Khóa học dành cho cha mẹ: Phần 42 – Giúp đỡ và tin tưởng là hai nguồn hạnh phúc 

Khóa học dành cho cha mẹ: Phần 42– Giúp đỡ và tin tưởng là hai nguồn hạnh phúc
Khóa học dành cho cha mẹ: Phần 42– Giúp đỡ và tin tưởng là hai nguồn hạnh phúc (Nguồn: ETV Life)

Chúng tôi nhận thấy trong nhiều nghiên cứu về giáo dục năng khiếu, một cháu bé càng thông minh thì càng có nhiều khả năng đạt được thành tựu cao hơn và ảnh hưởng đến nhiều người hơn; hoặc các cháu cũng có thể mắc sai lầm lớn hơn và làm tổn thương nhiều người hơn. Vì vậy, về phương diện phát triển của trẻ, cần phải đầu tư nhiều hơn cho giáo dục trạng thái tâm lý của trẻ, vì trạng thái tâm lý sẽ chỉ huy cử chỉ hành vi.  

Cậu sinh viên tốt nghiệp Harvard nhưng xã giao lại rất tệ 

Có một sinh viên tốt nghiệp Harvard sau khi trở về quê hương, mọi người thấy cậu ấy trở nên rất lạnh lùng. Cậu ấy chỉ giống như một cái máy, lao vào công việc và sự nghiệp, mọi mối quan hệ, thậm chí cả quan hệ trong gia đình của cậu đều rất tệ. Mọi người xung quanh nói rằng: “Con cái được học ở Harvard như thế này thì có ích lợi gì?”. Kỳ thực, trẻ em được giáo dục ở Harvard thực sự không phải như thế này. Bản thân tôi có nhiều người bạn Trung Quốc ưu tú từng học ở Hoa Kỳ, họ có một điểm chung, đó là rất hòa đồng với mọi người. 

Không phải là người Hoa hay sinh viên người Hoa không hiểu những điều này. Khi còn học cấp hai ở Đài Loan, mỗi tuần tôi đều có một buổi họp vào buổi sáng, và tôi phải đọc “Mười hai quy tắc dành cho thanh niên”, điều cuối cùng tôi nhớ rất rõ là “giúp đỡ người khác là nền tảng của hạnh phúc”. Kết quả của nghiên cứu giáo dục phương Tây cũng chính là: “Hãy giúp đỡ người khác, bạn mới có được hạnh phúc thực sự”! Thành công của một người phụ thuộc vào việc người ấy có thể phục vụ bao nhiêu người, chứ không phải là kiếm được bao nhiêu tiền, danh tiếng lớn đến đâu, hay có quyền cao chức trọng thế nào .

Tôi đã phỏng vấn rất nhiều du học sinh đến từ Trung Quốc đại lục. Dù bạn có hỏi gì đi chăng nữa thì về cơ bản các em ấy sẽ cho bạn những “đáp án tiêu chuẩn”. Chúng ta rất khó có được câu trả lời mà các bạn ấy tự dùng bộ não để suy nghĩ, không tự suy xét vấn đề từ trong nội tâm của mình, không có quá trình tự rèn luyện đó, điều này thật đáng tiếc. Khi gặp một sinh viên như vậy, chúng tôi sẽ nói rất rõ ràng với em ấy rằng: “Nếu em muốn hướng đến một cánh cửa học tập thực sự và một cuộc sống hạnh phúc thực sự, em nhất định phải học thêm ‘bài học’ này.” 

Con nhảy cẫng lên, người cha lại từ chối ôm con

Một gia đình rất nổi tiếng ở Mỹ quốc đã xảy ra sự việc như vậy: Cậu con trai nhảy từ trên bàn lên, định nhảy vào vòng tay của người cha, nhưng người cha lại không đỡ lấy con mình, đứa bé ngã xuống đất khóc lớn. Ông nói với con trai mình: “Con không thể tin tưởng vào bất cứ ai, cho dù là cha của mình.”

Dựa vào những cuốn sách chuyên nghiệp mà tôi đã đọc, những vấn đề tôi đã nghiên cứu, và kinh nghiệm chẩn đoán tâm lý lâm sàng, tôi nghĩ ông bố này bị “bệnh” rồi. Tôi đã được đào tạo rất nghiêm ngặt ở Mỹ, trong đó có dạy chúng tôi “Cách tin tưởng người khác”. Trong quá trình đào tạo nghiên cứu sinh, giáo sư yêu cầu chúng tôi phải bịt kín mắt và hoàn toàn tin tưởng rằng các bạn học sẽ đưa chúng tôi đến nơi an toàn. Trên đường đi, bạn sẽ đi qua tầng tầng “chướng ngại vật”.

Cũng có một thí nghiệm yêu cầu chúng tôi phải ngả lưng về sau và hoàn toàn giao bản thân cho người khác, để các bạn trong lớp đỡ lấy chúng tôi. Thí nghiệm này đã cho tôi một cảm giác sâu sắc rằng: Hãy bỏ qua nỗi sợ hãi của mình, hoàn toàn giao tất cả thân tâm của mình cho người khác, và hoàn toàn không để ý đến hậu quả. Đây là sự tin tưởng đối với nhân cách của con người.

Nếu một giáo viên không có niềm tin vào các đặc điểm nhân tính cơ bản, cô ấy không thể làm nghề này, bởi vì trẻ em có thể sẽ mang lại những rắc rối, bất ngờ, sai lầm vào mọi lúc mọi nơi. Khi đó, làm sao bạn có thể kiên trì vào lương tâm giáo dục của mình mà dạy dỗ đứa trẻ này đi đúng hướng? Điều cơ bản nhất chính là có niềm tin vào bản tính thiện lương của con người. 

