Truyện cổ tích chứa đựng trí tuệ và những điều kỳ diệu

truyện cổ tích,
Chi tiết tranh “Cinderella at the Kitchen Fire,” 1848, của Thomas Sully. (Ảnh: Tài sản công)

Truyện cổ tích không phải để dạy con trẻ về sự tồn tại của cái ác. Ngược lại, những câu chuyện trí tuệ và diệu kỳ này trao cho trẻ nhỏ niềm tin rằng cái ác có thể bị đánh bại.

Khi tôi đang viết những dòng này thì ngay dưới khuỷu tay tôi là quyển “Những truyện cổ tích hay nhất thế giới: Tuyển tập vắn tắt dành cho độc giả” ấn bản năm 1967. Cựu thủ thư sách thiếu nhi cô Marie Cimino, đã giới thiệu bộ sưu tập 800 trang này bằng những dòng sau đây: “Sống ở đời, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, kẻ yếu sẽ được giúp và trẻ nhỏ cũng có thể là người thắng cuộc. Truyện cổ tích khiến ta an tâm, đồng thời thôi thúc trong ta khát khao được thấy những điều phi thường.”

Ở cuối bài viết ngắn này, cô Cimino đã thêm vài lời bình: “Khi nghe hoặc đọc truyện cổ tích, con trẻ sẽ được lãnh hội những hiểu biết mang tính vượt thời gian từ các thời đại đã xa xưa, khi cảm giác về sự kinh ngạc của người ta vẫn còn nguyên vẹn.”

Thật ra, nhiều người lớn cũng say mê “truyện cổ tích.” Nếu không tin xin hãy ghé thăm thư viện hoặc cửa hàng sách địa phương nơi bạn sinh sống, và bạn sẽ tìm thấy hàng tá tiểu thuyết hư cấu dành cho những độc giả trưởng thành: các tác phẩm kinh điển như Lord of the Rings – tác giả: Tolkien và Mountain Fol” (2021) – tác giả: John Hood, một câu chuyện hư cấu về thời kỳ cách mạng Hoa Kỳ, trong đó những nhân vật như Daniel Boone và George Washington cấu kết với những người lùn.

Trí tuệ

Tuyển tập vắn tắt những truyện cổ tích tất nhiên không thể thiếu truyện về nàng Cinderella. Hai người chị kế thường coi khinh và chế nhạo nàng Lọ Lem Cinderella, bà tiên đỡ đầu, chiếc hài thủy tinh, buổi dạ tiệc mà tại đó cô bé Lọ Lem đáng yêu đã lọt vào mắt xanh của chàng hoàng tử điển trai, sự tìm kiếm của hoàng tử sau khi Cinderella biến mất, và lời cầu hôn của chàng khi gặp lại nàng, tất cả những điều trên là những chi tiết kinh điển mà chắc hẳn mọi độc giả đều đã quá quen thuộc khi nhắc đến Cinderella.

Và ngay trước khi câu chuyện kết thúc:

“Hai người chị kế đã phủ phục dưới chân cô để cầu xin sự tha thứ vì tất cả những điều tệ bạc mà họ đã gây ra. Cinderella òa khóc, nàng ôm hai chị và sẵn sàng tha thứ cho họ bằng cả trái tim, và mong rằng ba chị em mãi thương yêu nhau.”

Và dòng cuối về cô bé Lọ Lem:

“Nàng Cinderella tốt bụng đã cho hai người chị kế vào ở trong cung điện và ngay trong ngày hôm đó đã giúp họ sánh đôi với hai vị đại thần của triều đình.”

Rõ ràng, phiên bản truyền thống của Cinderella dạy trẻ tính khiêm tốn, trao cho chúng hy vọng và những bài học về lòng khoan dung. Như Marie Cimino đã chỉ ra: “Những câu chuyện cổ tích khác như Chú gà nhỏ, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Hansel và Gretel, và nhiều câu chuyện khác nữa đóng vai trò dẫn dắt để trẻ phát triển những đức tính và trau dồi đạo đức.

Cảm giác kinh ngạc

Thêm vào đó, những con vật biết nói, yêu tinh, phù thủy độc ác và những anh hùng luôn kích thích và làm tăng trí tưởng tượng của trẻ nhỏ. Dù chúng đọc hay nghe những câu chuyện cổ tích, tâm trí của trẻ nhỏ cũng sẽ đắm chìm vào mạch truyện. Có lần tôi kể Truyện ngụ ngôn ba chú dê cho mấy đứa cháu còn đang tuổi đi nhà trẻ của mình, tôi đổi giọng để “lồng tiếng” cho từng chú dê và để pha trò.

