Chánh Kiến: Giai điệu đầy sức lan tỏa của cây đàn Cầm

Giai điệu đầy sức lan tỏa của cây đàn Cầm
Giai điệu đầy sức lan tỏa của cây đàn Cầm

Chuyên mục: Văn hóa truyền thống

– Kính mời quý đọc giả cùng tìm hiểu và khám phá những bí ẩn về vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người, và cùng ôn lại những câu chuyện văn hóa truyền thống, nhằm nâng cao đạo đức, nhân tâm hướng thiện.

– Hôm nay chúng tôi hân hạnh gửi đến quý khán thính giả bài viết có tự đề: “Giai điệu đầy sức lan tỏa của cây đàn Cầm

Video: Giai điệu đầy sức lan tỏa của cây đàn Cầm

Giai điệu đầy sức lan tỏa của cây đàn Cầm | Văn hóa truyền thống
Video: Giai điệu đầy sức lan tỏa của cây đàn Cầm (Nguồn: Chánh Kiến)

Bài viết: Giai điệu đầy sức lan toả của cây đàn Cầm

Đàn Cầm Trung Hoa (còn gọi là đàn Cổ Cầm, hay Tam Thập Lục) không chỉ là một nhạc cụ âm nhạc để biểu diễn. Nó có một lịch sử lâu đời, mang những ý nghĩa văn hóa phong phú và uyên thâm. Các học giả và các nhà lãnh đạo cổ đại coi nó là thể hiện của những điều lý tưởng về tu dưỡng bản thân, sự hài hòa trong gia đình, tài thao lược và ổn định xã hội. Nó là biểu tượng của đời sống tri thức. Trong cuốn “Lễ Ký” có chép rằng: “Kẻ văn sỹ không tự nhiên mà rời chiếc Cầm hay chiếc đàn Sắt [một loại nhạc cụ âm nhạc lớn có dây] của mình.” Khổng Tử cũng từng nói: “Say mê trong thi ca, nguyên tắc trong lễ tiết, tài hoa trong âm nhạc”.

Chơi đàn Cầm là luôn hướng đến quan điểm nghệ thuật – thưởng thức ý nghĩa nội hàm hơn là chỉ dừng lại ở sự hoàn hảo trong kỹ thuật. Nó vượt ra khỏi biên giới của âm nhạc; hiện thân cho sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, cho khái niệm về vũ trụ giữa mối quan hệ của Trời và người, quan niệm về cuộc sống và đạo đức. Bởi thế nó trở thành một công cụ để để tu dưỡng phẩm chất đạo đức của một người, giác ngộ tới những chân lý cao hơn, và khai sáng cho con người. Các học giả gọi đó là Đức hạnh của đàn Cầm hay là Đạo của đàn Cầm. Trong cuốn “Chỉ dẫn về đàn Cầm” của Thái Ung, ông nói: “Thời xưa, Phục Hy làm ra cây đàn Cầm để kiềm chế bản thân khỏi lầm lạc và chống lại sự tăng trưởng của dục vọng, như vậy một người có thể tu luyện một cách có lý trí và trở về bản nguyên đích thực của mình”. Trong “Nhạc Ký”, một bản ghi chép cổ về âm nhạc có đoạn viết: “ Đạo hạnh là ngay thẳng nhất trong tự nhiên, và người chơi nhạc là cao quý nhất trong đạo hạnh”. Đạo hạnh là bản tính tự nhiên của con người, và âm nhạc là sự thăng hoa của đạo hạnh. Âm nhạc trong một cảnh giới cao chính là hiện thân của Đạo Trời. Khi thưởng thức âm nhạc, người ta được thấm nhuần trong đạo đức và được nâng lên một trình độ triết học khác.

Thời cổ, đàn Cầm là một nhạc cụ không thể thiếu được mà một người nam nhi phải học và rèn luyện. Người nhạc công phải chơi đàn với một tư tưởng chính trực và suy nghĩ ngay thẳng để đạt tới sự hài hoà giữa bản thể và tâm hồn. Trong lịch sử, nhiều người chơi đàn Cầm có được những phẩm cách cao quý, tiết hạnh và liêm khiết. Họ thường thể hiện sự lịch thiệp cao quý, và chơi đàn với sự kính trọng trong một khung cảnh thiên nhiên trang nhã. Tâm hồn của họ thanh tĩnh, khiến họ có thể đạt tới sự hài hoà với tự nhiên và giác ngộ tới chân lý cao hơn, giống như ông Kê Khang đã miêu tả trong một bài thơ:

Mục tống phi hồng,
Thủ huy ngũ huyền.
Phủ ngưỡng tự đắc,
Du tâm thái huyền.

