Dạy con sáng Đạo: Bài 18 – Trong nhà bài bạc

Dạy con sáng Đạo
Ảnh minh họa. (Ảnh: Secret China)

Lời dịch

Trong nhà bài bạc, gái trai đều ác
Trong nhà đàn hát, con gái ắt hư
Trong nhà cờ quạt, con trai sa sút
Trong nhà phép tắc, trai gái lễ nghi

Nguyên văn chữ Hán:

家中賭博,男女皆惡
家中有琴,女子必淫
家中有棋,男子必衰
家中有制,男女守禮

Âm Hán Việt:

Gia trung đổ bác, nam nữ giai ác
Gia trung hữu cầm, nữ tử tất dâm
Gia trung hữu kỳ, nam tử tất suy
Gia trung hữu chế, nam nữ thủ lễ

Diễn giải:

Trong nhà mà chứa chấp cờ bạc, sát phạt, đỏ đen thì con gái con trai trong nhà đều dễ trở thành người xấu.

Trong nhà mà ngày ngày đàn hát, chơi bời thì con gái sẽ dễ bị hư hỏng sa ngã. 

Thời xưa lễ nhạc là được sử dụng trong những hoạt động trang trọng như thờ cúng, tế lễ, hoặc để tu dưỡng tinh thần, là loại nhạc cao thượng gọi là nhã nhạc. Sau dần dần “lễ băng nhạc hoại”, con người dùng nhạc để thỏa mãn cảm giác an dật, tư dục nên nhạc trở nên phóng túng. Người không chú ý học hành tu dưỡng đạo đức thì chưa biết phân biệt nhã nhạc và tục nhạc, chưa đủ tư dưỡng đạo đức để biết thưởng thức nhã nhạc, từ đó dễ buông thả, sa ngã.

Trong nhà mà ngày ngày tụ tập đánh cờ, chơi bạc thì con trai sẽ suy bại vì mải mê cờ quạt được thua mà không dụng công chuyên tâm học hành.

Cờ cũng là một trong những thú chơi tao nhã của người xưa như “cầm kỳ thi họa” (Cờ, đàn cổ cầm, làm thơ, vẽ tranh). Đó là sau khi con người đã học tập tu dưỡng, trở thành người có đức hạnh cao thượng, có trí tuệ thông đạt, có kiến thức uyên bác rồi, thì khi đó đôi lúc rảnh rỗi họ cùng bằng hữu vui chơi tao nhã, vừa để giao lưu bằng hữu, vừa là cơ hội rèn luyện tâm tính, nuôi dưỡng tình cảm. Người tầm thường dung tục, chưa đạt được cảnh giới đạo đức và tri thức như thế mà đam mê cờ quạt đàn hát thì chỉ buông thả bản thân, chạy theo cảm giác dễ chịu, an dật, phóng túng.

Trong nhà có khuôn phép thì con trai con gái trong nhà biết lễ nghi, phép tắc mà rèn giũa bản thân thành người có văn hoá, có phẩm cách.

Câu chuyện tham khảo:

Bá Ấp Khảo giảng Đạo âm nhạc

Trong nhà bài bạc
Ảnh minh họa: NTD

Cổ cầm là do vua Phục Hy sáng tạo ra, chế theo thân hình phượng hoàng, chiều dài tượng trưng cho 365 ngày trong năm, ban đầu có 5 dây, tượng trưng Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). 

Chu Văn Vương sau này tưởng nhớ con trai trưởng Bá Ấp Khảo nên đã tăng thêm 1 dây thành 6 dây. Lúc Chu Võ Vương khởi binh đánh Trụ Vương, để tăng sĩ khí, ông lại tăng thêm 1 dây, do đó cổ cầm còn có tên “Văn Võ thất huyền cầm” (Đàn 7 dây của vua Văn vương và Võ vương). 

Bá Ấp Khảo là con trai trưởng của Văn Vương, là ấu chủ Tây Kỳ. Khi phụ thân bị giam giữ ở Triều Ca 7 năm, ông hiểu rõ thiên số, tận trung lễ quân thần, tận hiếu lễ phụ tử, bất chấp chúng thần khuyên ngăn, đến gặp Trụ vương dâng báu vật để thay phụ vương “chuộc tội”.

Bá Ấp Khảo giỏi cổ cầm, thế thượng vô song, phong tư tuấn tú nho nhã, làm cho Đát Kỷ khởi sắc tâm, lệnh cho Bá Ấp Khảo dạy đàn. 

Bá Ấp Khảo giảng Đạo âm nhạc, trong ngoài Ngũ hành, lục luật ngũ âm, tay trái mắt rồng, tay phải mắt hổ, ấn cung, thương, giốc, chủy, vũ.

Có 8 phương pháp đánh đàn là: mạt, khiêu, câu, dịch, phiết, thác, đả và trích.

Có 6 điều kỵ khi chơi đàn là: Nghe đau thương, khóc lóc, việc chuyên tâm, lòng phẫn nộ, giới dục, và kinh sợ.

Có 7 lúc không chơi đàn là: Mưa to gió lớn, đau buồn cực độ, áo mũ không chỉnh tề, say rượu loạn tính, không sạch hoặc gần cái dơ bẩn, không thơm hoặc gần với cái suồng sã, không hiểu âm nhạc hoặc gần với cái dung tục, gặp những cái này đều không chơi đàn.

Những lời Bá Ấp Khảo đã nói đến thủ pháp, âm luật, hoàn cảnh, tâm thái, tu dưỡng trong cổ cầm, đã phản ánh cổ nhân thông qua nhạc Đạo (Đạo về âm nhạc) để tu thân, thông qua nhạc Đạo mà tính tình vui vẻ, thông qua nhạc Đạo mà học lễ, lễ nhạc giáo hóa, âm nhạc, cổ cầm có thể làm công cụ tu thân, tu tâm dưỡng tính.

Bá Ấp Khảo dùng âm nhạc để chống lại sự dụ dỗ của sắc dục, để ca ngợi quân vương, tận cái hiếu của kẻ làm con, tận cái trung của kẻ bề tôi, sẵn lòng chịu thân bị chém nát như tương. 

Đời sau, Bá Nha và Chung Tử Kỳ tấu bản “Cao sơn lưu thủy”, Tấn Kê Khang ra pháp trường tấu bản “Quảng Lăng tán”, Cao Tiệm Ly dùng đàn họa Kinh Kha “Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn, tráng sỹ nhất khứ hề bất phục hoàn” (Gió hiu hiu kìa, Dịch thủy lạnh. Tráng sỹ ra đi kìa, chẳng trở về).

Xem tiếp: Bài 19 – Việc dù to nhỏ

Trung Dung

Theo NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x