Kết quả là lũ nhóc đã bị mê mẩn bởi câu chuyện ấy. Mới đây, một đứa cháu khác còn nằng nặc đòi tôi đọc đi đọc lại câu chuyện Jack và cây đậu thần, tôi cá rằng thằng nhóc, như tôi lúc nhỏ, đang tưởng tượng nó chính là Jack gan lỳ trong truyện.

Khi dần lớn, chúng ta có thể mất đi sự kinh ngạc đối với những câu chuyện cổ tích, nhưng khi xét về bản chất, những câu chuyện này không hề mất đi tính kinh ngạc vốn có. Giống như thể chất và trí tuệ, tính kinh ngạc cũng có thể được nuôi dưỡng khi ta biết cách rèn luyện.

Như khi con còn nhỏ, người mẹ thường chăm con trong giai điệu của những bài đồng dao và những câu chuyện cổ tích, để con trẻ có thể cảm nhận được sự kỳ vỹ và vẻ đẹp của thảo nguyên cũng như những gương mặt của những nhân vật cổ tích.

Truyện cổ tích
“Cinderella: A Perfect Match,” 1818, của Jean-Antoine Laurent. Sơn dầu trên vải; 22 inch x 18,1 inch. (Ảnh: Tài sản công)

Những dị bản

Thời gian dần trôi, những câu truyện cổ tích ngày càng được đón nhận bởi nhiều quốc gia khác nhau và rồi những dị bản cũng dần dần xuất hiện. Ví như từ xưa đến nay có rất nhiều phiên bản Cinderella từ khắp nơi trên thế giới.

Đặc biệt, có một số biến thể khá kỳ lạ – như một phiên bản từ nước Ý, Lọ Lem được sinh ra trong một cái bầu, bị mẹ bỏ rơi và bị hoàng tử đánh đập và lạm dụng cho đến khi cô ấy xuất hiện trước mặt anh ta, nhưng đây chưa phải là phiên bản kỳ lạ nhất bởi vì còn có nhiều phiên bản đen tối và ghê rợn hơn.

Trong một bài viết đã được đăng tải về “Những câu chuyện cổ tích được yêu thích nhất mọi thời đại,” Ariel Zeitlin chỉ ra rằng Cinderella là nhân vật đầu tiên trong danh sách này cho đến nay có thể có tới 1,500 phiên bản từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm ‘Cô gái mang đôi dép đỏ’ từ Ai Cập cổ đại và một phiên bản tiếng Trung vào thế kỷ thứ chín sau Công nguyên, phiên bản này đưa ra những lý giải khá hợp lý cho sở thích được sở hữu một đôi bàn chân nhỏ.

Liệu đó có phải là một bước tiến?

Tuy nhiên, liệu có khả thi để hiện đại hóa và thậm chí thay cốt truyện của những câu chuyện cổ tích khiến chúng khác xa với bản gốc.

Ashley Lee viết trong bài đánh giá của cô về bộ phim chuyển thể về nàng Cinderella mới nhất, “Tại sao nhân vật Cinderella được đóng bởi diễn viên Camila Cabello có đến bảy sự thay đổi so với nguyên tác?,” và rằng đây “không phải là câu chuyện cổ tích mà thế hệ mẹ chúng ta đã từng nghe.”

Trong phim, diễn viên Cabello vào vai cô bé Lọ Lem sống tại một tầng hầm để làm công việc thiết kế thời trang, thay vì là một hình phạt. Khách hàng đầu tiên của cô chính là Hoàng tử Robert, một nhân vật hoàng tộc không có ý định kế thừa ngôi vua.

Và bà tiên “đỡ đầu” của nàng Lọ Lem là một người phi giới tính mang tên Fab G, người muốn giúp nàng đi tới vũ hội hoàng gia để “gặp gỡ những người giàu có, những người sẽ thay đổi cuộc đời cô.” Và lạ thay, Lọ Lem đã từ chối lời cầu hôn của hoàng tử. “Tôi có những ước mơ mà tôi phải theo đuổi,” cô nói. “Vì thế, nếu đây là một sự lựa chọn, tôi xin được chọn chính mình.”

Trong khi, bộ phim nhạc kịch này người mẹ kế không độc ác như nguyên tác. Trong một cuộc phỏng vấn, biên kịch kiêm đạo diễn của bộ phim, ông Kay Cannon nói: “Tôi không muốn có bất kỳ ác nhân nào trong phim.” Thay vào đó, người mẹ kế van nài Cinderella hãy kết hôn với hoàng tử để giải quyết các vấn đề tài chính của gia đình.

Điều này đặt ra một câu hỏi hiển nhiên: Nếu một vị vua tương lai si mê bạn và bạn và bạn cũng mê mẩn anh ấy, tại sao lại không kết thúc bằng một hôn lễ, và trở thành nữ hoàng, rồi sau đó vẫn tiếp tục kinh doanh những trang phục do bạn thiết kế?

