– Kính mời quý đọc giả cùng tìm hiểu và khám phá những bí ẩn về vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người, và cùng ôn lại những câu chuyện văn hóa truyền thống, nhằm nâng cao đạo đức, nhân tâm hướng thiện.
– Hôm nay chúng tôi hân hạnh gửi đến quý khán thính giả Câu chuyện y học: “Linh đan diệu dược của thầy thuốc Tôn Tư Mạc“ .
Video: Linh đan diệu dược của thầy thuốc Tôn Tư Mạc
Bài viết: Linh đan diệu dược của Tôn Tư Mạc – Lấy đức dưỡng tính, lấy đức dưỡng thân
[MINH HUỆ 10-03-2021] Tôn Tư Mạc là người Tôn Gia Nguyên, huyện Diệu, tỉnh Thiểm Tây, ông là một đại y học gia và dược học gia nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Tương truyền rằng ông đã sống đến 141 tuổi mới Tiên du.Tôn Tư Mạc đã sống qua ba triều đại, ông coi nhẹ danh lợi, không thích làm quan. Tuyên Đế và Tĩnh Đế triều Hậu Chu mời ông làm quan, và sau đó Tùy Văn Đế cũng mời ông làm bác sĩ Quốc tử, nhưng ông đều từ chối. Ông thường nói với những người thân cận: “Năm mươi năm nữa, khi có Thánh nhân xuất hiện, lúc đó tôi có thể giúp ông ấy cứu tế thế nhân”.
Khi Đường Thái Tông lên ngôi, ông đã hạ chiếu mời Tôn Tư Mạc vào cung. Khi Thái Tông nhìn thấy Tiên phong Đạo cốt của Tôn Tư Mạc, dung nhan rất hiếm thấy, ông cảm thán nói: “Cho nên mới nói, người có Đạo thực sự khiến người ta phải tôn kính! Trên đời những vị Thần Tiên như Tiện Môn, Quảng Thành Tử quả thực là có, làm sao có thể là lời nói hư giả được?”
Thái Tông muốn trao cho ông tước vị, nhưng ông kiên quyết từ chối, và chỉ muốn tu thân dưỡng Đạo, giúp đỡ dân chúng.
Tôn Tư Mạc cả đời tu dưỡng đạo đức, cứu tế người dân. Trong “Thiên Kim Yếu Phương”, ông viết: “Đức hạnh không tốt, dẫu uống ngọc dịch kim đan cũng không thể kéo dài tuổi thọ được”. “Đạo đức ngày một hoàn thiện, không cầu thiện mà tự có phúc, không cầu trường thọ mà thọ tự kéo dài”.
Nghĩa là: nếu đạo đức của một người không tốt, thì dù có uống tiên đan diệu dược, cũng không thể kéo dài tuổi thọ. Nếu đạo đức cao thượng và hoàn mỹ, không cần cầu vẫn nhiều phúc nhiều thọ, đây mới là ý nghĩa thực sự của sinh mệnh.
Loạn thế hành y, khám bệnh miễn phí đổi nhân sâm
Vào cuối triều đại nhà Tùy, thiên hạ hỗn loạn, nhưng Tôn Tư Mạc vẫn đi khắp nơi hành nghề y.
Một ngày nọ, ông đến địa giới của Cửu Giang, tỉnh Giang Tây để hành nghề y, một sự việc không ngờ xảy ra, ông bị một nhóm đạo tặc chiếm một quả núi và xưng vương ở đó nhầm là “kẻ thám thính”. Tôn Tư Mạc lúc đó đã 70 tuổi nhưng trông rất trẻ nên đã bị bắt đưa đến sơn trại.
Có người nói với thủ lĩnh nhóm cướp – Sơn Đại Vương, đây là kẻ thám thính. Tôn Tư Mạc đã nói với Sơn Đại Vương rằng: “Tôi không phải là kẻ thám thính, mà là thầy thuốc. Tôi đã 70 tuổi, làm sao có thể làm thám thính được?”
Các lục lâm hảo hán vô cùng ngạc nhiên, trông ông chỉ tầm 30, 40 tuổi: “Lẽ nào ông là Thần Tiên?”.
Khi Sơn Đại Vương biết ông thực sự là thầy thuốc, liền muốn ông ở lại và chữa bệnh cho tất cả già trẻ trên núi.
