Thuận theo lẽ phải – Trời xanh ắt sẽ có an bài tốt đẹp

thiện ác hữu báo
Thắng người nhất thời thì dễ, thắng người trăm năm thì khó. (Ảnh: Pexels).

Thuận theo lẽ phải, Trời xanh kia ắt sẽ có an bài tốt đẹp – Thắng người nhất thời thì dễ, thắng người trăm năm thì khó. Nhân sinh tự cổ, thiện ác hữu tồn. Cường hào ác bá có thể bịt mắt che người dương thế chứ không thể che mắt đấng thần linh. Dương pháp có thể lọt chứ tâm pháp thì không…

Người không tin vào thiên lý, ắt sẽ bị lòng tham và dục vọng chi phối

Người không tin vào thiên lý, ắt sẽ bị lòng tham và dục vọng chi phối, gieo ác nhân, gặt ác quả. Người tin vào thiên lý thì nhân tâm chế ước, thiện duyên gieo mầm, thiện báo đắc phúc.

Trong tập “Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký“, Đại học sĩ Kỷ Hiểu Lam triều đại nhà Thanh có ghi một câu chuyện như sau: 

Một người họ Thôi nọ phát sinh tranh chấp với tên cường hào ác bá tại địa phương nên đã đâm đơn kiện hắn một cách rất có lý lẽ. Tuy nhiên tên cường hào ác bá này lại tư thông với quan lại địa phương nên có kiện cáo cũng bằng không. Căm phẫn bất lực, người họ Thôi này nghĩ đến việc tự sát, quyên sinh.

Đêm đó trong lúc mơ màng ngủ say, người họ Thôi mộng thấy gặp được người cha đã mất của mình. Người cha nói: “Người có thể bị lừa dối, nhưng thần thì không. Người có thể kết bè đảng tư lợi, nhưng thần thì không có gì gọi là bè đảng.

Con người tại nhân gian bị lừa dối ức hiếp rất nhiều, nhưng xuống cửu tuyền lại được bù đắp. Hiện nay những kẻ cường hào tự tại, đắc thời gặp thế nhưng 10 năm sau khi phải đối diện trước đài gương nghiệp nợ thì đều phải run sợ (Gương nghiệp nợ là ý nói dưới âm phủ có gương chiếu soi mọi hành vi tốt xấu của đời người để luận tội đúng sai).

Cha hiện nay là người phụ trách trà nước dưới âm phủ nên có cơ hội nhìn thấy quan phán tư đã ghi sổ những người ức hiếp con, con không cần phải phẫn nộ làm chi”.

thuận theo lẽ phải, an bài tốt đẹp, trời xanh
Hiện nay những kẻ cường hào tự tại, đắc thời gặp thế nhưng 10 năm sau khi phải đối diện trước đài gương nghiệp nợ thì đều phải run sợ… (Ảnh: Needpix).

Nghe xong cha mình nói vậy, người này tỉnh dậy trong lòng không còn điều gì oán hận nữa, cũng quên đi ý niệm tự sát của mình.

Ai thấu hiểu văn hoá truyền thống đều biết tự sát là có tội. Sinh mệnh con người do thần an bài, không thể tuỳ ý sát hại. Con người trong hoàn cảnh khổ nạn nhờ vào thiện niệm mà vượt qua, quay đầu nhìn lại tất cả chẳng là gì cả. Tuy nhiên sau khi tự sát thì sinh mệnh con người lại phải rơi vào không gian thống khổ vô cùng.

Cổ ngữ có câu: “Trên đầu ba thước có thần linh“, con người sống tại nhân gian tốt xấu đều có thần minh theo dõi, mỗi một việc tốt, một việc xấu đều được ghi chép rõ ràng. Thiện ác hữu báo có nghĩa là không phải không báo mà là thời gian chưa đáo. Trời cao có đức hiếu sinh, đôi khi nhân quả chưa báo cũng là để cho người sai có cơ hội sửa mình. 

Câu chuyện bỏ ác hướng thiện cảm động lòng người

Trương Phụng Cửu người Cát Lâm, vì làm việc nghĩa học mà quyên tiền từ thiện nên đã bị cảnh sát tới kiếm chuyện, cố ý gây phiền phức đem bắt đi trói 2 tay lên cột. Trước đây Trương Phụng Cửu từng kết giao với một đạo nhân, nghe đạo nhân nói:

“Khi người khác đánh mình nếu không có tâm oán giận nào thì sẽ giảm được đau đớn, nên khi ấy, Trương Phụng Cửu không những không sinh oán giận mà còn phát tâm từ bi, nhìn mấy người cảnh sát đó thật là khổ sở đáng thương, vì một chút lợi ích mà tổn thương tới lương tri của mình, đánh mất đi tương lai tốt đẹp của bản thân. 

