Dạy con sáng Đạo: Bài 21 – Vợ ác lụn bại

Dạy con sáng Đạo
Ảnh minh họa: NTD

Lời dịch

Vợ ác lụn bại, đố kỵ loạn nhà
Xảo quyệt là tà, kiêu ngoa dối trá
Vợ giúp quản nhà, thịnh suy từ đó
Gái ngoan kính chồng, trai ngu sợ vợ.

Chữ Hán:

孽妻敗嗣,妒婦亂家
巧譎是邪,驕訛是詐
婦人內助,盛衰之由
賢女敬夫,癡人畏婦

Hán Việt:

Nghiệt thê bại tự, đố phụ loạn gia (1)
Xảo quyệt thị tà, kiêu ngoa thị trá
Phụ nhân nội trợ, thịnh suy chi do
Hiền nữ kính phu (2), si nhân úy phụ (3)

Diễn giải:

Người vợ độc ác cay nghiệt thì con cháu đời sau lụn bại. Người vợ mà có tính ghen ghét đố kỵ thì gia đình, gia tộc rối loạn.

(1) Sách Vạn hoa lâu của Lý Vũ Đường đời Thanh, viết: “Lời nói xấu phỉ báng người khác làm loạn quốc gia, người vợ ghen ghét đố kỵ làm loạn gia đình, gia tộc”. (Nguyên văn: “Sàm ngôn ngộ quốc, đố phụ loạn gia”)

Người vợ xảo quyệt thì chính là kẻ tà ác. Người vợ kiêu ngạo, điêu ngoa là người giả dối, không Chân. 

Người vợ trợ giúp quán xuyến, thu xếp mọi việc trong gia đình, còn gọi là “nội tướng”. Một gia đình có yên vui, thịnh vượng hay không thì sự ảnh hưởng rất lớn từ vai trò của người vợ. Người phụ nữ được ví là phong thủy, là phúc khí quyết định sự thịnh suy của một gia đình. 

Người đàn ông ngu si là người sợ vợ, như vậy trật tự lễ nghĩa trong gia đình bị phá vỡ, khó tạo nên một gia đình hạnh phúc. Người phụ nữ hiền lương là người biết tôn kính chồng. Người phụ nữ có thể dưỡng tính như nước thì nhất định sẽ giúp chồng thành đức, gia đình viên mãn.

Người phụ nữ xưa được gọi là “nội trợ”, “nội tướng”. Người hiện nay hiểu sai từ “nội trợ”, cho rằng “nội trợ” là chợ búa, bếp núc. Thực tế “nội trợ” là trợ giúp chồng quản lý việc gia đình, giống như tể tướng trợ giúp vua quản lý quốc gia vậy. Toàn bộ trách nhiệm quản lý, sắp đặt, chăm lo mọi việc trong gia đình và giáo dục con cái là phân công thiên chức của phụ nữ. Còn người đàn ông phải có trách nhiệm gánh vác những việc nặng nhọc, việc xã hội, đồng thời đảm bảo đủ nhu cầu sinh hoạt cho cả gia đình, tạo dựng gia phong, nề nếp, nghiêm khắc dạy bảo con cái, và làm tấm gương cho vợ, con noi theo.

(2) (3): Sách giáo dục đạo đức xưa Tăng quảng hiền văn có viết: “Người ngu si thì sợ vợ, phụ nữ hiền lương thì tôn kính chồng”. (Nguyên văn: “Si nhân úy phụ, hiền nữ kính phu”).

Câu chuyện tham khảo:

Trưởng Tôn Hoàng Hậu – người vợ hiền hậu nhân đức

Vợ ác lụn bại
Ảnh minh họa: NTD

“Trong nhà có người vợ hiền lương, giống như quốc gia có vị tể tướng tài đức”. Trưởng Tôn Hoàng Hậu vợ của Đường Thái Tông Lý Thế Dân chính là người như vậy.

Trưởng Tôn Vô Kỵ là anh trai của Trưởng Tôn Hoàng Hậu, là bạn tri kỷ với Lý Thế Dân, giúp đỡ Lý Thế Dân thắng lợi lấy được thiên hạ. Đường Thái Tông muốn để cho Trưởng Tôn Vô Kỵ nhậm chức Tể Tướng, Trưởng Tôn Hoàng Hậu lại bẩm tấu rằng: “Thiếp đã được lập làm Hoàng Hậu, tôn quý vô cùng, thiếp thực sự không muốn để huynh đệ con cháu của mình phân bố đưa vào hàng ngũ triều đình. Lữ Hậu của Hán Triều, bỗng nhiên cả gia đình được vinh quang, có thể thấy bài học lịch sử mà làm tấm gương cho mình. Vì vậy, thiếp xin bệ hạ nhất định đừng để huynh trưởng nhậm chức tể tướng”.

Khi con gái của Trưởng Tôn Hoàng Hậu – Trưởng Nhạc Công Chúa xuất giá, Đường Thái Tông ban thưởng vật phẩm cho con gái nhiều hơn gấp đôi so với vật phẩm xuất giá của con gái Đường Cao Tổ – Trưởng Công Chúa. Chính vì điều này, đại thần Ngụy Trưng đã phản đối Đường Thái Tông.