Sơn Đại Vương vốn không quan tâm đến thầy thuốc: “Ta tráng kiện như thế này, làm sao lại có nhiều bệnh thế?”
Tuy nhiên, Tôn Tư Mạc nói: “Ngài có phải hay bị đầy hơi tức ngực, tức bụng, đi tiểu nhiều lần, mất ngủ thường xuyên, sáng dậy miệng đắng, nướu răng chảy máu… ”
Nghe xong, hắn ta vô cùng sửng sốt và hiểu rằng đây không phải là một thầy thuốc bình thường.
Một người anh em kết nghĩa với Sơn Đại Vương bị bệnh nặng, nhưng thiếu một vị thuốc trọng yếu là nhân sâm, trên sơn trại không có, đành phải xuống núi thu mua. Sau khi Tôn Tư Mạc giải thích với Sơn Đại Vương, hắn ra lệnh: “Cướp, đi cướp nó về”.
Tôn Tư Mạc vội vàng nói: “Không thích hợp, trị bệnh cứu người, sao có thể làm việc bất nhân được?“
Nhưng sơn trại không có đủ ngân lượng để mua nhân sâm quý giá. Tôn Tư Mạc nói rằng nếu được phép xuống núi, ông có thể giải quyết êm đẹp.
Sơn Đại Vương lo lắng Tôn Tư Mạc đi xuống núi sẽ không quay lại, nên đã cho một người đi theo ông trong 6 ngày. Tôn Tư Mạc nói rằng đây là việc trị bệnh, cứu người, ông thề sẽ quay trở về sơn trại.
Khi đến một cửa hàng thuốc có nhân sâm dưới chân núi, Tôn Tư Mạc đề nghị sẽ ngồi tại cửa hàng khám bệnh trong 3 ngày, thù lao là 3 lạng nhân sâm, như vậy là vừa đủ dùng. Chủ tiệm gọi một tiểu nhị đến kiểm tra khả năng chữa bệnh của ông. Tôn Tư Mạc chẩn đoán người này bị đầy bụng, trướng bụng, đã bị 3 năm rồi.
Người chủ cửa hàng lấy làm kinh ngạc, liền ra điều kiện, Tôn Tư Mạc cần ngồi khám 8 ngày, nếu không thì không đổi nhân sâm. Tôn Tư Mạc nghĩ đến lời hứa 6 ngày nên đưa ra thêm điều kiện, ông có thể dốc sức làm trong 6 ngày, một ngày làm việc bằng 2 ngày và hứa rằng sau này khi có thời gian ông sẽ quay lại lần nữa. Lời nói của quân tử, tứ mã khó đuổi theo.
Sau khi ngồi khám bệnh, càng ngày người tới khám càng đông. Ba ngày sau, số bệnh nhân mà Tôn Tư Mạc tiếp nhận đã vượt quá tổng số người khám của hiệu thuốc từ khi khai trương trong nửa năm. Bệnh nhân lần lượt đến, cửa hàng đóng cửa rất muộn, Tôn Tư Mạc rất mệt nhưng ông vẫn kiên trì khám. Chủ tiệm thu được rất nhiều tiền tới mức phải dùng bao tải đựng.
Sáu ngày sau, cuối cùng ông đã có được 3 lạng nhân sâm. Khi trở về sơn trại, Sơn Đại Vương biết tình hình đã rất cảm kích và ban thưởng cho Tôn Tư Mạc. Sau khi uống thuốc, tình trạng của người trên sơn trại được cải thiện ngay lập tức. Tôn Tư Mạc tiếp nhận lòng tốt của Sơn Đại Vương, nhưng từ chối phần thưởng, chỉ đưa ra một yêu cầu được xuống núi. Tên thủ lĩnh cảm động trước y đức, nhất ngôn cửu đỉnh của Tôn Tư Mạc nên đã vui vẻ đồng ý.
Vào những năm cuối triều đại nhà Tùy, hôn quân Dương Quảng cầm quyền, dân chúng lầm than. Trong hoàn cảnh như vậy, tâm của Tôn Tư Mạc vẫn tĩnh như nước, cứu tử phù thương, trong bất kỳ hoàn cảnh nào ông đều mang tâm thuần thiện đãi người, không phân biệt bần phú quý tiện, những ai gặp ông cũng đều cảm động bởi sự thiện lương của ông. Quả thực câu nói “Thầy thuốc có lòng nhân, mạng người quan trọng nhất” được thể hiện rõ ràng vào đúng thời loạn thế.
