Khóa học dành cho cha mẹ: Phần 23 – Vì sao con cứ mãi đập đầu xuống đất?

Vì sao con cứ mãi đập đầu xuống đất?
Vì sao con cứ mãi đập đầu xuống đất? (Nguồn: ETV Life)

Cùng con xem album ảnh có thể giúp trẻ khám phá bản thân, giải khai nút thắt trong tâm. Vậy bạn có biết 8 từ khóa khi xem ảnh là gì không? 

Nếu không thể học hết tất cả những kỹ năng này trong một lúc, bạn có thể dựa vào nguyên tắc cơ bản để câu thông với con mình, chính là khiến trẻ cảm nhận được sự thành ý của cha mẹ. Khi trẻ tức giận, cha mẹ có thể nói với con mình, mặc dù tức giận không giải quyết được vấn đề, nhưng cha mẹ sẵn lòng cùng con vượt qua thời khắc tức giận nhất này.

Khi thiết lập lại mối quan hệ tin cậy giữa con cái và cha mẹ thì cần dựa vào album ảnh, trong lúc thảo luận về những tấm ảnh bạn có thể sử dụng 8 từ khóa W. Kỳ trước chúng ta đã nói về từ khóa W thứ 5 là “Why”- tại sao. 

Kỳ này, chúng ta nói về “How” – chuyện này đã xảy ra như thế nào.

Lắng nghe những gì trẻ nói

Ví dụ có một tấm ảnh chụp một đứa trẻ đang đá bóng. Hôm đó, trẻ quay về phàn nàn với cha mẹ rằng, bàn thắng đáng lẽ công lao là của mình nhưng lại bị người khác cướp mất. Khi con nói chuyện này với bạn, có thể bạn cảm thấy sự việc đã giải quyết xong rồi. Vài năm sau, đứa trẻ đã lớn, nhưng nút thắt ấy vẫn còn ở đó.

Khi chúng ta tận dụng tấm ảnh để quay về thời điểm đó, chúng ta cần phải rất nhẫn nại, không mang tâm thái phê bình, hãy lắng nghe con nói “How”, chuyện này đã xảy ra như thế nào.

Có lúc người lớn không đủ kiên nhẫn để xử lý sự việc, họ không đủ kiên nhẫn để lắng nghe trẻ kể lại quá trình xảy ra sự việc này như thế nào, sau đó lại dùng nhận thức của bản thân để đưa ra kết luận. Làm như vậy sẽ khiến khoảng cách giữa tâm hồn của trẻ và cha mẹ bị trở nên càng ngày càng xa.

Đứa trẻ rất thông minh, thậm chí nó có thể đoán được câu trả lời mà bạn muốn là gì, nó sẽ nói cho bạn câu trả lời mà bạn muốn nghe. Bạn sẽ phát hiện trẻ nhỏ sẽ cư xử một kiểu khi ở trước mặt cha mẹ và cư xử một kiểu khác khi ở bên ngoài. 

Kỳ thực, hiện tượng này biểu hiện rất phổ biến ở trẻ em. Nhưng nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng các bậc cha mẹ cần có những kỹ năng tốt hơn khi giải quyết các vấn đề của trẻ và gần gũi với nội tâm của con mình hơn. Điều này có lợi chứ không có hại. Phụ huynh sẽ trở thành những bậc cha mẹ đáng tin tưởng hơn khi họ càng gần gũi với con cái về mặt tinh thần. Chúng ta cũng vui vẻ và cũng vững chãi hơn tại nơi làm việc. 

Cha mẹ đừng sợ hãi và đừng lo lắng, chỉ cần trải nghiệm một chút, thực sự tháo gỡ quan niệm của bản thân, khiến đứa trẻ kể cho bạn chi tiết rằng năm đó chuyện này đã xảy ra như thế nào.

Khi trẻ nói về chuyện này, cha mẹ có thể nói “Đợi đã, chuyện này quan trọng quá. Mẹ muốn bỏ qua tất cả mọi việc để lắng nghe con một cách cẩn thận.” Tốt nhất cha mẹ nên tắt điện thoại đi và mang giấy bút ra để ghi chép một chút.

Lúc con cái nói về điều này sẽ cảm thấy cha mẹ vô cùng coi trọng nó, đồng thời cảm thấy bạn sẵn lòng lắng nghe cảm xúc thực sự của nó. Có thể lúc đó đứa trẻ đã bị hiểu nhầm, nếu có người sẵn lòng lắng nghe nó nói chi tiết sự thật thì khúc mắc của trẻ sẽ từng bước từng bước được giải khai.

khoa hoc danh cho cha me phan 23 1
Lắng nghe những gì trẻ nói (Ảnh: Pexel)

Hoàn cảnh rất to lớn nhưng đứa trẻ lại rất nhỏ bé

Còn có một từ khóa W là “Where”, sự việc xảy ra ở nơi nào. Địa điểm rất là quan trọng, hơn nữa đối với đứa trẻ càng nhỏ thì càng quan trọng. Khi đứa trẻ rất nhỏ, nhìn thấy hoàn cảnh xung quanh rất to lớn, thậm chí rất đáng sợ. Cha mẹ cần thấu hiểu con mình, hãy đổi vị trí mà suy xét, thử xem với kích thước cơ thể của đứa trẻ ở độ tuổi đó, với thân hình nhỏ bé như vậy, khi ấy hoàn cảnh xảy ra sự việc mang đến cho đứa trẻ cảm giác tâm lý gì.

