Cách cư xử làm nên một nền văn hoá

cach ung xu minh chan tuong

Cách cư xử văn minh làm nên một nền văn hoá, có thể bắt gặp ở những cử chỉ lịch thiệp, một số người trong chúng ta có thể nghĩ về khung cảnh với một chiếc bàn ăn, một chiếc khăn ăn để trong lòng, ăn với đôi môi khép lại và dùng nĩa thay vì dùng tay.

1. Cư xử văn minh bắt gặp ở nơi nào

Một số người lại liên tưởng đến những điều giản đơn làm cho người xung quanh, ví như: nhường chỗ ngồi trên tàu điện ngầm cho một phụ nữ mang thai, mở cửa cho người già, nói lời cảm ơn với người phụ nữ trẻ đã giúp chúng ta lấy hành lý xách tay từ ngăn đựng hành lý trên máy bay, …

Trong cuốn “Why Manners Matter: The Case for Civilized Behavior in the Barbarous” (Tạm dịch: Tại sao cử chỉ quan trọng: Cư xử văn minh ở Barbarous), tác giả Lucida Holdforth đã chỉ ra một số người xem cư xử văn minh là hành động của những kẻ hợm hĩnh, và ngay lập tức gán cho một người giữ gìn những cách cư xử là (a) cứng nhắc và (b) hoài niệm về một quá khứ mù quáng.

Rõ ràng, chúng ta cần một định nghĩa rộng hơn về cách cư xử. Ngay gần đầu của cuốn sách, tác giả Holdforth đã giới thiệu hết sức rõ ràng “các cách cư xử là hình thái văn minh trong tương tác giữa con người”.

Nếu điều này nghe có vẻ hơi cứng nhắc hay mơ hồ thì chúng ta có thể chuyển sang Quy tắc Vàng: Đối xử với người khác như cách bạn muốn người khác đối xử với bạn. Nếu bạn không muốn người khác bắt nạt bạn, chế nhạo bạn và đi trước bạn qua lối vào thư viện, thì bạn cũng không nên làm như vậy đối với họ.

Để có được sự tôn trọng, chúng ta cần thể hiện sự tôn trọng của chúng ta trước. Tất nhiên, nếu sự tôn trọng của chúng ta bị đối đãi bằng sự thô lỗ thì đôi khi chúng ta phải thay đổi cách thức.

Trong từ điển trực tuyến của tôi có định nghĩa cô đọng như sau: Cách cư xử tốt: Lịch sự hoặc hành vi xã hội tốt.

Học cách cư xử tốt với mọi người xung quanh để hình thành nên nhân cách tốt
Học cách cư xử tốt với mọi người xung quanh để hình thành nên nhân cách tốt (Ảnh minh hoạ)

Theo định nghĩa này, hầu hết chúng ta nghĩ rằng mình sở hữu những cách cư xử tốt. Chúng ta cũng có thể từng biết người nào đó có cách cư xử phi thường. Ba mươi năm trước, một người bạn của tôi kết hôn với một người phụ nữ từ Long Island. Bởi vì tôi biết rất ít người trong đám cưới, nên tôi có nhiều thời gian để quan sát những vị khách khác.

Cụ thể hôm ấy có một thanh niên ở độ tuổi giữa 20 đã khiến tôi vô cùng ấn tượng với những cư chỉ lịch thiệp của anh. Anh đi vòng quanh chào khách, đưa tay chào một người phụ nữ lớn tuổi đang ra về và quỳ xuống nói chuyện với một đứa trẻ.

Trong cách cư xử của anh với những người khác vượt ra ngoài những cử chỉ đơn thuần. Bằng cách nào đó anh thể hiện sự quan tâm và lo lắng cho tất cả những người có mặt. Nếu chàng trai trẻ đó là một bác sĩ, sự ân cần của anh sẽ chiếm được tình cảm sâu sắc của bệnh nhân.

2. Vậy làm cách nào chúng ta có được cách cư xử tốt?

Nếu chúng ta tra trong từ điển, sẽ thấy một cụm từ: “hành vi xã hội được nuôi dưỡng tốt”. Đúng vậy, một cách cư xử tốt không phải là một phần của bản chất con người sinh ra đã có.

Đi kèm với pháp luật, cách cư xử ra đời để kiềm chế bản năng đối nghịch với xã hội. Nếu không có hàng rào của pháp luật và phong tục văn minh, chúng ta sẽ hàng ngày bắn chết người trên đường phố, đánh cắp hàng hóa của người hàng xóm, và sống một cách lạnh lùng và ác độc theo khẩu hiệu “khôn sống mống chết”.

