“Hiếu” là mỹ đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Con người hiện tại giảng “Hiếu thuận”, trong lòng rất nhiều người sẽ nghĩ, “Hiếu” là đối với phụ mẫu, “Hiếu” chính là “Thuận”, thuận theo phụ mẫu chính là “Hiếu”. Thế nhưng các bạn có biết không? “Hiếu” chân chính kỳ thật có tầng hàm nghĩa sâu xa hơn, là phẩm đức làm người với nghĩa rộng hơn. Nó không chỉ là đối với phụ mẫu, “Hiếu” đối với phụ mẫu chỉ là một bộ phận nội hàm bên trong đó, càng không phải chỉ đơn giản thuận theo phụ mẫu đã là “Hiếu”.
Trong nho gia kinh điển có một bộ sách tên là “Hiếu kinh”, ghi chép tỉ mỉ lời giải thích của Khổng Tử đối với nội hàm của “Hiếu”.
Khổng Tử nói, hiếu, bắt đầu từ quan hệ tình thân, ở giữa là quan hệ với vua, cuối cùng là ở trên thân. Đại ý là nói, hiếu, tại chỗ nhỏ thể hiện quan hệ cùng với người thân, ở giữa thể hiện quan hệ với quân chủ, tại chỗ lớn thể hiện cách đối nhân xử thế và tu dưỡng đạo đức của một người. Nói một cách khác, hiếu đối với phụ mẫu, là thể hiện hiếu ở chỗ nhỏ. Hiếu là một phẩm đức của con người với ý nghĩa rộng hơn.
Con người có địa vị không giống nhau, trách nhiệm phải gánh vác cũng khác nhau, biểu hiện cụ thể của “Hiếu” cũng không hoàn toàn giống nhau. Đối với thiên tử mà nói, yêu thân nhân của mình, thì cũng không dám đối với người khác không tốt, tôn kính thân nhân của mình, thì cũng sẽ không lãnh đạm với người khác. Đem sự yêu kính đối với thân nhân của mình ứng dụng trên khắp con dân thiên hạ, bách tính sẽ nhận được ân huệ đủ đầy, đây là “Hiếu” của thiên tử. Đối với sĩ phu mà nói, dùng sự yêu kính cha mẹ của mình mà đối đãi với quân vương và người lớn tuổi hơn mình, không mất đi sự trung thuận, là “Hiếu” của sĩ phu. Đối với dân chúng bình thường, tuân theo đạo của trời đất, cần cù tiết kiệm, cung dưỡng cha mẹ, chính là “Hiếu” của người dân bình thường. Nói cách khác, “Hiếu” chân chính là chỉ một người có thể đối đãi với hết thảy mọi người xung quanh cũng giống như đối đãi với người thân của mình.
“Hiếu” là một loại bác ái có ý nghĩa rộng hơn vượt trên quan hệ máu mủ. “Dạy chữ hiếu, là kính người trong thiên hạ như là cha của mình vậy”. Mang trong lòng sự vô tư bác ái là cơ sở của tình yêu đối với cha mẹ và người thân. Sự yêu thương đối với cha mẹ và người thân là sự bác ái rộng lớn hơn thể hiện cụ thể trên thân họ. Cho nên Khổng Tử nói, trước hết hãy dạy bảo bách tính hiểu được bác ái, thì sẽ không có người vứt bỏ người thân của mình.
