Chánh Kiến: Xuân Ủ Thu Đông – Y Sơn dạ thoại

Xuân Ủ Thu Đông | Y Sơn dạ thoại
Xuân Ủ Thu Đông | Y Sơn dạ thoại

Chuyên mục: Câu chuyện y học

– Kính mời quý đọc giả cùng tìm hiểu và khám phá những bí ẩn về vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người, và cùng ôn lại những câu chuyện văn hóa truyền thống, nhằm nâng cao đạo đức, nhân tâm hướng thiện.

– Hôm nay chúng tôi hân hạnh gửi đến quý khán thính giả Câu chuyện y học: “Y Sơn dạ thoại: Xuân Ủ Thu Đông“ (2).

Video: Xuân Ủ Thu Đông

Xuân Ủ Thu Đông | Y Sơn dạ thoại
Video: Xuân Ủ Thu Đông (Nguồn: Chánh Kiến)

Bài viết: Xuân Ủ Thu Đông

Người Trung Quốc có câu: “Xuân ủ Thu đông, bất sinh tạp bệnh” (Mùa xuân giữ ấm mùa thu để lạnh, thì tránh được tạp bệnh). Nghĩa là, mùa xuân đừng vội cởi bỏ áo bông, mùa thu cũng đừng hễ thấy lạnh thì mặc nhiều áo, thích ứng với việc ủ ấm hoặc để lạnh một chút, sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh.

Sau đây chúng tôi sẽ nói một chút về đạo lý trong vấn đề này.

“Xuân ủ Thu đông” là thể hiện của quan niệm dưỡng sinh thiên nhân hợp nhất trong y học cổ đại Trung Quốc. Trong “Hoàng đế nội kinh” viết rằng: “Con người sinh ra từ khí của trời đất, do quy luật bốn mùa mà thành”. “Vì lẽ âm dương bốn mùa nên vạn vật có khởi đầu và có kết thúc; đó cũng là cội nguồn của sinh tử; làm ngược lại quy luật đó thì sinh ra tai họa, tuân thủ quy luật đó thì phiền phức và bệnh tật không sinh ra, như vậy là hợp với Đạo”. Có nghĩa là con người sinh ra trong trời đất, cần phải dựa vào khí của tự nhiên để sinh trưởng, cần phải thuận theo quy luật âm dương biến đổi bốn mùa thì mới có thể sinh trưởng và phát triển. Muốn duy trì cơ thể khỏe mạnh, con người phải tuân theo quy luật biến đổi của âm dương.

Cụ thể nên thích ứng thế nào? Một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Vào mùa xuân, dương khí bắt đầu phát triển. Sang mùa hè, dương khí phát triển đến cực điểm, vạn vật phồn thịnh. Vào mùa thu, dương khí bắt đầu giảm xuống, thời tiết trở nên mát mẻ hơn. Tới mùa đông, dương khí ẩn trong lòng đất, lạnh làm nước đóng băng. Trong “Hoàng đế nội kinh” viết: Cho nên thánh nhân vào mùa xuân – hạ dưỡng dương, mùa thu – đông dưỡng âm, để thuận theo cội nguồn. Dưỡng dương có nghĩa là dưỡng cho dương khí sinh trưởng, phát triển; dưỡng âm là dưỡng cho dương khí tàng ẩn đi.

Chúng tôi nhận thấy rằng, mùa xuân là lúc dương khí bắt đầu phát triển, nếu bạn đã học vật lý thì sẽ biết rằng một vật thể lúc chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động là lúc có lực cản lớn nhất, vì vậy khi dương khí bắt đầu phát triển thì cũng là thời điểm khó khăn nhất. Như vậy, lúc này phải tìm cách giữ gìn và củng cố dương khí. Ví dụ, có thể mặc nhiều áo hơn một chút, ăn ít đồ ăn có tính lạnh để giúp tăng trưởng dương khí.

Vào mùa hè, dương khí phát triển đến mức cực đại, các hoạt động của con người cũng phải thích hợp với điều này. Cơ thể con người có thể vận động nhiều hơn, có thể tiết ra nhiều mồ hôi để đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Lúc này dương khí xuất hiện trên bề mặt cơ thể, dễ bị xuất hiện nội hàn (lạnh ở bên trong), vì vậy không nên ăn quá nhiều đồ ăn có tính lạnh, cũng không nên ở mãi trong phòng có điều hòa.

Vào mùa thu, thời tiết chuyển sang mát mẻ hơn, mùa thu không khí thường trong lành, dương khí bắt đầu giảm xuống. Và giống như mùa xuân, mùa thu cũng là thời kỳ then chốt của chuyển đổi âm dương. Để giúp dương khí giảm, có thể mặc ít quần áo hoặc ăn củ mài để dưỡng âm, giảm hỏa.