Khi một giáo viên hoặc một người cha người mẹ không tin tưởng người khác, thì bạn cũng không thể dạy một đứa trẻ có được sự tự tin. Trẻ em được giáo dục trong một gia đình như vậy sẽ không có niềm tin với bất kỳ ai, và tương lai sau này cháu sẽ rất khổ sở. Cháu sẽ luôn ở trong tâm trạng bất an, luôn lo lắng không biết người khác sẽ làm gì mình, luôn đề phòng người khác lấy đồ của mình… Đến khi mở một công ty lớn, cậu ấy không thể tự mình làm tất cả mọi thứ được. Cậu ấy có thể mời những người có học thức và kinh nghiệm phong phú đến làm việc, nhưng một khi nhân viên nhận thấy sếp lúc nào cũng đề phòng mình, thì nhân viên sẽ tức giận bỏ đi. Trung Quốc cổ đại có một câu “Lương cầm trạch mộc nhi tê” (chim khôn lựa cây mà đậu), chính là có ý nghĩa này.

Trúng số có phải là điều hạnh phúc nhất không? 

Hạnh phúc không chỉ là sự thỏa mãn về vật chất và ham muốn, đó là hạnh phúc về vật chất ở mức độ thấp. Có rất nhiều bản tin đăng rằng, một số người đã trúng giải thưởng xổ số lớn, giải nhất của Mark Six (trò chơi xổ số Hồng Kông). Sau khi nhận được tiền, cuộc sống của họ bắt đầu trở nên khốn khó, thậm chí con cháu, họ hàng của họ đều không có kết cục tốt đẹp. Bởi vì tố chất tâm lý của họ vẫn chưa đủ sức đảm nhận những thứ lớn như vậy. Các con tôi mỗi lần nghe những câu chuyện như thế này, chúng luôn nói: “Đức bất phối vị, tất hữu tai ương” (Nếu đức không đủ thì sẽ gặp tai họa).

Ngoài ra còn có hạnh phúc ở cấp độ tinh thần, thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, nhìn thấy người khác có điều gì đó tốt, thì bạn cũng cảm thấy rất vui. Ở Trung Quốc đại lục, rất nhiều bà mẹ thấy con của mình nhìn chằm chằm đồ chơi của những đứa trẻ khác, thì nói: “Chúng ta không thèm những thứ đó, về nhà mẹ sẽ mua cho con thứ tốt nữa”Đây là tâm đố kỵ rất mạnh, và những đứa trẻ được nuôi dạy theo cách này sẽ không thể có được hạnh phúc. Bởi vì trong cuộc sống sẽ luôn có người giỏi hơn bạn ở một điểm nào đó, và có những thứ mà bạn không thể có. 

Thứ hai, bạn dũng cảm đối mặt với khó khăn, sau đó trí tuệ vượt qua nó. Đó là một loại hạnh phúc thực sự trong tâm hồn. Khi con trẻ đang quấy đòi bạn thứ gì đó, bạn ngay lập tức đáp ứng, như vậy, điều mà bạn cho cháu không phải là hạnh phúc thực sự. 

Hãy tạo một quyển sổ tay quản lý cảm xúc của riêng mình, và bạn có thể phân tích được rằng: Tại sao tôi không hạnh phúc? Tại sao các mối quan hệ của tôi lại tồi tệ như vậy? Tôi đã hoàn thành hai yêu cầu để có một nội tâm hạnh phúc chưa? 

Dần dần bạn sẽ có thể duy trì cảm xúc hạnh phúc, trải nghiệm được sự dễ chịu về cơ thể và niềm vui được chia sẻ với người khác. Khi đó, bạn mới có được hạnh phúc thực sự. 

Tiến sĩ Trần Ngạn Linh có hơn 30 năm kinh nghiệm giúp đỡ các bậc cha mẹ và giáo viên ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, và New Zealand. Cô đã giải quyết vô số vấn đề khó khăn. Nhiều phụ huynh và giáo viên xem cô Trần là nhà cố vấn trọn đời. Khả năng tư vấn của cô không chỉ giới hạn lĩnh vực nuôi dạy con trẻ và giáo dục, mà còn bao gồm nghiên cứu phát triển và thiết lập văn hóa doanh nghiệp cho các công ty tư nhân. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho cô Trần có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn trong việc hướng dẫn các bậc cha mẹ và các giáo viên khác bồi dưỡng nên những nhân tài khỏe mạnh. 

Tiến sĩ Trần có bằng tiến sĩ Tâm lý học chỉnh thể và Năng lượng y học của Đại học Y khoa Thân Tâm Hoa Kỳ (nay là Viện nghiên cứu Thân và Tâm), Thạc sĩ Học viện Đại học Y Đài Loan, Thạc sĩ Phát triển nhi đồng Đại học California (US), Thạc sĩ về Giáo dục năng khiếu của Đại học California và chứng chỉ lập trình máy điện toán. Video bài diễn văn trên truyền hình của cô được Thư viện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lưu giữ, và được China Airlines International phát sóng.

Mời quý vị xem video “Khóa học dành cho cha mẹ”

Video tham khảo: Giúp đỡ và tin tưởng là hai nguồn hạnh phúc (tập 42)

Mời bạn xem video: Giúp đỡ và tin tưởng là hai nguồn hạnh phúc (tập 42) trong Khóa học dành cho cha mẹ.

Giúp đỡ và tin tưởng là hai nguồn hạnh phúc – Tập 42 | Khóa học dành cho cha mẹ
Video: Giúp đỡ và tin tưởng là hai nguồn hạnh phúc (tập 42) trong Khóa học dành cho cha mẹ (Nguồn: ETV Life)

Xem phần tiếp theo: Phần 43 – Hạnh phúc đến từ đâu?

Nguồn: Epoch Times

Link bài dịch từ: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x