Đạo đức là “lá bài” tốt nhất trong cuộc đời

đạo đức

“Phàm là làm người thì phải xét cái tâm; người tâm địa tốt là nghĩa sĩ hiền lương, kẻ tâm địa độc ác là chính thuộc loại hung dữ. Ví như quả trên cây, tâm là cuống, nếu như cuống bị hỏng thì quả sẽ rơi xuống”. Đạo đức chính là cái gốc của con người.

Nhiều người cho rằng Chu Dịch, tác phẩm kinh điển sau Liên Sơn, Quy Tàng, Kinh Dịch, là phương pháp luận Đạo giáo và Nho giáo Trung Hoa cổ đại, chỉ rõ quy luật và quy tắc phát triển, biến hóa của các sự vật trong vũ trụ, chỉ là “bói toán”. 

Thực ra bói toán ấy cũng không thật cần thiết, số phận tốt đẹp thực sự của một người kỳ thực đều nằm trong chính bản thân người đó, và điều quyết định thật sự số mệnh của con người chính là “đức”. Phong thủy chân chính là phong thủy của nội tâm, khi phong thuỷ trong tâm thuận lợi thì cho dù có phải đối diện với những thách thức bên ngoài như khó khăn thế nào đi nữa thì đều có thể gặp dữ hóa lành.

Trong cuốn Luận Ngữ cũng có ghi: “Bất hằng kỳ đức, hoặc thừa chi tu” ngụ ý rằng: người không thường giữ đức hạnh, quả thực là hổ thẹn. Khổng Tử cũng thường không xem toán mệnh bởi ông biết rằng phúc họa hư vinh tất cả đều nằm ở “đức” của con người.

đạo đức
Trong cuốn Luận Ngữ cũng có ghi: “Bất hằng kỳ đức, hoặc thừa chi tu” ngụ ý rằng: người không thường coi trọng đạo đức, quả thực là hổ thẹn. (Ảnh: Wikipedia)

Số mệnh của mỗi người kỳ thực không hàm chứa “thời cơ” và “vị thế”, nhân tố quan trọng nhất thực sự quyết định vận mệnh của một người chính là “đức”. Không có đức, thời cơ đến rồi cũng không nắm bắt được, không có đức cho dù ở địa vị cao cũng chỉ là thưởng hoa trong chốc lát.

Trong Chu Dịch – Khôn Quái có viết: “Trực, phương, đại, bất tập vô bất lợi“. Ý nói rằng một người tính tình ngây thơ, đơn giản, chính trực, có tầm nhìn lớn, bất luận đi đến đâu đều sẽ không gặp nguy hiểm hay bất lợi gì.

Vương Dương Minh thời nhà Minh là một triết gia nổi tiếng thường nghiên cứu về Chu Dịch, ông viết một bức thư cho con trai mình, nội dung chỉ vỏn vẹn trong 96 chữ, cuối cùng quy kết lại trong sáu từ “phàm tố nhân, tại tâm địa“. Ông nói: “Phàm tố nhân, tại tâm địa; tâm địa hảo, thị lương sĩ; tâm địa ác, thị hung loại. Thí thụ quả, tâm thị đế; đế nhược hoại, quả tất truỵ”. 

đạo đức
Vương Dương Minh từng viết thư cho con trai mình rằng: “Phàm là làm người thì phải xét cái tâm; người tâm địa tốt là nghĩa sĩ hiền lương, kẻ tâm địa độc ác là chính thuộc loại hung dữ…” .Đạo đức chính là cái gốc của con người.(Ảnh: Wikipedia)

Nghĩa là: “Phàm là làm người thì phải xét cái tâm; người tâm địa tốt là nghĩa sĩ hiền lương, kẻ tâm địa độc ác là chính thuộc loại hung dữ. Ví như quả trên cây, tâm là cuống, nếu như cuống bị hỏng thì quả sẽ rơi xuống”.

Tâm địa lương thiện, nhân phẩm ngay chính mới là điều trọng yếu của việc làm người, tâm địa giống như cuống của cây ăn quả, quả đều được kết ở trên cuống, không có cuống thì sẽ không kết thành quả, nếu như cuống bị thối thì quả chưa đợi được đến khi chín đã bị rụng xuống, điều này ám chỉ tâm địa của con người chính là cơ thể mẹ và thổ nhưỡng để thai nghén nên sự thành công.

Trong những năm Đạo Quang, trong bức thư Tăng Quốc Phiên viết cho người huynh đệ đã nói: “Chúng ta chỉ có thể dựa vào hai việc đó là tiến đức và tu nghiệp”… (Tiến đức, tu nghiệp đều trích từ Chu Dịch).

Thời thế thay đổi, mọi thứ đều đang biến hóa, những người có tiền ngày hôm nay, nói không chừng ngày mai sẽ bị phá sản; những người có địa vị ngày hôm nay, nghỉ hưu rồi cũng sẽ trở thành người bình thường, duy chỉ có những người nhân phẩm cao thượng, nỗ lực tu sửa tâm tính bản thân mới không bị những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng.

Nhân phẩm không dựa vào người khác cũng không dựa vào may mắn, nếu như nói con người trên thế giới có sự công bằng, vậy thì “đạo đức” chính là sự công bằng, còn vinh hoa phú quý, danh lợi, quyền lực, rất nhiều thứ đều là không chắc chắn bền lâu, đều có thể trêu đùa với số phận con người.

đạo đức
Nếu như nói con người trên thế giới có sự công bằng, vậy thì “đạo đức” chính là sự công bằng. (Ảnh: Pixabay)

Kim An Thanh thời nhà Thanh có tài cao, ông có năng lực quản lý tài chính cực kỳ tốt, nhưng “tâm thuật bất chính”. Kim An Thanh muốn được làm trợ tá của Tăng Quốc Phiên, cậy vào lực lượng của Tăng Quốc Phiên để đạt được mục đích vơ vét của cải cho bản thân.

Tương truyền rằng Kim An Thanh đã bảy lần xin gặp Tăng Quốc Phiên nhưng Tăng Quốc Phiên đều từ chối không gặp. Căn cứ vào những ghi chép của người thời đó, có một lần hai người gặp nhau, Tăng Quốc Phiên rất mực tôn trọng Kim An Thanh nhỏ tuổi hơn mình. Có người cảm thấy rất kỳ lạ bèn hỏi lý do, Tăng Quốc Phiên nói: “Hạng người này giống như quỷ thần, tốt nhất là cung kính và tránh xa họ ra”.

Những người có nhân phẩm kém, sẽ bị người khác trốn tránh, không muốn hợp tác, chỉ có những người coi trọng đạo đức, nhân phẩm cao đẹp, mới có thể thật sự làm người khác an tâm, mới có thể thật sự nhận được sự tín nhiệm của người khác.


Theo Secretchina

Anh Kỳ biên dịch

NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x