Giải trí và nghỉ ngơi đúng cách

Nghỉ ngơi và thư giãn đúng cách
Nghỉ ngơi và thư giãn đúng cách

Nếu thực sự muốn thoát khỏi tình trạng ồn ào và hỗn loạn của một xã hội luôn kết nối và năng động như ngày nay, chúng ta phải học cách nắm giữ sự tĩnh lặng và thoải mái.

Gần đây tôi đã đọc một bài báo trên trang The Art of Manness của Kyle Eschenroeder, một nhà văn kiêm giám đốc tiếp thị.

Tiêu đề của bài báo là “Thiền định trong trạng thái đang hoạt động”. Nội dung bài báo cho rằng: những lo lắng và bối rối trong cuộc sống là nguyên nhân khiến chúng ta rơi vào trạng thái cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa, và giải pháp cho tình trạng này rất đơn giản: hành động.

Tôi không thực sự đồng ý với thông điệp của bài báo này. Chúng ta cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa trạng thái tâm trí và công việc.

Trong chuyên luận của mình, Eschenroeder tuyên bố rằng thiền là công việc. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là trong thực tế không phải công việc nào cũng được tạo lập như nhau và không thể so sánh các biến thể của nó giống như “táo so sánh với táo”.

Nếu đều giống nhau như vậy thì nó cũng lại giống như việc liều lĩnh nói một phương pháp trị liệu có thể chữa tất cả các bệnh trong xã hội, và xếp tất cả các hành động vào cùng một phạm trù. Hay nói như thành ngữ phương Đông là: “Vơ đũa cả nắm” vậy!

Câu trả lời của tôi là “Không” đối với những người coi “hành động” là giải pháp. Con người trong xã hội phương Tây ngày nay đã hoàn toàn quên mất cách làm việc đúng đắn và nghỉ ngơi hiệu quả. Chúng ta không cần nhiều hành động, thời gian. Chúng ta bị ám ảnh với việc thực hiện các việc cụ thể có các chỉ số hiệu suất cụ thể.

Tôi sẽ tiếp tục lên án khái niệm hiện đại tự phản biện về “cân bằng giữa cuộc sống và công việc” để biện minh mỗi khi chúng ta không làm việc.

Nghỉ ngơi và nghỉ ngơi đúng cách
Nghỉ ngơi và nghỉ ngơi đúng cách (nguồn freepik)

Trong tác phẩm triết học có tựa đề “Leisure: The Basis of Culture” (tạm dịch ‘Giải trí: Cơ sở văn hóa’), Josef Pieper viết: “Rõ ràng thế giới công việc bắt đầu trở thành – có nguy cơ trở thành – thế giới duy nhất của chúng ta; nó loại trừ mọi thứ khác. Nhu cầu làm việc trong thế giới ngày càng tăng lên, chiếm lĩnh toàn bộ sự tồn tại của con người.

Chúng ta đã quên đi những khoảng lặng suy ngẫm; thay vì đó chúng ta sợ khi không có gì để làm trong khoảng thời gian 24/7, cho dù là điều đó có vô nghĩa đến mức nào. Chúng ta khiến bộ não liên tục nhiễu động với kỹ thuật số, do đó đã mất khả năng tiếp nhận những ý tưởng thực sự cần và đáng để dành thời gian suy nghĩ.

Chúng ta thà chết còn hơn là không có gì để “động”; nơi nào cũng thấy xuất hiện cụm từ “giết thời gian”. Thời gian là nhân tố quý giá nhất của chúng ta, nhưng giờ đây lại xem như thể đó là một “kẻ thù” để chinh phục hay khuất phục.

Như Pieper viết: “Những khoảng trống tồn tại do không cầu nguyện, được lấp đầy bằng cảm giác cần giết thời gian và sự nhàm chán, do đó không thể tận hưởng sự thư thái; vì người ta chỉ có thể buồn chán nếu mất đi sức mạnh tâm linh; buông xả mới đạt được thư thái.

Chán nản là một trạng thái cần phải vượt qua. Ngày nay người ta cho rằng nhàm chán giống như triệu chứng của bệnh. Đồng thời, có một quan niệm phổ biến rằng: công việc là tất cả đối với cuộc sống của một người; chúng ta để cho lao động định nghĩa bản thân, thay vì tìm xem bản thân ta là ai và chúng ta thực sự trân trọng điều gì.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta xem cuộc sống năng động này chỉ là một hoàn cảnh để trải nghiệm hạnh phúc thực sự từ những chiêm nghiệm?

Nếu thực sự muốn thoát khỏi tình trạng ồn ào và hỗn loạn của một xã hội luôn kết nối và luôn hoạt động như ngày nay, chúng ta phải học cách vượt qua sự bất lực; chúng ta phải học cách nắm giữ sự tĩnh lặng và thoải mái…

Và sau cùng, xin khép lại nội dung bài viết bằng mấy dòng suy ngẫm dưới đây của Pieper: “Nghỉ ngơi không phải là thái độ của người đưa ra giải pháp, mà là của người mở lòng; không phải của người muốn đạt được thứ gì đó, mà là của một người có thể buông xả, giống như khi chúng ta ngủ thì hoàn toàn buông xả. Cuộc sống mới sẽ hiển hiện và dâng trào khi chúng ta suy ngẫm về một bông hồng đang nở rộ, một đứa trẻ đang ngủ hay một bí ẩn thần thánh; điều này chẳng phải giống như sự dâng trào có được từ giấc ngủ sâu không mộng mị có phải không?”

Thiền định
Thiền định giúp lấy lại sự tĩnh lặng từ nội tâm (ảnh internet)

Nếu bạn muốn tìm sự bình yên, bạn phải buông bỏ được mọi cảm giác khó chịu và luôn sống một cách hài hòa trong thế giới này.

Nội Nhiên từ EPOCH TIMES Tiếng Việt

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

4.7 3 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x