05.

Công an cũng đến nhà bà  và thu giữ các vật dụng bao gồm căn cước công dân và sổ khai gia đình của bà mà không cho xem lệnh khám xét cũng như không để lại danh sách tài sản bị lấy đi.

Hôm 12/06, The Epoch Times đã liên lạc với đồn công an và phòng an ninh địa phương, còn được gọi là Phòng 610. Cả hai cơ quan đều từ chối bình luận.

Trước đó, năm 2014 bà  Tôn đã bị bắt cóc vì đức tin của mình và năm 2015 bị kết án ba năm ba tháng tù giam.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần cổ xưa của Trung Quốc, truyền dạy các nguyên lý cốt lõi Chân – Thiện – Nhẫn cùng với một bài công pháp thiền định tĩnh tại và bốn bài tập đứng với chuyển động khoan thai.

Pháp môn này nhanh chóng trở nên phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc vào những năm 1990 sau khi được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992. Đến năm 1998, số người tu luyện Pháp Luân Công đã nhiều hơn số đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp có trụ sở tại Hoa Kỳ. Có hơn 100 triệu người Trung Quốc thực hành môn pháp này so với 60 triệu đảng viên ĐCSTQ vào thời điểm đó.

Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp cho biết, năm 1999 ĐCSTQ đã khởi xướng một chiến dịch lớn nhắm vào Pháp Luân Công. Lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân đã đích thân lập kế hoạch, phát động, và tiến hành kiểm soát chiến dịch này bất chấp sự phản đối của các lãnh đạo cấp cao khác do “đố kỵ và các động cơ chính trị.” Ông Giang đã tìm cách ‘xóa sổ’ môn tu luyện ôn hòa này trong vòng ba tháng.

Cuộc đàn áp của ĐCSTQ vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc.

Bằng hữu của bà  Tôn, một học viên Pháp Luân Công đến từ Đại Liên hiện sinh sống ở Hoa Kỳ, đang kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng quốc tế để giúp giải cứu bà  Tôn và các học viên khác đang bị bức hại ở Trung Quốc.

“Chúng tôi yêu cầu ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công và trả tự do cho toàn bộ học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ trong các trại tạm giam và nhà tù,” bà  Dương (Yang), người cũng từng trải qua sự tra tấn và bức hại ở Trung Quốc, cho biết.

“Chúng tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ bảo vệ công lý và thể hiện sự quan tâm về cuộc bức hại ở Trung Quốc đã và đang diễn ra suốt 25 năm qua.”

Cả gia đình bị bức hại trong hơn hai thập niên

Gia đình bà  Tôn đã phải đối mặt với cuộc bức hại này trong hơn 20 năm qua kể từ khi ĐCSTQ xem sự phổ biến của Pháp Luân Công là một mối đe dọa và đã phát động cuộc đàn áp toàn quốc đối với môn tu luyện này vào năm 1999.

Theo một báo cáo năm 2021 của Minghui, bà  Tôn và chồng của bà, ông Quách Kỳ (Guo Qi), cũng là một học viên Pháp Luân Công, liên tục đối mặt với sự sách nhiễu, cũng nhiều lần bị bắt và giam giữ.

Tháng 08/1999, một tháng sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, cả bà  Tôn và ông Quách đều bị công an địa phương giam giữ vì tập các bài công pháp tĩnh tại của Pháp Luân Công ở ngoài trời cùng với một số học viên Pháp Luân Công khác.

Ông Quách được trả tự do sau khi cha ông bị buộc phải ký tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công và hứa sẽ không đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho môn tu luyện này. Bà Tôn bị giam tại một trung tâm cai nghiện ma túy ở địa phương trong hai tháng và được trả tự do vào tháng Mười.

Vào tháng 02/2001, ông Quách đã bị bắt tại nơi làm việc và bị đưa đến Trại lao động Đại Liên, tại đây ông bị công an tuyên án ba năm tù mà không thông qua một quy trình tố tụng hợp pháp nào.

Tại trại lao động, ông Quách phải đối mặt với sự tra tấn tàn bạo, bao gồm bị lột hết quần áo và đánh đập bằng dùi cui có gai, bị sốc điện bằng nhiều dùi cui điện cùng một lúc, bức thực, và lạm dụng tình dục. Ông Quách bị ghẻ lở khắp người.

Đến đầu năm 2002, ông bị phù nề, khó tiểu, và sau đó là khó thở. Cai ngục đưa ông đến bệnh viện, nơi bác sĩ phát hiện ông bị viêm cầu thận cấp tính (viêm các bộ lọc nhỏ trong thận) và nói rằng ông có thể tử vong bất cứ lúc nào. Trại lao động đã gọi điện cho gia đình ông. Khi gia đình ông đến bệnh viện, những người cai ngục đó đã rời đi và để toàn bộ chi phí y tế cho gia đình ông trang trải.

Ông Quách đã được xuất viện và trở về nhà sau 19 ngày điều trị. Nhưng công an địa phương cũng như các nhân viên chính quyền và cộng đồng địa phương liên tục đến nhà ông, gõ cửa, đe dọa, và buộc ông phải từ bỏ đức tin của mình. Vợ chồng ông phải trốn đi nơi khác, bỏ lại con nhỏ và cha mẹ già. Họ xa nhà sáu năm và không thể trở về nhà cho đến năm 2008.