Hiện tại rất nhiều người vừa nhắc tới “Hiếu”, là nghĩ đến “Làm rạng rỡ tổ tông”. Tôi nghĩ nó dường như bắt nguồn từ Khổng Tử trong “Hiếu kinh” nói: “Thân thể tóc da, nhận từ phụ mẫu, không dám làm tổn hại, là bắt đầu của hiếu. Lập thân hành đạo, rạng danh hậu thế, để vinh hiển phụ mẫu, là điểm cuối của hiếu”. Trân quý thân thể sinh mệnh của mình, là bắt đầu của hiếu; tu thân tuân theo đạo nghĩa, rạng danh hậu thế, làm phụ mẫu được vinh hiển, là cực điểm cuối cùng của hiếu. Thế nhưng mọi người thấy “Rạng danh hậu thế”, lại coi nhẹ “Lập thân hành đạo”. Phải biết, “Lập thân hành đạo” ở phía trước, “Rạng danh hậu thế” ở phía sau. Khi mức độ đạo đức của nhân loại phổ biến tương đối cao, người rạng danh hậu thế đều là bậc sĩ có đức. “Rạng danh hậu thế” là kết quả tất nhiên của “Lập thân hành đạo”, chứ không phải mục đích làm người, “Hiếu” thông qua “Lập thân hành đạo” mà đạt tới. Khi đạo đức con người bắt đầu trượt xuống, “Rạng danh hậu thế” biến thành mục đích, thế là có người liền không từ thủ đoạn nào để leo lên trên. Kỳ thật “Hiếu” chân chính là nhờ thông qua tu thân dưỡng đức thực hiện được.
Với hành vi cụ thể, “Hiếu” thể hiện tại chỗ nào? Có phải hay không việc cung cấp cho cha mẹ điều kiện đời sống vật chất ưu việt chính là hiếu? Không phải. Đương nhiên làm con cái, phụng dưỡng cha mẹ là việc phải làm, nhưng còn có việc mà so với việc này càng quan trọng hơn. Một người tu thân dưỡng đức, sẽ mang đến cho cha mẹ hạnh phúc và bình an lâu dài. Một người kiêu ngạo và đố kỵ, dù cho họ có đạt được lợi ích nhất thời, thì theo thời gian lâu dài do hành vi của mình mà đem đến cho bản thân và người nhà tai họa. Khổng Tử trong “Hiếu kinh” giảng rằng, nếu như một người không thể làm được “vinh nhục bất kinh” (làm người trên không kiêu, làm kẻ dưới không loạn, tại nơi xấu không tranh), thì dù họ mỗi ngày dâng ẩm thực phong phú cấp dưỡng cho cha mẹ, cũng không thể nói là “Hiếu”.
Rất nhiều người đều có một loại quan niệm như vậy, cho rằng thuận theo yêu cầu của cha mẹ chính là hiếu. Kỳ thật đây là kết quả của việc đem “Hiếu” lý giải một cách phiến diện. “Hiếu” của kẻ thần tử là không muốn hãm quân vương vào bất nghĩa, làm con cái “Hiếu” là không muốn hãm phụ mẫu vào bất nghĩa. Cho nên nếu như quân chủ hoặc là phụ mẫu làm không đúng, làm thần tử hoặc là con cái nhất định phải khuyên can. Cũng chính là nói, sự hiếu thuận đối với phụ mẫu không thể lấy hi sinh thị phi để đánh đổi. Nếu như lấy việc hiếu thuận phụ mẫu để vì danh mà làm những sự việc không đúng, kỳ thật cũng là hãm phụ mẫu vào bất nghĩa, vậy thì càng chưa nói tới “Hiếu” được.
Văn hóa Trung Hoa có nội hàm rất sâu, nhưng suy cho cùng, đạo đức là hạch tâm của văn hóa Trung Hoa, “Hiếu” cũng giống như vậy. Một người có đạo đức cao thượng nhất định sẽ vô tư yêu mến thân nhân của mình; mà một người ích kỷ cho dù vào lúc không có mâu thuẫn có thể đối với phụ mẫu rất tốt, nhưng đến thời khắc mấu chốt nghĩ tới rất có thể vẫn là chính mình. Theo sự phát triển của xã hội, đạo đức nhân loại cũng đang trượt xuống, hàm nghĩa của “Hiếu” dần dần bị bẻ cong, trở nên nhỏ hẹp và bề mặt hóa. Kỳ thật khi con người trong xã hội có thể vì cái “tình” đối với người thân mà không có việc xấu gì không làm, thì xã hội này đã rất nguy hiểm.
Chuyển từ “Nhìn Trung Quốc”
Sương Sương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Nguồn: Epochtimes Việt Nam
- Xem thêm:
- Một thương nhân cả đời bán gạo vì sao không tu Đạo lại trở thành Tiên?
- Đạo làm giàu và dùng tiền của các thương nhân xưa
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!
Thật sự cảm kích