Ví dụ sự việc đó xảy ra tại một nhà hàng, lúc đó đứa trẻ chỉ mới 1 hoặc 2 tuổi. Bạn thử tưởng tượng cơ thể của mình thu nhỏ đến một kích thước nhỏ bé như vậy, nhìn thấy một nơi rộng lớn như thế, nhìn thấy nhiều người ra vào như thế sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc khó hiểu, tâm lý của bạn sẽ có những phản ứng gì?

Hãy sử dụng ngôn ngữ của bạn, đưa trạng thái tinh thần của đứa trẻ tại thời điểm đó giúp trẻ nói ra. Trẻ sẽ nghĩ rằng cha mẹ thực sự thấu hiểu mình và nó sẽ nói cho người lớn biết nó thực sự nghĩ gì vào thời điểm đó. 

Kỳ thực, nếu bạn thực sự sẵn sàng đối mặt với vấn đề, khi bản thân thực sự nói ra cảm nhận của mình, khi bạn không sợ người khác chê cười thì vấn đề đã được giải quyết hơn một nửa rồi.

Có người đôi khi sẽ rơi vào trạng thái tâm lý sợ hãi, loại trạng thái tâm lý này không thể kiểm soát được. Cảm xúc là những thứ không thể nhìn thấy hay chạm vào được, không có cách nào dùng thuốc để trị liệu, cũng không thể dùng quy tắc để giải quyết, chỉ có thể dùng phương thức đồng cảm thấu hiểu để từng bước từng bước giải khai nút thắt trong tâm.

Chuyện gì đã xảy ra sau đó?

Từ khóa W cuối cùng là “While”, điều gì đã xảy ra sau đó. Nhìn vào những bức ảnh cùng với con mình, khiến cậu bé hồi tưởng sự việc đã xảy ra, những điều này có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển sau này của đứa trẻ? Dần dần từng bước một tìm ra sự việc này đã đưa đến cho cậu ấy những quan niệm sai lầm gì, những quan niệm này lại mang đến cho cậu ấy những thói quen hành vi không tốt và còn có hậu quả. 

Chính là một mạch như vậy tìm ra, làm theo cách này để giải quyết vấn đề. Như vậy cho dù trẻ đã trưởng thành rồi, cha mẹ vẫn có thể bù đắp lại những giai đoạn đã mất đi, giải quyết những vấn đề mà đứa trẻ đang gặp phải ở hiện tại.

Chân thành mới có thể giải khai nút thắt trong tâm 

Khi tôi làm chương trình này, có khán giả phản hồi rằng, bản thân rất nóng vội, không muốn nghe cô Trần chia sẻ những chuyện của trẻ sơ sinh, con của mình đã trưởng thành rồi, họ rất muốn biết bản thân cần phải làm gì bây giờ. 

Rất nhiều bậc cha mẹ khi gặp phải vấn đề của con mình thì lên mạng để tìm kiếm câu trả lời. Bây giờ, rất nhiều chuyên gia đưa ra lời khuyên giống như một phương thuốc, nhấn mạnh rất nhiều kỹ xảo. Nhưng cô Trần lại nhấn mạnh phải bắt đầu từ điểm cơ bản nhất, cô không tán thành việc lập tức đưa ra câu trả lời mà nhất định phải truy ra căn nguyên nguồn gốc để tìm được nguyên nhân sâu xa, điểm khác biệt ở đây là gì? 

Sự khác biệt ở đây là quá lớn. Bởi vì lập tức đưa ra những kỹ năng, có rất nhiều bí quyết lại có hiệu quả nhanh chóng. Nhưng mà nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này vẫn không cải biến. Cũng giống như thông qua việc uống thuốc để dồn ép các triệu chứng bệnh vào trong. 

Một giáo viên ở trường đã trực tiếp kể cho tôi một ví dụ. Cô ấy luôn sử dụng những lời khuyên của chuyên gia về những kỹ năng và bí quyết để giải quyết mối quan hệ với con mình. Kết quả là đến một hôm, khi con và cô tranh luận thì cô đã sử dụng một chiêu ở trong đó, chính là bởi vì cô không kiềm chế được cảm xúc của bản thân nên đã tạm thời rời khỏi nơi đó. Không lâu sau, cô ấy nghe được tiếng động rất lớn, cô ấy tìm kiếm theo âm thanh và phát hiện con của mình liên tục đập đầu xuống đất.

Tuy rằng cô ấy đã khống chế được tình huống, nhưng cô không giải được nút thắt trong nội tâm của con mình. Cô chỉ dùng biện pháp nhanh chóng để lập tức ngăn chặn hành vi của con mình, nhưng đứa trẻ không phục. Khi trẻ phát hiện bản thân không có cách gì khiến người lớn khuất phục, thì cháu bé càng dùng biện pháp cực đoan hơn để kháng cự. Đứa trẻ này đã không ngừng đập đầu xuống đất, đập đến khi mẹ cháu xuất hiện trở lại.