Mùa đông dương khí ẩn, vạn vật đìu hiu, nhiều động vật ngủ đông. Mọi người cũng nên chú ý không để dương khí lộ ra ngoài, mùa đông không nên bơi lội, ăn mặc phải ấm áp. Không nên ăn quá cay và chua để tránh hại âm. Không vận động quá mạnh, không đi xông hơi, ra nhiều mồ hôi sẽ làm dương khí tiết ra ngoài. Có một câu ngạn ngữ dân gian: “Mùa đông lúa mạch phủ ba lớp chăn thì năm tới gối bánh bao mà ngủ”. Điều này có nghĩa là năm nay có nhiều tuyết rơi, dương khí sẽ ẩn tàng tốt, thì năm tới sẽ có một vụ mùa bội thu. Cơ thể con người cũng vậy, nếu mùa đông dương khí ẩn tàng tốt thì sẽ có sức để phát triển trong năm tới. Trước đây khi đi du lịch đến Hải Nam, hướng dẫn viên nói với chúng tôi rằng chỗ họ có nhiều người từ vùng Đông Bắc đến mua nhà trên đảo Hải Nam, sau đó vào mùa hè họ trở về Đông Bắc sinh sống, mùa đông lại bay đến đảo Hải Nam để nghỉ đông. Tuy nhiên phần lớn những người đó là người bán thân bất toại (bị liệt nửa người) hoặc là những người đi lại phải chống nạng. Bởi vì đã sống lâu đời ở phương bắc nên họ quen với thổ nhưỡng bốn mùa thay đổi là xuân sinh hạ trưởng, thu thu đông tàng. Họ đi về phía nam nghỉ đông, cũng bằng như việc họ không có dương khí ẩn tàng, lâu ngày tất sẽ sinh bệnh.

Nói đến bệnh tật, chúng ta hãy nói về mối quan hệ giữa bệnh tật và bốn mùa.

“Hoàng đế Nội kinh” cho rằng bách bệnh đều bắt nguồn từ ẩm thấp, nóng lạnh, mưa gió, âm dương, hỷ nộ, ăn uống, cư xử. Khi bị bệnh, đa phần là “đán huệ nhật an”, tức là vào sáng sớm và ban ngày sẽ cảm thấy khá hơn một chút, đến xế chiều sẽ bắt đầu nặng hơn lên, và khi đêm đến thì càng trầm trọng hơn.

Tại sao lại như vậy? Người xưa tin rằng thiên nhân hợp nhất tức là con người và thiên thượng là một, con người và khí hậu có mối quan hệ với nhau, xuân hạ thu đông, khí hậu khác nhau có thể khiến tình trạng bệnh của con người có phần thay đổi, cho nên mới nói xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng. Khí của con người cũng thể hiện trạng thái xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng này. Trong một ngày từ sáng đến tối, cũng phân chia rõ như bốn mùa. Một ngày được chia thành bốn giai đoạn, buổi sáng là mùa xuân; ban ngày là mùa hè; khi mặt trời hạ xuống là mùa thu; nửa đêm được coi là mùa đông.

Lúc sáng sớm, khí của con người thăng lên, khí bệnh dần dần bị đẩy lùi về sau, gọi là “đán huệ” (khoan khoái vào buổi sáng sớm); ban ngày, đến lúc chính ngọ (12 giờ trưa), khí của con người bắt đầu tăng trưởng lên, khí bệnh càng lui dần, khí của con người khởi lên thì có thể thắng được tà khí, nên lúc này sẽ được an ổn, gọi là “nhật an”; đến chiều tối, mặt trời bắt đầu lặn xuống, khí của con người bắt đầu giảm sút, bệnh tật lại bắt đầu tăng lên. Nửa đêm khí của con người nhập tạng, tức là ẩn tàng dấu vào trong, sau khi nhập vào tạng phủ thì tà khí hoàn toàn chiếm giữ thân thể chúng ta, vì vậy chỉ còn tà khí trên thân, cũng chính vì vậy mà lúc này bệnh tình trở nên nghiêm trọng. Có nghĩa là bệnh tật có liên quan mật thiết đến bốn mùa trong năm và bốn giai đoạn trong ngày.

Chúng ta vừa nói về chủ đề “xuân ủ thu đông” và “thuật dưỡng sinh theo bốn mùa”. Thông qua quan điểm dưỡng sinh thiên nhân hợp nhất của Trung Y cổ đại này, chúng tôi mong các bạn có thể dưỡng sinh theo bốn mùa để có được sức khỏe dồi dào.

Loạt bài về “Y Sơn dạ thoại” là những trải nghiệm của người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trong quá trình thực hành theo chân lý vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” đã có nhận thức sâu sắc về nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ, cũng như nhận thức hoàn toàn mới về văn hóa và nghệ thuật chính thống của nhân loại. Nếu bạn quan tâm đến khám phá bí ẩn của vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người thì hãy tìm hiểu loạt bài này của chúng tôi, để cùng cảm ngộ cuộc sống bằng những ý tưởng mới và tư duy mới, tìm ra chân tướng của sinh mệnh.

Nguồn: Chánh Kiến

Bài viết liên quan: Nhịp điệu của sinh mệnh – Y Sơn dạ thoại

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x