Bốn tên cảnh sát ngồi đó đánh bài, dường như đã quên đi mất Trương Phùng Cửu. Treo đến 10 giờ đêm, đột nhiên trong tâm Trương Phùng Cửu có linh cảm tới khi trời sáng, mấy người cảnh sát này sẽ có nguy hiểm đến tính mạng. Anh nhìn mấy người họ thấy còn rất trẻ nên không đành lòng mà rơi lệ.

Một tên cảnh sát nhìn thấy nói: “Xem ngươi một tiếng cũng không kêu tưởng là anh hùng, hoá ra chỉ là phường gấu chó, mang hắn xuống đi”.

Trương Phùng Cửu nói: “Tôi không phải khóc cho mình mà là khóc cho sự đáng thương của các anh!”. Sau đó nói rõ ra những việc làm sai trái của cảnh sát, đồng thời cảnh cáo: “Khi trời sáng các anh sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng”.

Thuận theo lẽ phải
Thiện ác hữu báo có nghĩa là không phải không báo mà là thời gian chưa đáo. (Ảnh: Pexels).

Bốn cảnh sát nọ lúc đầu vốn dĩ không tin, nhưng xét thấy những việc làm sai trái trước kia của họ tưởng chừng như không có ai biết, ấy vậy mà Trương Phùng Cửu này lại nói ra không sai chút nào, cho nên họ bắt đầu lo lắng.

Trương Phùng Cửu nói tiếp: “Trời không còn sớm nữa, các người không mau tránh đi e rằng sẽ không còn kịp đâu! Nếu các người không tin thì có thể mang tôi đi cùng, xem xem có chuyện gì phát sinh không? Như vậy chẳng phải sẽ rõ ràng sao? Vậy là họ cùng trốn đi.

Trời vừa sáng, quả nhiên có một đại bang thổ phỉ đến vây đánh cả sở cảnh sát, may thay cả bọn họ đều đã trốn đi. Sự việc xong xuôi, 4 người cảnh sát cho rằng Trương Phùng Cửu là ân nhân cứu mình nên đã cho ông ra về. Trương Phùng Cửu đáp: “Không được, ta vì cứu các anh mà tiết lộ thiên cơ, nếu như các anh không bỏ ác làm thiện, trời cao ắt cũng sẽ tìm cơ hội khác lấy mạng các anh, ta cũng vì thế mà đại nạn giáng đầu”.

Bốn người cảnh sát nghe vậy đều nói: “Chúng tôi từ nay nhất định bỏ ác hướng thiện, chúng tôi sẽ từ chức về quê làm ruộng, báo hiếu mẹ cha, hoà ái xóm làng, làm nhiều việc tốt, không làm việc xấu, như vậy có được không? Trương Phụng Cửu đáp: “Nếu thực sự có thể làm vậy thì trời cao nhất định sẽ tha thứ cho mọi người, tôi cũng không phải chịu tội tiết lộ thiên cơ”.

Sau đó 4 người cảnh sát thực sự đã làm như những gì họ nói, luôn làm việc thiện, kết quả họ đều thọ ngoài 70.

Con người nên thuận theo thiên lý

Thiên lý là điều vĩnh hằng bất biến, sẽ không vì xã hội đổi thay mà biến đổi. Bốn người cảnh sát vì vô minh mà làm ác nhưng sau được Trương Phụng Cửu điểm ngộ khai sáng, tin vào nhân quả thiện ác nên đã bỏ ác làm lành, cuối cùng đều được phúc báo. Đây cũng là điều thiện nhân thiện quả. 

Nhân sinh tự cổ, thiện ác hữu tồn. Con người không nên vì cái được nhất thời mà mất cái bền lâu. Thắng người nhất thời thì dễ, thắng người trăm năm thì khó. Cường hào ác bá có thể bịt mắt che người dương thế chứ không thể che mắt đấng thần linh. Dương pháp có thể lọt chứ tâm pháp thì không.

Thế nên:

Sống sao cho trọn kiếp người,
Vui cười được mất ấy thời cũng qua.
Trăm năm thoáng chốc đã già.
Trở về cát bụi cũng là hư vô…


Tác giả: Minh Khắc

Theo: zhengjian.org

Vũ Minh biên dịch

Link bài dịch: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x