Tại sao nhiều người giỏi lại không thành công? Bởi vì phạm vào 4 điều này

Tại sao nhiều người giỏi lại không thành công? Bởi vì phạm vào 4 điều này
Tại sao nhiều người giỏi lại không thành công? Bởi vì phạm vào 4 điều này. (Pexels)

Đời người không thể tách rời khỏi sự tương tác xã hội. Người có những mối quan hệ cá nhân tốt sẽ giúp họ có con đường rộng mở hơn trong cuộc sống. Do đó, nếu muốn có những mối quan hệ cá nhân tốt đẹp và suôn sẻ, có sự nghiệp thành công, thì nhất định cần tránh bốn điểm sau đây.

Doanh nhân nổi tiếng Andrew Carnegie, người được mệnh danh là Vua thép đã từng nói: “15% thành công của một người phụ thuộc vào kiến ​​thức chuyên môn, trong khi 85% phụ thuộc vào các mối quan hệ cá nhân”.

1. Tự cho mình là trung tâm

Không biết quanh bạn có những người bạn như thế này không: Khi trò chuyện với họ, chỉ mới nói vài câu, liền có thể chuyển chủ đề sang chính bản thân họ. Họ sẽ kể lể cho bạn nghe chi tiết những chuyện lớn nhỏ trong cuộc sống của họ, đôi khi là bản tường thuật những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi lại là cảm xúc thất vọng họ từng trải qua trước đây, hoặc là phàn nàn về người hay sự vật xung quanh họ.

Những người quá coi bản thân là trung tâm, họ luôn muốn trở thành người điều khiển đề tài câu chuyện, và suy nghĩ của bản thân họ luôn được đặt lên hàng đầu. Người càng có tài thì càng dễ phạm phải việc coi mình là trung tâm.

Họ mặc định bản thân là nhân vật chính duy nhất và những người xung quanh chỉ cần hợp tác. Ở bên một người như vậy trong một thời gian dài sẽ chỉ tiêu tốn thời gian và sự kiên nhẫn của bạn, khiến bạn cảm thấy chán nản và thậm chí muốn bỏ chạy.

Một mối quan hệ tốt cần có sự đồng hành và lắng nghe nhau, để đôi bên cảm thấy thoải mái và không có áp lực.

Trong giao tiếp giữa các cá nhân, đừng chỉ quan tâm đến những gì người khác có thể làm cho bạn. Hãy trở nên khiêm tốn hơn, hào phóng hơn, không kiêu ngạo cũng không nóng nảy, từ đó sẽ giúp bạn trở nên cuốn hút hơn. Thế nên, một người thấy mình đã có tài rồi thì việc cần thiết nhất là tập trung vào dưỡng đức, thì mới đủ đức nâng đỡ tài năng.

2. Tâm lý ‘ghen ăn tức ở’

Người xưa có câu: “Khí nhân hữu, tiếu nhân vô” (đại ý là thấy người khác có thứ mà mình không có thì sinh ra tức giận, người khác không có thứ mà mình có thì cười nhạo đối phương).

Có người thấy người khác có cuộc sống tốt hơn mình thì sinh lòng ghen tị, còn thấy người không tốt bằng mình thì tỏ ra khinh thường.

Triết gia người Anh Bertrand Russell từng nói: “Ghen tị có thể là bản chất bất hạnh nhất của con người. Vì ghen tị, thay vì tìm thấy niềm vui từ những gì mình có, người ta liên tục thấy thống khổ từ những gì người khác có”.

Người không ăn được nho mà nói rằng nho chua, chính là thực tại đáng thương nhất. Không ai thích thành công của mình bị chà đạp dưới chân người khác. Thay vì coi thường thành công của người khác sau lưng, chi bằng tốt hơn hết hãy biến sự ghen tị thành động lực và trở thành người thành công trong mắt người khác. Như vậy bạn sẽ càng được tôn trọng hơn.

3. Tính toán chi li

Trong các mối quan hệ giữa người với người, điều tối kỵ nhất là tính toán chi li những điều nhỏ nhặt.

Bạn không cần phải quá thông minh, người biết tính toán thường thua trong tính toán; những người sẵn sàng chịu thiệt sẽ không phải chịu thua thiệt lớn.

Người mà lúc nào cũng tính toán với người khác và chiếm đoạt lợi của người khác, thực chất là tính toán với chính họ. Rốt cuộc thì ai muốn kết bạn với người như thế? Người như vậy chỉ có thể tự mình đào hố cho mình, tự mình nếm trái đắng.

Giữa người với người, đừng làm những điều hại người mà lợi mình. Đối đãi lương thiện với người khác thực ra cũng chính là đối đãi thiện với bản thân mình.

4. Không có chừng mực

Trong các mối quan hệ giữa con người với nhau cũng không thể tách rời khỏi sự “có chừng mực” này. Giữ đúng chừng mực là phép tắc xã giao hữu dụng nhất.

Chúng ta cần giữ vững chừng mực trong lời nói. Trong “Thượng Thần Tô Hoàng Đế Thư”, Tô Thức đã nói: “Giao thiển ngôn thâm, quân tử sở giới” (Bậc quân tử tránh không nói những điều sâu sắc với người quen biết sơ sơ). Đây không phải là sự khôn khéo, hiểu đời, mà là sự cơ trí trong cách xử thế.

Cho dù đó là một người quen bình thường hay một người bạn đồng cam cộng khổ, chúng ta cũng đều không nên nói tuỳ tiện, không cân nhắc.

Giữ vững sự độc lập của bản thân, trong giao tiếp với người, đừng bao giờ đánh mất chính mình. Trên đời không có người hoàn hảo, và không có ai được tất cả mọi người yêu quý. Do vậy trong giao tế với người, bạn không cần toả sáng khắp nơi, không cần biến bản thân thành người khác, chỉ cần là chính mình, vậy là đủ. Trong bất kỳ tình huống nào, đừng bao giờ đánh mất chính mình.

Theo Tống Vân – Aboluowang

Minh Thanh biên dịch

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x