Tôi thảo luận cùng cô ấy, kết quả là phát hiện đứa trẻ này có một căn nguyên rất sâu xa. Bởi vì người mẹ đi làm nên đã gửi con đến nhà bảo mẫu. Kết quả cô ấy tìm nhầm người bảo mẫu, đã tìm một người bảo mẫu rất ham chơi, thường xuyên không thay tã cho bé kịp thời. 

Đứa trẻ đã trải qua cảm giác thống khổ như thế và căn bản không nhận được sự quan tâm của người mẹ, cậu bé vô cùng bất mãn với bản thân, trở nên rất bất an. Khi đó, đứa trẻ đã học tiểu học và có nhiều hành vi khiến giáo viên rất đau đầu. Hơn nữa, người mẹ vốn dĩ là một giáo viên, có vấn đề về thể diện, cũng không thể đánh và cũng không thể mắng nó, thật là xấu hổ khi nói về những điều này với đồng nghiệp. Cô ấy cảm thấy vô cùng buồn khổ và khó khăn.

Cùng trẻ vượt qua thời khắc tức giận

Nếu bạn không thể học hết tất cả những kỹ năng trong một lúc, bạn có thể dựa vào một nguyên tắc cơ bản để kết nối với con mình. Khi bạn cùng con xem những tấm ảnh, bạn cần nói với trẻ rằng: “Mẹ quan tâm con. Có phải trước đây có những việc mẹ đã làm sai hoặc mẹ chưa làm thì chắc mẹ cũng không còn nhớ nữa, nhưng chúng ta có một công cụ chung, chính là những tấm ảnh này.”

Nếu trong thời điểm hiện tại con không có cách gì nhớ lại chuyện đã xảy ra thì chúng ta sẽ cùng nghĩ xem. Đó có thể là ngày nào? Điều gì có thể đã xảy ra? Có những ai? Tại sao? Con có thể liên kết những thứ này lại với nhau một cách từ từ để khôi phục lại tình hình khái quát vào thời điểm đó. 

Quá trình này sẽ khiến con bạn cảm nhận được sự thành ý của bạn. Nếu đứa trẻ không cảm nhận được thành ý của cha mẹ thì cháu sẽ phản kháng.

Khi trẻ trở nên tức giận, chuyên gia có thể khuyên các bậc cha mẹ tạm thời rời xa con để tránh làm gia tăng xung đột, nhưng điều này lại không thể giải quyết được nút thắt trong tâm của trẻ. Lúc này, cha mẹ có thể nói với con, tuy rằng tức giận không thể giải quyết được vấn đề, nhưng cha mẹ sẵn lòng cùng con vượt qua thời khắc tức giận nhất này.

(Còn tiếp)

Tiến sĩ Trần Ngạn Linh có hơn 30 năm kinh nghiệm giúp đỡ các bậc cha mẹ và giáo viên ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ,  Âu Châu, Úc Châu, và New Zealand. Cô đã giải quyết vô số vấn đề khó khăn. Nhiều phụ huynh và giáo viên xem cô Trần là nhà cố vấn trọn đời. Khả năng tư vấn của cô không chỉ giới hạn lĩnh vực nuôi dạy con trẻ và giáo dục, mà còn bao gồm nghiên cứu phát triển và thiết lập văn hóa doanh nghiệp cho các công ty tư nhân. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho cô Trần có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn trong việc hướng dẫn các bậc cha mẹ và các giáo viên khác bồi dưỡng nên những nhân tài khỏe mạnh.

Tiến sĩ Trần có bằng tiến sĩ Tâm lý học chỉnh thể và Năng lượng y học của Đại học Y khoa Thân Tâm Hoa Kỳ (nay là Viện nghiên cứu Thân và Tâm), Thạc sĩ Học viện Đại học Y Đài Loan, Thạc sĩ Phát triển nhi đồng Đại học California (US), Thạc sĩ về Giáo dục năng khiếu của Đại học California và chứng chỉ lập trình máy điện toán. Video bài diễn văn trên truyền hình của cô được Thư viện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lưu giữ, và được China Airlines International phát sóng.

Mờ

Mời quý vị xem video “Khóa học dành cho cha mẹ”

Video tham khảo: Vì sao con cứ mãi đập đầu xuống đất? (tập 23)

Mời bạn xem video: Vì sao con cứ mãi đập đầu xuống đất? (tập 23) trong Khóa học dành cho cha mẹ.

Vì sao con cứ mãi đập đầu xuống đất? – Tập 23 | Khóa học dành cho cha mẹ
Video: Vì sao con cứ mãi đập đầu xuống đất? (tập 23) trong Khóa học dành cho cha mẹ (Nguồn: ETV Life)

Xem phần tiếp theo: Phần 24 – Đau bụng có thể do tổn thương tâm lý từ trước đó

Nguồn: Epoch Times

Link bài dịch từ: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x