Dạy con sáng Đạo: Bài 6 – Không dạy mà giỏi

Không dạy mà giỏi
Ảnh minh họa: NTD

Lời dịch

Không dạy mà giỏi, chẳng phải Thánh sao?
Dạy rồi mới giỏi, chẳng phải hiền sao?
Dạy vẫn không biết, chẳng phải ngu sao?
Khốn khó rồi biết, chẳng phải trí sao?

Nguyên văn chữ Hán

不教而善,非聖而何
教而後善,非賢而何
教而不善,非愚而何
困而知之,非智而何

Âm Hán Việt

Bất giáo nhi thiện, phi thánh nhi hà (1)
Giáo nhi hậu thiện, phi hiền nhi hà (2)
Giáo nhi bất thiện, phi ngu nhi hà (3)
Khốn nhi tri chi, phi trí nhi hà

Diễn giải

(1), (2), (3): là câu có nguồn gốc từ sách “Tiểu học” của Thiệu Ung, một nhà lý học, dịch học, đạo sĩ đời Bắc Tống, Trung Quốc, nổi tiếng với tác phẩm “Mai hoa dịch số”:

Người không được dạy mà trở thành người tài đức, trí huệ thì chính là bậc Thánh nhân.

Người được dạy rồi sau đó trở thành người thiện, người giỏi thì chính là người hiền tài.

Người được dạy rồi mà vẫn không trở thành người thiện, người giỏi thì đúng là kẻ ngu dốt.

Người trong cảnh khốn khó mà giác ngộ chân lý, tức là bậc trí giả.

Câu chuyện tham khảo: 

Khổng Tử học đánh đàn cầm

Khổng tử, không dạy mà giỏi,
Ảnh minh họa: NTD

Khổng Tử bái Sư Tương, một nhạc sư nổi tiếng thời Xuân Thu làm thầy dạy chơi đàn cầm (cổ cầm). Sau một thời gian học một khúc nhạc, Sư Tương nói với Khổng Tử rằng: “Tôi tuy dựa vào tài gõ khánh để làm nhạc quan, nhưng lại sở trường về đàn cầm. Hôm nay ông đã học được khúc nhạc này rồi, có thể học sang khúc nhạc khác được rồi”.

Khổng Tử trả lời rằng: “Trò vẫn chưa học được kỹ xảo diễn tấu”.

Khổng Tử chuyên tâm luyện tập một thời gian, rất nhanh chóng đã nắm vững kỹ xảo. Thế là Sư Tương lại nói với Khổng Tử rằng: “Ông giờ đây đã học được kỹ xảo, có thể học sang khúc nhạc khác được rồi”.

Khổng Tử trả lời: “Nhưng trò vẫn chưa hiểu ý nghĩa và sự thú vị của khúc nhạc”.

Khổng Tử lại tiếp tục chuyên tâm luyện tập một thời gian, đã hiểu được ý nghĩa và sự thú vị của khúc nhạc. Lúc này Sư Tương lại nói với Khổng Tử: “Ông đã hiểu được ý nghĩa và sự thú vị của khúc nhạc này, giờ đây có thể học sang khúc nhạc khác được rồi”.

Khổng Tử vẫn muốn luyện tập nghiên cứu sâu hơn nữa nên trả lời rằng: “Trò vẫn chưa hiểu khúc nhạc này ca tụng ai”.

Thế là Khổng Tử lại chuyên tâm một lòng luyện tập ngày ngày, dùng tâm lĩnh hội nhân vật mà khúc nhạc ca tụng. Sau một thời gian, một hôm Khổng Tử suy nghĩ sâu xa, đứng trên nơi cao nhìn ra nơi xa xôi rồi nói: 

“Trò đã hiểu được khúc nhạc ca tụng ai rồi. Người này da ngăm đen, dáng cao cao, có tấm lòng rộng lớn, có tầm nhìn xa trông rộng, ánh mắt sáng nhìn khắp bốn phương. Nếu không phải Chu Văn Vương thì ai có thể như thế này đây”.

Sư Tương nghe vậy vô cùng kinh ngạc, lập tức rời khỏi chỗ ngồi rồi đến trước mặt Khổng Tử, hai tay chắp trước ngực bày tỏ thành kính và nói: “Ông đúng là Thánh nhân không gì không thông tỏ. Khúc nhạc này tên là “Văn Vương tháo” (Tiết tháo của Văn Vương)”

Xem tiếp: Bài 7 – Có ruộng không cày

Trung Dung

(Tham khảo: Secretchina.com)

Theo NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x