Ngày 21/07/2014, bà Tôn bị công an từ Đồn Công an Quảng trường Hải Quân và Đồn Công an Xuân Hải ở thành phố Đại Liên bắt cóc, họ đã đột nhập vào nhà bà, đột kích nơi ở của bà, và đưa bà đến trại tạm giam.

Vụ việc này càng khiến người bố chồng vốn đã lớn tuổi của bà bị tổn thương thêm, lúc đó ông cũng ở trong nhà và tận mắt chứng kiến ​​vụ bắt giữ và đột kích đầy bạo lực này. Sau đó, công an liên tục sách nhiễu gia đình bà, làm tăng thêm nỗi sợ hãi và áp lực tinh thần mà bố chồng bà đã phải chịu đựng trong hơn hai thập niên qua. Ông đã bị liệt và qua đời vào năm 2016.

Bà Tôn bị Tòa án Sa Hà Khẩu Đại Liên kết án ba năm ba tháng tù và thụ án tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh cho đến khi được tại ngoại vào năm 2017.

Nhà tù Nữ Liêu Ninh khét tiếng vì tra tấn dã man các học viên Pháp Luân Công. Minghui cho biết rằng có ít nhất 63 nữ học viên Pháp Luân Công đã bị công an và những người có thẩm quyền quản lý nhà tù tra tấn đến tử vong kể từ tháng 07/1999.

Do sự kiểm duyệt và các biện pháp khác của ĐCSTQ nhằm che giấu quy mô và mức độ nghiêm trọng của cuộc đàn áp, “chiến dịch bắt cóc, tra tấn, và sát hại có hệ thống này nhắm vào hàng chục triệu người Trung Quốc phần lớn vẫn bị che giấu khỏi tầm mắt của mọi người,” theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp có trụ sở tại Hoa Kỳ, một tổ chức chuyên ghi lại cuộc đàn áp nhân quyền ở Trung Quốc và tổ chức các chiến dịch giải cứu.

Bà Tôn được trả tự do sau khi mãn hạn tù vào tháng 10/2017, bà hầu như không thể đi lại được vì những hình thức tra tấn mà bà phải chịu đựng trong tù.

Cha của bà Tôn cũng đã trải qua những tổn thương tâm lý nghiêm trọng kéo dài do cuộc bức hại mà con gái và con rể của ông phải chịu đựng kể từ năm 1999. Ông qua đời vào năm 2019.

Ông Quách, chồng bà Tôn qua đời vào tháng 06/2021, ở tuổi 51 do nhiễm trùng huyết và suy toàn bộ nội tạng. Ông đã chịu đựng đến giới hạn về cả thể xác lẫn tinh thần sau nhiều năm bị bức hại, khi mà lúc nào ông cũng lo lắng cho vợ mình, một mình gánh vác trách nhiệm chăm sóc con thơ và cha mẹ già, cũng như phải đối mặt với sự sách nhiễu và áp bức dai dẳng của công an và các nhân viên của chính quyền.

Vài tháng ngắn ngủi sau khi ông Quách qua đời, tháng 10/2021 mẹ của bà Tôn, bà Vương Ngọc Hòa, cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã bị công an địa phương bắt giữ. Lúc đó bà 80 tuổi và được cho là đang bị giam tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh.

‘Hy vọng nhận được sự giúp đỡ của quốc tế’

Sau khi bà Tôn bị bắt giữ hồi tháng Năm, bằng hữu của bà, là bà Dương kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp giải cứu bà Tôn, mẹ của bà Tôn, và các học viên Pháp Luân Công khác đang bị bức hại ở Trung Quốc.

Bà Dương nói: “Tôi chân thành hy vọng rằng cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nhà lập pháp có lương tri cũng như các cơ quan hoạt động vì nhân quyền và tự do tín ngưỡng, sẽ ủng hộ việc bảo vệ và giải cứu các học viên Pháp Luân Công.”

“Ở Trung Quốc đại lục, họ vẫn đang phải đối mặt với cuộc bức hại không ngừng nghỉ, mỗi thời khắc đều đang đe dọa đến tính mạng của họ. Chúng tôi hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ giúp đỡ cho cảnh ngộ khó khăn của họ.”

Bà Dương là một nạn nhân sống sót sau khi bị tra tấn trong các trại tạm giam và trại lao động của Trung Quốc. Bà đã bị công an Liêu Ninh giam giữ ba lần và bị giam trong trại lao động trong hai năm. Mẹ của bà là bà Đổng Bảo Tân (Dong Baoxin), qua đời vì đau buồn. Chị gái của bà, bà Dương Xuân Linh (Yang Chunling), đã qua đời do bị tra tấn dã man.

Năm 2011, với sự giúp đỡ của các học viên Pháp Luân Công và các nhà lập pháp Hoa Kỳ, bà Dương đã đào thoát khỏi Trung Quốc và hiện đang định cư tại Hoa Kỳ.

Bản tin có sự đóng góp của Lý Nguyên Minh

Hân Nhi biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x