Khi cổ nhân mô tả thế nào là cảnh giới cao thượng, họ đã dùng cụm từ “tận thiện tận mỹ”, tức là muốn đạt đến sự hoàn mỹ bằng tất cả tâm trí, và nỗ lực, đạt đến mức độ vị tha quên bản thân, thì quả là một mỹ đức bất cứ ai cũng ngưỡng mộ!
Dùng đức dưỡng tính, dùng đức dưỡng thân
Tôn Tư Mạc đã từng hành nghề y ở khu vực Tiêu Tác, Trung Nguyên trong hơn 20 năm.
Ông cư trú ở một gia đình tại một xóm núi nhỏ, ở cửa kê một cái bàn nhỏ, ông ngồi đó, ghế bệnh nhân đối diện, cố gắng để khoảng cách hai người ngồi càng ngắn càng tốt.
Tôn Tư Mạc chỉ thu của bệnh nhân số tiền thuốc ít ỏi, chỉ vừa đủ vốn. Trường hợp người bệnh gia cảnh nghèo khó, ông không lấy một xu, nên thực tế nó tương đương với khám chữa miễn phí.
Tôn Tư Mạc không chỉ kiên quyết thu phí ít hoặc không thu phí của bệnh nhân mà còn phản đối việc thầy thuốc cười nói huyên náo trước mặt bệnh nhân, chỉ chú ý đến niềm vui của mình. Ông viết rằng: “Một người bệnh nằm một góc thì cả nhà không vui, mà nỗi đau đớn khổ sở của người bệnh không giây phút nào nguôi. Còn thầy thuốc lại an nhiên vui sướng, hãnh diện tự đắc, đây là điều Thần và người lấy làm xấu hổ, là điều mà người đạo đức cao thượng không làm, đây là ý chỉ của nghề y”.
Tiếng tăm hành y chữa bệnh ở vùng quê của Tôn Tư Mạc tăng nhanh chóng, ngày càng có nhiều bệnh nhân tìm đến. Để tránh tình trạng bệnh nhân phải đi lại quá xa, ông đã áp dụng phương pháp “đi luân lưu các nơi điều trị”, tức là ở một chỗ trong một khoảng thời gian, sau đó chuyển đi nơi khác, cố gắng hết sức đi được nhiều nơi giúp nhiều người.
Trong “Đại y tinh thành”, ông đề ra rằng: “Phàm là đại y trị bệnh, cần phải an thần định chí, vô dục vô cầu, phát tâm từ bi, trắc ẩn, nguyện phổ độ cứu khổ, không hỏi quý tiện bần phú, già trẻ xấu đẹp, oán thân thiện hữu, hoa di ngu trí… tất cả đều như nhau, đều coi như là người thân”.
Ông cũng viết: “Mạng người là quan trọng nhất, quý nghìn vàng. Có thể chữa được thì dốc sức cứu người, thì có được đức còn quý hơn cả ngàn vàng”.
Thế là ông đều đặt tên cho các tác phẩm của mình với hai chữ “Thiên kim (nghìn vàng)”. Ông dùng đức tu thân, lấy bản thân làm gương, khắc những bài thuốc chữa bệnh thông thường lên bia đá và đứng ven đường nơi ở để ông tự chữa trị mà không lấy một đồng nào.
Tôn Tư Mạc đã dùng đức dưỡng tính, dùng đức dưỡng thân, diễn dịch nội hàm sâu xa của “Thiên Đạo kính úy” trong văn hóa truyền thống Á Đông, và trở thành một hình mẫu và giai thoại cho các thế hệ mai sau hiểu được truyền thống đạo đức của cổ nhân.
Bài viết của học viên Pháp Luân Công Đại Lục
Nguồn: Minh Huệ
Bài viêt liên quan: Y Sơn dạ thoại – Bờ bên kia của sinh mệnh
- Xem thêm:
- Khám phá “Tây Du Ký” (14): Hái trộm nhân sâm quả
- Khám phá “Tây Du Ký” (13): Khảo nghiệm thiện tâm của bốn vị thánh tăng
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!