Truyện cổ Trung Hoa: Đâu là thật, đâu là giả?

Truyện cổ Trung Hoa: Đâu là thật, đâu là giả?
Một bức tượng của Lão Tử tại Lao Sơn ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: Shutterstock)

Ai mới là người điên?

Chuyện kể rằng, Bàng Thị người nước Tần có một cậu con trai, thuở nhỏ thông minh lanh lợi, vậy mà khi lớn lên, cậu lại không giống với những người bình thường khác. Hễ người ta nghe thấy tiếng hát thì cậu lại bảo đó là tiếng khóc, người ta nhìn thấy vật màu trắng thì cậu lại bảo đó là màu đen, người ta ngửi thấy là mùi thơm thì cậu lại cho đó là mùi hôi khó chịu, người ta nếm thử thấy đắng thì cậu lại thấy ngọt. Phàm là những gì cậu cảm nhận được, hay nhìn thấy được trong thế giới trần tục này hoàn toàn trái ngược với những gì người khác cảm nhận thấy.

Chẳng bao lâu sau, mọi người bắt đầu đồn thổi rằng con trai của Bàng Thị bị điên. Vì ngày đêm lo lắng về căn bệnh tâm thần của con trai mình, nên Bàng Thị ngày một héo hon. Bà nghe nói rằng nước Lỗ là một vùng đất của chính nghĩa và lễ nghi. Nơi đó quy tụ nhiều bậc chính nhân quân tử hơn nước Tần, kể cả Khổng Tử cũng từng sống ở đó. Ấp ủ hy vọng rằng sẽ có ai đó ở nước Lỗ có thể chữa trị cho con trai mình, bà đã gói ghém hành trang cùng con trai lên đường.

Trên đường đến nước Lỗ, họ đã đi ngang qua Tương Ấp, tại đây họ đã gặp một người đàn ông thần bí với mái tóc bạc phơ. Ông lão này chính là Lão Tử. Bàng Thị đã kể với nhà hiền triết vĩ đại này về chứng bệnh của con trai mình và họ đang trên đường đến nước Lỗ để tìm cách chữa trị. Nghe bà nói xong, Lão Tử cười lớn và đáp rằng:

“Làm sao bà biết được là con trai bà bị điên?” Lão Tử hỏi. “Con người ngày nay không còn ai có thể phân biệt được đúng sai nữa, trong đầu lẫn lộn không biết thế nào là đúng sai phải trái rồi.”

Lão Tử tiếp tục nói, “Trong đầu chỉ nghĩ đến tư lợi, trong tâm lúc nào cũng lo sợ lợi ích cá nhân bị tổn thất đã khiến nhận thức của con người về thế giới này đảo lộn hết cả rồi. Đó mới là điên thực sự. Bởi vì mọi người đều bị điên hết cả, nên họ đâu có nhận ra cái điên của mình. Giả như ai cũng ăn nói giống như con trai của bà, thì chẳng phải người điên chính là bà sao. Huống hồ, những người được gọi là bậc quân tử ở nước Lỗ lại là những người mơ hồ nhất. Họ trị quốc bằng cách làm thỏa mãn những mong muốn nhất thời của dân chúng thay vì hành xử theo lý lẽ thông thường. Con trai của bà tỉnh táo minh bạch là thế, vậy mà bà lại muốn tìm người điên để chữa trị cho cậu ta. Điều đó chẳng phải đáng cười hay sao? Mẹ con bà hãy mau chóng khăn gói trở về nước Tần đi.”

buc hoa ba nguoi nem giam cua thien su hakuin ekaku
Bức họa “Ba người nếm giấm” của Thiền sư Hakuin Ekaku, một trong những nhân vật quan trọng bậc nhất của lịch sử Thiền Tông ở Nhật Bản. (Ảnh: Tư liệu công hữu)

Cảnh giới của một người tu luyện

Ông Hakuin Ekaku (1686-1769), nổi tiếng ở Trung Quốc với cái tên Thiền sư Bạch Ẩn, là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Thiền Tông ở Nhật Bản.

Một lần khi thiền sư Hakuin Ekaku ra ngoài khất thực, một vị chủ nhà đã từ chối không cho ông thức ăn. Ông Hakuin không bận tâm và cứ đứng trước cửa nhà của họ. Điều này đã làm cho người chủ nhà kia rất tức giận. Trong cơn thịnh nộ, người chủ nhà đã cầm cây chổi lên và đánh vị Thiền sư này, khiến ông ngất tại chỗ.

Một gia đình mở hiệu buôn bán gần nơi thiền sư Hakuin sinh sống có một cô con gái xinh đẹp, thế nhưng chưa thành gia lập thất mà cô đã mang bầu. Cha mẹ cô cảm thấy nhục nhã và quyết tìm cho ra ai là cha của đứa bé. Người con gái muốn bảo vệ danh tính cho chàng trai trẻ kia. Cô biết rằng phụ thân vô cùng kính trọng thiền sư Hakuin, vì vậy cô nói rằng Thiền sư là người làm cô có thai. Cha mẹ đã đưa cô đến chùa và chất vấn thiền sư Hakuin, ngài đã nhẹ nhàng đáp lại, “Thế à?”

Sau khi đứa trẻ được sinh ra, họ đã mang bé lên chùa và bảo ngài Hakuin, “Đây chính là cốt nhục nghiệt chủng của ông!” Tin đồn nhanh chóng lan truyền, và dân chúng đã kéo nhau lên chùa để rủa xả vị Thiền sư này, nói rằng ông là cáo đội lốt cừu. Tuy nhiên, vị thiền sư không hề phiền lòng và chăm sóc cho đứa bé một cách chu đáo.

Một năm sau, người con gái vô cùng cắn rứt lương tâm vì lời nói dối của mình, và cuối cùng thì cô đã không thể chịu đựng được nữa. Cô đã thú nhận sự thật với cha mẹ của mình. Cha mẹ cô cảm thấy vô cùng hối hận. Cả gia đình đã vội vã lên chùa dập đầu nhận lỗi với thiền sư Hakuin. Ông sẵn lòng trả lại đứa bé và cũng chỉ đáp lại, “Thế à?”

Tất cả những trải nghiệm đó đều rất thống khổ, tuy nhiên những sự nhẫn chịu đó lại được tính là tu luyện. Những người tu luyện đạt đến cảnh giới đó là đều phải là những người có tâm đại nhẫn.

Hoàng Long biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x