“Tôi chọn tôi.” Đó có phải là bài học chân chính mà chúng ta mong chờ từ những câu chuyện cổ tích?

Truyện cổ tích
“Hänsel và Gretel,” không rõ ngày tháng, của Alexander Zick. (Ảnh: Tài sản công)

Hãy tôn trọng truyền thống

Xét về lý, các nhà văn và đạo diễn có quyền làm theo những gì họ muốn khi dựng phim từ những câu chuyện cổ tích, nhưng họ cũng cần phải có trách nhiệm tôn vinh những giá trị về trí tuệ và đạo đức của tác phẩm nguyên gốc. Khi họ tạo ra một bà tiên đỡ đầu phi giới tính, họ đã bóp méo hình ảnh về một bà tiên “bà đỡ đầu.” Tệ hơn nữa, một nàng Cinderella với cái tôi cao ngất đã làm lệch lạc ý nghĩa của câu chuyện.

Trong một bài bình về Cinderella của Kay Cannon, một người bạn đã hỏi tôi, “Liệu những nhà làm phim đã suy nghĩ ngược lại với sở thích của khán giả?”

Câu hỏi của cô ấy khiến tôi phải suy ngẫm liệu rằng khán giả hiện tại có thích một cô bé Lọ Lem sống tự lập và có định hướng nghề nghiệp hơn là cô gái truyền thống trong phiên bản gốc hay không. Và điều này có ý nghĩa gì với chúng ta?

Sự kết nối và định hướng

Trong chương “Những Điều Trẻ Mẫu Giáo Cần Biết,” một phần của chương trình mang tên Kiến Thức Trọng Tâm dành cho học sinh từ lớp 6, được biên tập bởi E.D. Hirsch Jr. và John Holdren bao gồm những bài thơ và những câu chuyện cổ tích mà trẻ em thường được biết đến.

Mục đích của chương trình giáo dục này là để tất cả trẻ nhỏ, những tương lai của đất nước, cùng chia sẻ và trải nghiệm những bài thơ và câu chuyện cổ tích kinh điển xuyên suốt nền văn hóa của chúng ta, từ đó xây dựng sự liên kết giữa các cá nhân. “Jack và Jill,” “Cậu bé xanh,” “Cô gà nhỏ màu đỏ và Vịt con xấu xí” là những câu chuyện đã quá quen thuộc với phần đông chúng ta, chúng như những kho tàng cung cấp vốn sống quý giá đến những công dân nhí.

Trong phần Lời nói đầu của cuốn sách “Từ điển mới về kiến ​​thức văn hóa: Điều người Mỹ cần biết,” tác giả Hirsch đã đào sâu về khái niệm này: “Cộng đồng được xây dựng từ kiến ​​thức và giá trị (được chia sẻ) — những kiến thức được xem là hiển nhiên ngay cả khi ta đọc sách hay xem báo chí, và những kiến thức này cũng lại được xem là hiển nhiên như một chất liệu có chức năng kết nối chúng ta.

Những câu chuyện cổ tích truyền thống là một phần của thứ chất liệu đó. Ngoài ra, giá trị của những câu chuyện và tầm ảnh hưởng của những nhân vật anh hùng được khắc họa trong truyện cổ tích chính là phương hướng và kim chỉ nam trọn đời dành cho thế hệ mai sau. Như tác giả G.K. Chesterton đã viết:

“Truyện cổ tích không phải để dạy con trẻ về sự tồn tại của cái ác. Ngược lại, những câu chuyện cổ tích trao cho trẻ nhỏ niềm tin rằng cái ác có thể bị đánh bại. Ví như trẻ từ nhỏ đã biết về loài rồng, một nhân vật gần gũi trong trí tưởng tượng của chúng. Nhưng truyện cổ tích cho chúng biết về những nhân vật diệt rồng, như thánh George!”

Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Jeff Minick
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Ông Jeff Minick sống và sáng tác ở Front Royal, Virginia. Ông là tác giả của hai cuốn tiểu thuyết có nhan đề “Amanda Bell” và “Dust on their Wings,” và hai tác phẩm phi hư cấu mang tên “Learning as I Go” và “Movies Make the Man.”

Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Inline Feedbacks
View all comments
Chi
Chi
9 months ago

Minh Chân Tướng có thể tổng hợp lại các truyện cổ tích mà phiên bản không có tình tiết biến dị, lấy ác trị ác được không?Thực sự rất muốn đọc cho con mình mà giờ mua bên ngoài luôn có tình tiết như vậy

1
0
Bình luậnx
()
x