Cư xử văn minh không tự nhiên có được, mà được hình thành qua quá trình giáo dục và thực hành trong cuộc sống. Chúng ta cần biết những hành xử xã hội cơ bản. Nhiều trẻ em học phép tắc xã giao tại nhà. Thanh thiếu niên có thể học ở trường đại học thông qua các khóa học “làm người lớn”. 

Nhìn chung, văn hóa Mỹ phần nào cung cấp những hướng dẫn cơ bản về cách hành xử. Trong đó nhấn mạnh quyền hạn và trách nhiệm, quyền tự do cá nhân đối với các nhiệm vụ cần thiết. Tuy nhiên, trên phương tiện truyền thông nước này cũng thể hiện những hành vi tệ hại.

Khi so sánh các cuộc tranh luận giữa Kennedy và Nixon ngày xưa với các cuộc bầu cử tổng thống gần đây, chúng ta sẽ thấy rằng: trong quá khứ, chúng ta không thấy có sự tấn công “vượn cáo” nào, không có nỗ lực vu khống. Hai người đàn ông đó có điểm yếu về tính cách, nhưng họ tranh luận về chính sách chứ không phải tính cách.

Ở thời đó, người ta gần như không nghe thấy lời thô tục ở quảng trường công cộng. Ngày nay, những lời thô tục thậm chí được đưa cả lên mạng bởi chính những người nổi tiếng và diễn viên.

Lucinda Holdforth từng viết: 

“Khi chúng ta thiếu lễ nghĩa trong cư xử, hoặc khi chúng ta mất kiểm soát bản thân, chúng ta sẽ mất đi nhân tố chính của con người. 

Thật đáng buồn khi sự kiềm chế dục vọng bị đánh giá thấp trong cuộc sống hiện đại.

Có một câu mà bây giờ đã lỗi thời: ‘Bạn ơi bạn quên mất bản thân rồi!’. Hãy giả sử rằng: bản chất một người không có những dục vọng xấu, mà là được giáo dục, là người chăm chỉ theo đuổi các tiêu chuẩn hành vi cao hơn, do đó việc nói rằng ‘bạn đã quên chính mình’ lại là có ý tốt – để nhắc nhở bạn cần quay lại các giá trị bản chất tốt đẹp của mình”.

Thực hành cách cư xử có lễ nghĩa và lịch thiệp sẽ khiến người khác cảm mến và tôn trọng chúng ta…

Thực hành cách cư xử có lễ nghĩa và lịch thiệp sẽ khiến người khác cảm mến và tôn trọng chúng ta.
Thực hành cách cư xử có lễ nghĩa và lịch thiệp sẽ khiến người khác cảm mến và tôn trọng chúng ta. (Ảnh minh hoạ)

Nếu những hành xử lịch thiệp trở nên phổ biến hơn, nếu tại gia đình và các trường học đều trở thành môi trường khuyến khích sự lịch thiệp, thì cách cư xử lịch thiệp và lễ nghĩa sẽ nở rộ trong cuộc sống. 

Như Holdforth chia sẻ: “Là một cá nhân trong xã hội, chúng ta cần giữ sự cân bằng tinh tế giữa các lễ nghĩa, quy tắc, tự do cá nhân và ổn định xã hội. Cách cư xử là một phương tiện đơn giản và hiệu quả để giải quyết phương trình phức tạp này”.

Judith Martin, từng đạt danh hiệu Hoa hậu ứng xử, đã phát biểu “Nghi thức xã giao là tất cả các hành vi xã hội của con người. Nếu bạn là một ẩn sĩ sống trên một ngọn núi, bạn không phải lo lắng về nghi thức xã giao. Nếu ai đó lên núi, thì bạn sẽ gặp vấn đề. Điều này quan trọng bởi vì chúng ta đều muốn sống trong các cộng đồng hòa ái”.

Các quốc gia trên thế giới ngày càng ban hành nhiều đạo luật, đó là bởi vì chúng ta mất dần cư xử văn minh với nhau. Chúng ta là những cá nhân có đủ năng lực thay đổi tình trạng này. Bằng những cư xử lịch thiệp giản đơn và kiểm soát tự ngã bên trong chúng ta, chúng ta có thể mang lại sự thay đổi, dù chỉ một chút, cho nền văn hóa nơi chúng ta sống.

Có một câu ngạn ngữ cổ thế này: “Cách cư xử làm nên một người đàn ông”.
Điều đó đúng, và cách cư xử cũng làm nên một nền văn hóa. 


Nội Nhiên 

Theo NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x