Trưởng Tôn Hoàng Hậu sau khi biết được, không những không trách tội Ngụy Trưng, mà còn khen ngợi thêm nữa. Dưới sự lo liệu của Trưởng Tôn Hoàng Hậu, Trưởng Tôn Công Chúa đã không mang theo bất kỳ vật phẩm hồi môn phong hậu nào.

Trưởng Tôn Hoàng Hậu bình thường lời nói và việc làm, tuân thủ lễ chế, từ trước giờ không can dự sự việc chính trị triều đình. Nhưng bởi vì Trưởng Tôn Hoàng Hậu lời nói đoan chính ngay thẳng, Đường Thái Tông rất coi trọng vợ, thường cùng đàm luận chuyện quốc gia đại sự, đề cập đến các vấn đề chi tiết thưởng phạt.

Trưởng Tôn Hoàng Hậu không muốn để bản thân mình đảm nhận thân phận đặc thù nào can dự vào chuyện quốc gia đại sự, bà cho rằng nam nữ là khác nhau, nên tự mình đảm nhận trách nhiệm chức vụ của riêng mình.

Bà không can dự triều chính, lại luôn có những lời khuyên can có lợi đối với Lý Thế Dân, giúp đỡ chồng xử lý tốt quan hệ vua tôi, bổ nhiệm quần thần chính trực mà xa rời nịnh thần.

Tể tướng Ngụy Trưng trực ngôn can gián, gặp phải Lý Thế Dân làm những sự việc không đúng, ngay lập tức bước ra khuyên can, có lúc làm cho Lý Thế Dân rơi vào tình huống khó xử. 

Một lần, Đường Thái Tông muốn đi ra ngoại thành săn bắn, vừa mới xuất cung ra khỏi cửa, gặp ngay Ngụy Trưng ở đối diện, Ngụy Trưng thăm hỏi hiểu rõ tình huống, lập tức nêu lên ý kiến thưa với Đường Thái Tông rằng: “Trước mắt hiện đang vào giữa tiết xuân, vạn vật nảy mầm sinh trường, cầm thú mớm mồi cho con trẻ, không thích hợp đi săn, thỉnh bệ hạ hãy hồi cung”.

Đường Thái Tông nhất quyết muốn đi, Ngụy Trưng không chịu thỏa hiệp, đứng ở giữa đường kiên quyết cản lối ra của Đường Thái Tông. Đường Thái Tông trong cơn tức giận không thể ngăn trở, nổi giận đùng đùng xuống ngựa quay về cung.

Đường Thái Tông quay về cung gặp Trưởng Tôn Hoàng Hậu, vẫn còn đang tức giận mà nói: “Nhất định phải đem lão già ngoan cố Ngụy Trưng giết chết đi, mới có thể trút hết cơn giận dữ của ta!”

Trưởng Tôn Hoàng Hậu hỏi rõ nguyên do sự tình, thì lặng lẽ quay vào nội thất mặc lễ phục đội mũ, sau đó nét mặt trang trọng đến trước Đường Thái Tông, khấu đầu hành lễ, miệng nói ngay: “Chúc mừng bệ hạ!”

Hành động cư xử này của bà khiến Đường Thái Tông kinh ngạc hỏi: “Có việc gì hoàng hậu lại trang trọng như vậy?”

Trưởng Tôn Hoàng Hậu trịnh trọng trang nghiêm nói: “Thiếp từng được nghe, nếu hoàng thượng anh minh, thì đại thần sẽ hết mực trung thành. Giống như hôm nay Bệ hạ thánh minh, nên Ngụy Trưng mới dám nói lời ngay thẳng như vậy. Thiếp thân là hoàng hậu, nhìn thấy hoàng đế anh minh thần tử trung thành, một việc tốt như vậy, thiếp làm sao dám không mặc triều phục để chúc mừng bệ hạ?”

Đường Thái Tông nghe thấy vợ mình nói lời như vậy, có phần cảm động thấu hiểu, giận dữ cũng từ từ tiêu tan đi.

Năm Trinh Quán thứ 10, Trưởng Tôn Hoàng Hậu tạ thế tại điện Lập Chính, hưởng thọ 36 tuổi. Khi Trưởng Tôn Hoàng Hậu qua đời, Đường Thái Tông vô cùng đau khổ, cảm thấy từ bây giờ “mất đi 1 vị phò tá hiền lương!”.

Khi Đường Thái Tông tại vị, sáng suốt sửa đổi chính trị, kinh tế phồn vinh, trong lịch sử được gọi là “Trinh Quán chi trị” (Thời Thịnh trị những năm Trinh Quán), thành công này cũng có phần không nhỏ của Trưởng Tôn Hoàng Hậu – người nội tướng hiền lương của Lý Thế Dân.

Xem tiếp: Bài 22 – Phụ nữ bất chính

Trung Dung

Theo NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x