Tạm dịch:

Mắt tiễn hồng bay,
Tay gẩy năm dây.
Cúi ngửa tự đắc,
U huyền thích thay.

Dù trong một khung cảnh hỗn loạn, một người vẫn có thể giữ được tâm thanh thản, ung dung chơi đàn. Giống như Đào Uyên Minh (220 – 589 SCN) đã miêu tả:

Kết lư tại nhân cảnh,
Nhi vô xa mã huyên.
Vấn quân hà năng nhĩ?
Tâm viễn địa tự thiên.

Diễn nghĩa:

Dựng lều tranh ở cõi người ta.
Nơi không có tiếng xe ngựa huyên náo.
Hỏi bạn có thể làm gì được?
Tâm ở xa thì đất tự dời theo.

Tâm hồn là trung tâm để chơi đàn Cầm. Một tâm hồn chính trực sẽ làm nên âm nhạc chính trực. Một tâm hồn cao cả làm nên âm nhạc với ý tứ sâu xa, rung động tới tận tâm can của người thưởng thức, khiến người ta cảm động, làm cho họ hiểu và hòa vào giá trị đạo đức của âm nhạc, tâm tình và sự phóng khoáng của người nhạc công. Nó là một thứ nghệ thuật của tự nhiên.

Nguồn: Chánh Kiến


Bài viết: Cổ cầm

 Văn hóa Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, Cổ Cầm lưu truyền hơn 3000 năm cũng có những nhân tố văn hóa thần truyền trong đó, mà các nhạc khúc của Cổ Cầm lưu truyền thế gian cũng có những nội hàm của riêng nó. Người xưa kính trời kính đất, chú trọng thiên nhân hợp nhất, trong văn hóa truyền thống đâu đâu cũng thấm nhuần loại nội hàm của tư tưởng này.

Cổ Cầm dài 3 xích 6 thốn 5 phân (khoảng 1,2m), vừa khớp với con số 365 ngày của một năm, đúng với thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời trong một năm. Cổ Cầm có 13 chủy (chủy – một trong 5 âm thời cổ đại), đối ứng với một năm 12 tháng, thêm tháng nhuận, tổng cộng là 13 [theo Âm lịch – ND]. Cổ Cầm mới đầu có 5 dây đàn, đối ứng với ngũ hành, theo truyền thuyết, Văn Vương vì tưởng niệm Bá Ấp Khảo nên đã thêm một dây nữa, nên gọi là Văn Huyền. Khi Võ Vương lật đổ vua Trụ, vì cổ vũ sĩ khí nên đã thêm một dây nữa, gọi là Võ Huyền, vậy nên đã hình thành đàn bảy dây, gọi là Văn Võ Thất Huyền Cầm, âm dương ngũ hành đều có hết ở trong đó. Bề mặt đàn có hình vòm cung, phía dưới hình vuông, có ý nghĩa là trời tròn đất vuông. Thời cổ đại giảng ngũ âm, gồm cungthươnggiácchủy, đối ứng với ngũ hành, lý tương sinh tương khắc cũng xuyên suốt trong đó.

Văn hóa thần truyền Trung Quốc tự nó có nội hàm vô cùng thâm sâu, về Cổ Cầm mà nói, cũng không chỉ đơn giản là vì giải trí mà xuất hiện. Người xưa trước khi đánh đàn, phải thắp hương đả tọa, tịnh tâm điều hòa hơi thở rồi mới gảy đàn, hơn nữa các bài nhạc tấu cũng không phải vì tiêu khiển mà xuất hiện, mà phải tuân theo “cầm giả, cấm dã, cấm chỉ vu ác, dĩ chính kỳ tâm” (người chơi đàn, cấm kị, cấm chỉ làm việc ác, để giữ cho cái tâm của bản thân được ngay chính), trong đó cũng đã bao hàm thành phần tu tâm, đáng tiếc là con người hiện đại ngày nay vì để thưởng thức âm nhạc, nên đã lệch khỏi văn hóa truyền thống quá xa rồi.

