Trân quý và bảo vệ sinh mệnh con người từ trong bào thai mẹ – Nét đẹp ở Châu Phi

sinh menh con nguoi minh chan tuong
Những đứa trẻ chào đời luôn là một dấu hiệu vững chắc của niềm hy vọng. (Ảnh: Shutterstock)

Trân quý và bảo vệ sinh mệnh con người là một việc làm vô cùng ý nghĩa, khi mà tại những quốc gia Châu Phi được xem là “lạc hậu” này, lại có một quan điểm tích cực nhất đối với giá trị của sinh mệnh con người…

Phá thai – ngược lại với văn hoá truyền thống

Kế hoạch hoá gia đình là chính sách áp dụng đối với vấn đề kế hoạch sinh sản của gia đình, quốc gia. Mặc dù việc lập kế hoạch khi nào nên sinh em bé mang lại lợi ích thiết thực nhằm giúp các thành viên gia đình có sự chuẩn bị tốt hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phương pháp này sử dụng đến các biện pháp sinh sản và các kỹ thuật khác để thực hiện những kế hoạch đó, trong đó có cả chính sách hợp pháp hóa phá thai vốn đi ngược lại văn hoá truyền thống và quy tắc đạo đức của nhiều dân tộc.

Đối với những quốc gia Châu Phi được xem là những các nước có nền kinh tế kém phát triển, vấn đề kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là chính sách phá thai hợp pháp hóa đang được xem xét và cân nhắc dưới nhiều góc độ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, điều đặc biệt là, người dân các nước Châu Phi khẳng định rằng họ là “xã hội ủng hộ sự sống”, và ở nơi đây phá thai là một điều vô cùng “khủng khiếp”.

Lời khẳng định mạnh mẽ: “Chúng tôi nhìn vào đứa con của mình, một đứa bé, không phải là sự gia tăng dân số, mà là một thành viên có giá trị trong cộng đồng tình yêu của chúng tôi”, của người dân các nước Châu Phi được xem là lời “đáp trả” đanh thép nhất đối với vấn đề hợp thức hóa phá thai.

sinh mệnh con người
“Chúng tôi nhìn vào đứa con của mình, một đứa bé, không phải là sự gia tăng dân số, mà là một thành viên có giá trị trong cộng đồng tình yêu của chúng tôi”. (Ảnh: Shutterstock)

Những đứa trẻ chào đời là một dấu hiệu vững chắc của niềm hy vọng

Nhiều biện pháp tác động của phương Tây về vấn đề trên đang được đưa tới châu Phi, tuy nhiên, theo cô Obianuju Ekeocha – nhà vận động phản đối phá thai ở châu Phi, đồng thời là người sáng lập và chủ tịch của tổ chức Văn hóa Đời sống Châu Phi, cho biết rằng những phương pháp này không chú trọng việc hỗ trợ phát triển giáo dục, nước sạch hay chăm sóc sức khỏe người dân, mà nhằm vào mục đích kiểm soát dân số.

Không chỉ là nhà vận động tích cực đối với vấn đề phản đối phá thai, Ekeocha còn là một nhà khoa học y sinh chuyên về huyết học và làm việc tại một bệnh viện ở Vương quốc Anh. Cô sinh ra ở phía đông nam Nigeria, là con út trong một gia đình có sáu anh chị em.

Một cách tình cờ, họ của cô là Obianuju, có nghĩa là “một đứa trẻ được sinh ra trong nhiều đứa trẻ”, theo như tiểu thuyết gia người Nigeria Chike Momah đã phát biểu.

Chính vì thế, Ekeocha tin rằng người dân châu Phi có văn hóa riêng, với một niềm tin phổ biến ở rất nhiều bộ lạc và thị trấn của châu Phi rằng một đời người bắt đầu từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi kết thúc dưới nấm mồ. Do đó, sự xuất hiện một thai nhi chính là sự bắt đầu thiêng liêng của một đời người.

Phát biểu tại Georgetown vào ngày 23 tháng 10 năm 2018, Ekeocha đã kể lại các giai thoại từ ngôi làng của cô ở Nigeria về cách người dân nơi đây tổ chức các nghi lễ chào đón những em bé. Nghi lễ bắt đầu bằng một tiếng trống đặc biệt, tiếp theo dân làng sẽ ca hát và nhảy múa trong niềm hân hoan vui sướng để đánh dấu sự ra đời của mỗi cá nhân đến với cộng đồng.

Cô nhấn mạnh rằng: “Là một xã hội, chúng tôi yêu thương và chào đón các em bé. Giữa bao khó khăn và phiền não trong cuộc sống, những đứa trẻ chào đời luôn là một dấu hiệu vững chắc của niềm hy vọng”.

Ngoài ra, Ekeocha cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các viện trợ nhằm giải quyết những nhu cầu về thực phẩm, nước sạch, chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với người dân châu Phi nghèo khó. Nhưng cô không đồng tình với vấn đề là một số tổ chức phi chính phủ (NGOs) ủng hộ việc kiểm soát sinh sản và phá thai.

