Tại Trung Quốc, quan niệm Nam tả Nữ hữu dường như đã thâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội chúng ta. Vậy quan niệm này ra đời như thế nào?
Những câu chuyện về trí tuệ cổ xưa nhắc nhở chúng ta về những truyền thống và giá trị đạo đức đã được trân trọng và gìn giữ trên khắp thế giới. Chúng tôi hy vọng những câu chuyện và thông điệp trong loạt bài này sẽ khiến trái tim và tâm trí của độc giả được thăng hoa.
Câu chuyện “Nam tả nữ hữu”- Âm và Dương trong văn hóa truyền thống” là một trong rất nhiều những câu chuyện được kể trong chương trình “Những câu chuyện về trí tuệ cổ xưa” đã ngừng phát hành của Đài phát thanh Hy Vọng, hiện được chuyển thể và đăng tải tại đây để quý độc giả cùng thưởng thức.
Theo truyền thuyết, sau khi Bàn Cổ, tổ tiên của dân tộc Trung Hoa biến thành bất tử, các bộ phận và cơ quan trên cơ thể của ông đã biến thành Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao, bốn cực (Đông Tây Nam Bắc), núi non, sông nước, ao hồ, vạn vật trên trái đất và tất cả sự sống.
Sách Ngũ Vận Lịch Niên Ký được viết bởi Từ Chính trong thời kỳ Tam quốc, nói rằng hai vị Thần Mặt Trời và Mặt Trăng của dân tộc Trung Hoa được sinh thành từ hai mắt của Bàn Cổ. Thần Mặt Trời là mắt trái của Bàn Cổ, Thần Mặt Trăng là mắt bên phải của Bàn Cổ. Đây chính là bắt nguồn của phong tục truyền thống Trung Hoa “Nam tả nữ hữu”.
Phong tục này cũng gắn liền mật thiết với triết lý của con người cổ đại. Theo quan niệm của văn hóa truyền thống, hai mặt đối lập kết nối vạn vật trong vũ trụ này là Âm và Dương. Ví dụ như, mọi thứ trong tự nhiên đều có thể phân biệt theo kích thước, dài, lên hoặc xuống, trái hoặc phải,…
Người xưa phân chúng thành kích thước to, dài, trên, và bên trái là Dương, và những thứ có kích thước nhỏ, ngắn, dưới và bên phải là Âm.
Dương thì vững mạnh, Âm thì mềm yếu.
Người nam là dương – bên trái – có tính khí mạnh mẽ, trong khi người nữ – bên phải – là dịu dàng, nhu mềm.
“Nam tả nữ hữu” cũng được áp dụng trong việc chọn cổ tay để bắt mạch trong y học cổ truyền. Khi bắt mạch để chẩn đoán, thì người nam sẽ được bắt mạch ở cổ tay bên trái và người nữ sẽ được chọn cổ tay bên phải.
Thực ra, quan niệm “Nam tả nữ hữu” đã bắt nguồn từ triết lý âm dương của Đạo gia. Trong Âm và Dương, những sự vật đối diện với mặt trời thì được phân biệt là Dương, còn ngược lại thì chính là Âm.
Về sau, khái niệm này được mở rộng sang khí hậu, địa lý, trạng thái vận động (trái phải, lên xuống),…Triết lý Âm Dương cho rằng vạn vật trong tự nhiên đều tồn tại hai mặt đối lập, Âm và Dương. Hai mặt này cũng thống nhất với nhau và sự vận động thống nhất của các mặt đối lập là nguyên do dẫn tới sự sinh sôi, phát triển, biến đổi và diệt vong của vạn sự vạn vật trong tự nhiên.
Điều này được nhắc đến trong cuốn sách “Hoàng Đế Nội Kinh,” điều thứ năm, “Âm và Dương là sự vận hành của trời và đất, là quy luật của vạn vật, là mẹ của mọi biến đổi và là ngọn nguồn của sinh tử”.
Âm và Dương có thể được dùng để mô tả sự đối lập và phân tích hai khía cạnh khác nhau của một sự vật.
Nói chung bất cứ thứ gì chuyển động mạnh mẽ, hướng ra ngoài, hướng lên trên, ấm áp hoặc sáng sủa thì được xem là Dương.
Những thứ tương đối tĩnh, hướng nội, hướng xuống, lạnh hoặc mờ đục thì được coi là Âm. Giống như Trời và Đất, bầu trời là sáng và trong được coi là Dương. Đất là nặng và đục được coi là Âm. Giống như nước với lửa, nước thuộc Âm, vì tính chất lạnh và ẩm, trong khi lửa thuộc Dương vì tính chất nóng và thiêu đốt.
Thuyết Âm Dương cho rằng Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) thể hiện mối quan hệ cơ bản của sự thay đổi. Ngũ hành luôn luôn chuyển động và thay đổi, tương sinh tương khắc. Thuyết này có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của các nền triết học cổ đại, thiên văn học, khí tượng, hóa học, toán học, âm nhạc và y học, tất cả đều phát triển dựa trên học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành.
Trong “Thái Cực Đồ” của Đôn Di có mô tả: “Từ “Vô Cực” mà sinh ra” Thái Cực”.”Thái Cực” hoạt động tạo ra Dương, khi chuyển động đến giới hạn sẽ trở nên tĩnh mà tạo ra Âm, Âm tới cực đại thì lại hoạt động. Động tĩnh chuyển hóa, làm gốc rễ cho nhau. Phân ra Âm và Dương thì lưỡng nghi hình thành. Vì thế “Thái cực sinh ra Âm và Dương” và “hai khí Âm Dương giao cảm với nhau mà chuyển hóa thành vạn vật. Vạn vật sinh sôi và biến đổi không ngừng”.
Theo các học giả cổ đại trong “Kinh Dịch” thì đây là cách lý giải hay nhất và toàn diện nhất về học thuyết âm dương. Quan niệm “Nam tả Nữ hữu” cũng chính là một cách thể hiện Âm Dương trong văn hóa truyền thống.
Câu chuyện trên được chuyển thể và đăng tải dưới sự cho phép của Đài phát thanh Hy Vọng, được viết bởi tác giả Tiểu Ngọc và được đăng trên Minghui.org . Âm thanh của Đài Phát thanh Hy Vọng. Chứng nhận bản quyền năm 2012. Mọi quyền [liên quan] được bảo lưu.
Chia sẻ những câu chuyện của các bạn với chúng tôi qua [email protected], và tiếp tục nhận được nguồn cảm hứng hàng ngày của bạn bằng cách đăng ký Bản tin Truyền cảm hứng của The Epochtimes tại TheEpochTimes.com/newsletter
Thiên Ân biên dịch theo Epoch Times Tiếng Việt
Quý vị tham khảo bản gốc từ Minh Huệ Anh ngữ
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!