Có rất nhiều điển cố nổi tiếng về Cổ Cầm, nổi tiếng nhất phải kể đến câu chuyện Cao Sơn Lưu Thủy. Tài gảy đàn của Du Bá Nha cao siêu, có một lần đang gảy đàn, có một người tiều phu tên Chung Tử Kỳ nghe thấy, khi tâm tình Du Bá Nha đang trên cao sơn, Chung Tử Kỳ ngâm nga: “Hay cho tài gảy đàn, sừng sững như núi cao”. Khi tâm trí Du Bá Nha đang ngao du tại lưu thủy, Chung Tử Kỳ ngâm nga: “Hay cho tài gảy đàn, dạt dào như nước chảy”. Từ đó hai người kết bạn, trở thành tri âm. Sau đó Chung Tử Kỳ qua đời, Du Bá Nha cảm thấy không còn ai có thể nghe hiểu được tiếng đàn của ông nữa, thế là ông đã hủy cây đàn đi, từ đó về sau không gẩy đàn nữa. Thời Minh Thanh có người viết cuốn tiểu thuyết “Du Bá Nha đập đàn tạ tri âm”, chính là viết về câu chuyện này, do đó trong văn hóa truyền thống Cao Sơn Lưu Thủy cũng để chỉ về tri âm.

Thời cổ đại có câu chuyện về tứ đại danh cầm liên quan đến Cổ Cầm là Hiệu Chung Cầm, Nhiễu Lương Cầm, Lục Ỷ Cầm, Tiêu Vĩ Cầm.

Hiệu Chung Cầm, tương truyền Du Bá Nha đã từng gảy qua cây đàn này, nhưng có lẽ đây không phải là cây đàn mà ông đã đập. Về sau có người tặng cây đàn này cho Tề Hoàn Công, trong một lần diễn tấu, nhạc công tấu chuông, Hoàn Công gảy đàn, âm thanh bi thương, đã làm cho người hầu xung quanh đều nghe đến rơi lệ, cho nên đã để lại điển cố về Hiệu Chung Cầm.

Nhiễu Lương Cầm, tương truyền là do Sở Trang Vương sở hữu. Sở Trang Vương thích nghe tiếng đàn của Nhiễu Lương Cầm, đã từng bảy ngày không quan tâm đến triều chính. Vương hậu đã dẫn chứng điển cố mất nước của vua Kiệt, vua Trụ để khuyên ông, Trang Vương tỉnh ngộ, nén lòng sai người dùng gậy đập nát Nhiễu Lương Cầm, từ đó Nhiễu Lương Cầm không còn tồn tại nữa, chỉ lưu lại một đoạn điển cố ghi chép lại nội hàm của văn hóa truyền thống về cây đàn này.

Lục Ỷ Cầm, tương truyền Tư Mã Tương Như từng đàn qua cây đàn này và kết thân với Trác Văn Quân, do đó mà lưu một đoạn truyền thuyết về Lục Ỷ Cầm.

Tiêu Vĩ Cầm, tương truyền do Thái Ung thời Đông Hán chế tác. Thái Ung tính tình cương trực, không tham dự vào việc của triều đình, vì thế mà ông đi ẩn cư lánh nạn. Một hôm trên đường khi ở nhờ, nghe tiếng gỗ cây ngô đồng khi bị lửa đốt thì phát ra âm thanh trong trẻo véo von, nên ông đã chạy đến cứu khúc gỗ ngô đồng từ trong lửa ra, và chế thành đàn. Cây đàn đó âm sắc tuyệt mỹ, bởi vì phần đuôi của cây đàn vẫn còn lưu lại vết tích bị cháy, cho nên gọi là Tiêu Vĩ Cầm. Nghe nói Tiêu Vĩ Cầm đến thời đại nhà Minh vẫn còn tồn tại, về sau không biết thế nào nữa, nhưng câu chuyện về cây đàn này vẫn còn lưu truyền đến nay.

Những câu chuyện về Cổ Cầm vẫn còn rất nhiều, có thể lưu truyền đến hôm nay đương nhiên là có nguyên nhân. Văn hóa Thần truyền tuyệt nhiên không chỉ là đơn thuần vì đặt định cho xã hội nhân loại điều gì đó. Văn hóa mà lịch sử đặt định là vì Chính Pháp ngày hôm nay, dùng các phương thức khác nhau bao gồm hình thức âm nhạc để chứng thực Pháp cứu độ chúng sinh cũng là yêu cầu của Chính Pháp, tất cả đều phải xem chọn lựa của Sư phụ.

Tác giả: Tâm Huệ

Nguồn: Chánh Kiến

Bài viết liên quan: Tích đức hành thiện, nhận được phúc báo

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Inline Feedbacks
View all comments
Hoàng Bão
Hoàng Bão
2 years ago

Tuyệt vời

1
0
Bình luậnx
()
x