Ekeocha đã mô tả sự không phù hợp về giá trị truyền thống và tinh thần giữa một số tổ chức phi chính phủ phương Tây đối với những người dân châu Phi mà họ đang cố gắng “giúp đỡ”. Cô cho rằng mặc dù thời kỳ của chủ nghĩa thực dân đã kết thúc, nhưng “dấu chân phương Tây” đã trở lại Châu Phi.

sinh mệnh con người
Đa số người dân Châu Phi đều không tán thành chính sách phá thai bởi đối với họ, hành động phá thai đồng nghĩa với việc giết đi một sinh mệnh. (Ảnh: Shutterstock)

Một đứa bé, không phải là sự gia tăng dân số, mà là một thành viên có giá trị trong cộng đồng

Hoạt động của Ekeocha được khởi động vào năm 2012, bằng “Bức thư của một người phụ nữ châu Phi gửi cho Melinda Gates”. Ekeocha đã viết thư này để đáp lại chương trình kế hoạch hóa gia đình mà bà Melinda Gates dành cho phụ nữ những nơi nghèo nhất thế giới:

“Trước đây, với tất cả những thách thức và khó khăn của châu Phi, mọi người phàn nàn và than thở về vấn đề của họ một cách cởi mở. Tôi đã lớn lên trong môi trường này và tôi đã nghe phụ nữ (cũng như nhiều người đàn ông) phàn nàn về tất cả mọi thứ. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe một người nào phàn nàn về đứa con của mình (kể cả đã sinh ra hay chưa)”.

Khi bức thư trở nên phổ biến và được lan truyền, Ekeocha ngày càng nhận được nhiều lời mời tại các sự kiện đại chúng. Trong buổi trò chuyện với BBC năm 2017, Ekeocha đã thể hiện rõ lập trường của mình: 

“Tôi không nghĩ rằng bất kỳ quốc gia phương Tây nào có quyền viện trợ cho việc phá thai ở một quốc gia châu Phi, đặc biệt là khi phần lớn người dân không muốn phá thai; điều này sẽ không trở thành một hình thức ‘thuộc địa hóa’ ý thức hệ”.

Mặc dù việc phá thai đã được hợp pháp hóa tại Hoa Kỳ vào năm 1973, chỉ có 4 trong số 54 quốc gia Châu Phi hợp pháp hóa điều này kể từ tháng 10 năm 2019. Đã có một phiên tòa “giật gân” diễn ra tại Tòa án Tối cao Nam Phi năm 1972, bác sĩ Derk Crichton và James Watts bị buộc tội âm mưu phá thai bất hợp pháp đối với 26 thiếu niên và phụ nữ trẻ chưa kết hôn. Vụ truy tố này góp phần ngăn cản Đạo luật phá thai được ban hành. 

Ekeocha cho rằng sự kiện này là câu trả lời của châu Phi đối việc vấn đề phá thai. Cô giải thích: “Mục tiêu chính của phong trào ủng hộ sự sống của chúng tôi, đó là đảm bảo việc hợp pháp hóa phá thai như ở Hoa Kỳ không bao giờ xảy ra với châu Phi”.

sinh mệnh con người
“Mục tiêu chính của phong trào ủng hộ sự sống của chúng tôi, đó là đảm bảo việc hợp pháp hóa phá thai như ở Hoa Kỳ không bao giờ xảy ra với châu Phi”. (Ảnh: Shutterstock)

Cô nói thêm: “Phá thai là một cuộc tấn công trực tiếp vào cuộc sống và phẩm giá con người. Đây là lý do tại sao châu Phi từ chối nó”.

Ekeocha đã ca ngợi sự phục hồi của Chính sách Mexico City vào tháng 1 năm 2017, về việc ngừng tài trợ đến các tổ chức phi chính phủ thực hiện hoặc thúc đẩy phá thai ở các quốc gia khác. 

Bên cạnh đó, Ekeocha cũng thể hiện mong muốn rằng người dân ở quê nhà Georgetown của mình nói riêng và người dân Châu Phi nói chung sẽ tiếp tục giữ vững văn hóa truyền thống, coi trọng những sinh linh vừa mới “thành hình”, chăm sóc những phụ nữ bị hư thai, để tang những thai nhi bị mất và chào mừng những đứa trẻ được sinh ra.

Văn hoá Sự sống Châu Phi

Ekeocha thành lập tổ chức “Văn hóa của Sự sống Châu Phi” vào năm 2012, xem đây là một ý tưởng với mục đích thúc đẩy và bảo vệ các giá trị văn hóa tốt đẹp của châu Phi, cô tuyên bố:

“Ở Châu Phi, tôi lớn lên trong một xã hội ủng hộ sự sống. Tôi sẽ không bao giờ để bất kỳ xã hội nào trên thế giới áp đặt rằng phá thai là hợp pháp lên chúng tôi. Khi bất cứ ai nhắc đến phá thai, đó là để nói về một cái gì đó rất khủng khiếp”.

Với mong ước bảo vệ sự tôn nghiêm của cuộc sống, vẻ đẹp của hôn nhân, phước lành của tình mẹ và tầm quan trọng của đời sống gia đình, lời kêu gọi của Ekeocha cũng chính là lời thức tỉnh nhân loại:

“Hãy chào đón tất cả em bé như người châu Phi. Đây là một văn hóa tuyệt vời mà tất cả chúng ta nên gìn giữ và phát triển. Ở đâu cũng vậy, Châu Phi hay bất kỳ châu lục nào, cuộc sống của con người đã bắt đầu từ lúc thụ thai”.

Tác giả: Louise Bevan

Theo The Epochtimes

MyMy biên dịch

Link bài dịch: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x