Chuyên mục: Văn Hóa Truyền Thống
– Kính mời quý đọc giả cùng tìm hiểu và khám phá những bí ẩn về vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người, và cùng ôn lại những câu chuyện văn hóa truyền thống, nhằm nâng cao đạo đức, nhân tâm hướng thiện.
– Hôm nay chúng tôi hân hạnh gửi đến quý khán thính giả câu chuyện văn hóa truyền thống có nhan đề: “Nữ đức – Tương trợ chồng“
Video: Nữ đức – Tương trợ chồng
Bài viết: Nữ đức – Tương trợ chồng
Phần trước chúng ta đã điểm lại những yêu cầu về bồi dưỡng người con gái hiền lương trong các sách cổ, trong phần này chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem một thục nữ đoan trang sau khi xuất giá nên xử lý thế nào trong các mối quan hệ với nhà chồng, làm thế nào chăm lo gia đình đúng mực, tương trợ chồng đúng cách.
Trước hết hãy xem lại chương “Phụng sự chồng” trong sách Nữ luận ngữ:
Nữ tử xuất giá, phu chủ vi thân. Tiền sanh duyên phận, kim thế hôn nhân.
Tương phu bỉ thiên, kỳ nghĩa phỉ kinh. Phu cương thê nhu, ân ái tương nhân.
Cư gia tương đãi, kính trọng như tân. Phu hữu ngôn ngữ, trắc nhĩ tường thính.
Phu hữu ác sự, khuyến gián truân truân. Mạc học ngu phụ, nhạ hoạ lâm thân.
Phu nhược ngoại xuất, tu ký đồ trình. Hoàng hôn vị phản, chiêm vọng tương tầm.
Đình đăng ôn phạm, đẳng hậu xao môn. Mạc học lãn phụ, tiên tự an thân.
Phu như hữu bệnh, chung nhật lao tâm. Đa phương vấn dược, biến xứ cầu Thần.
Bách bàn trì liệu, nguyện đắc trường sanh. Mạc học xuẩn phụ, toàn bất ưu tâm.
Phu nhược phát nộ, bất khả sanh sân. Thối thân tương nhượng, nhẫn khí đê thanh.
Mạc học bát phụ, đấu nháo tần tần. Thô ti tế cát, uất thiết phùng nhân.
Mạc giáo hàn lãnh, đống tổn phu thân. Gia thường trà phạn, cung đãi ân cần.
Mạc giáo cơ khát, sấu tích khổ tân. Đồng cam đồng khổ, đồng phú đồng bần.
Tử đồng táng huyệt, sanh cộng y khâm. Năng y thử ngư, hợp nhạc sắt cầm.
Như thử chi nữ, hiền đức sanh văn.
Tạm dịch:
Nữ nhi xuất giá, chồng là người thân. Duyên phận kiếp trước, kiếp này hôn nhân.
Coi chồng như trời, nghĩa này chẳng nhẹ. Chồng cương vợ nhu, ân ái tương thân.
Ở nhà đối đãi, kính trọng như khách. Chồng có nói lời, nghiêng tai lắng nghe.
Chồng làm điều ác, khuyên can ân cần. Chớ học ngu phụ (vợ ngu), rước họa vào thân.
Chồng ra khỏi nhà, phải nhớ lộ trình. Chiều chưa về đến, tìm kiếm ngóng trông.
Giữ lửa hâm cơm, đợi người gõ cửa. Chớ học lãn phụ (vợ lười), trước lo an thân.
Chồng nếu có bệnh, cả ngày lao tâm. Khắp nơi tìm thuốc, khắp chốn cầu Thần.
Tìm trăm cách chữa, mong chồng sống lâu. Chớ học xuẩn phụ, không chút lo sầu.
Chồng nếu nổi giận, không thể oán hờn. Lùi mình nhường bước, nhẫn nhịn nhỏ âm.
Chớ học ngang ngược, tranh đấu ồn ào. Chỉ to áo mỏng, may vá khéo căn.
Chớ để giá lạnh, tổn hại thân chồng. Thường sẵn cơm nước, đối đãi ân cần.
Chớ để đói khát, ốm yếu khô gầy. Đồng cam cộng khổ, đồng phú đồng bần.
Chết chôn cùng huyệt, sống đắp cùng chăn. Giống như đôi cá, hòa nhạc sắt cầm (đàn sắt đàn cầm).
Nữ nhân như vậy, hiền đức vang danh.
Sau khi chép lại toàn bộ đoạn văn trên, lòng tôi tràn ngập cảm xúc! Trong gia đình có một người vợ tốt như vậy thì sao có thể không hòa thuận chứ!
Người phụ nữ trong cuộc hôn nhân tốt đẹp trọn vẹn đó đã được mô tả sống động trên trang giấy. Người phụ nữ lương thiện, dịu dàng cộng thêm đức tính nhẫn nhịn, ti nhược [1] như vậy thì người “phu quân như trời” nào mà không cảm động, không yêu thương bảo vệ đây!
Nhưng người phụ nữ hiện đại mà đọc đoạn này xong nhất định sẽ phẩy tay áo bỏ đi, còn ném lại một câu: “Ảo tưởng à? Tôi còn đang muốn tìm người chồng để hầu hạ tôi như vậy! Bảo tôi cúi đầu khom lưng hèn mọn như thế thì đúng là điên rồ!”
Quả đúng như vậy, kể ra ở trên có chừng 15-16 yêu cầu cụ thể, nhưng tìm xung quanh không được mấy người vợ có thể làm được một nửa. Xét từ gốc rễ quan niệm mà nói, có bao nhiêu người có thể coi chồng mình như “trời”? Sau hàng chục năm bị tà đảng tẩy não, những người vợ nên ở vị trí “đất” đã bị biến thành những người phụ nữ phải chống đỡ nửa bầu trời. Quan niệm và tư tưởng cùng chồng so vai gánh vác, thậm chí là áp chế chồng để làm “nữ thái thượng hoàng” đầy rẫy khắp nơi. Đó là lý do tại sao phụ nữ ngày nay tóc ngắn ngang tai, mặc quần ngắn cũn, mở miệng lớn tiếng, câu từ bất nhã, động tác thô bạo, nói năng thao thao, trách mắng không ngừng, cau mày trợn mắt. Vậy thì dù có thẩm mỹ, hút mỡ, cải tạo thế nào cũng chỉ là tô son trát phấn cho bộ xương khô mà thôi. Trong cái sắc đẹp ma mị đó hoàn toàn không có chút khí chất mỹ lệ nào, giống như đoá hoa tươi vẽ trên giấy trắng, tuy lộng lẫy nhưng vô hồn, không chút sinh cơ!
Than ôi! Giáo dục quan trọng biết bao! Giáo dục truyền thống có thể hun đúc một thiếu nữ thành một người vợ hoàn mỹ, kế tục và làm hưng thịnh phúc lộc của gia tộc. Ngược lại, giáo dục trong thời kỳ suy tàn thật sự hủy hoại hết những điều tốt đẹp, đoạn tuyệt họ khỏi hạnh phúc, biến người phụ nữ thành người mẹ mang bản tính quái vật, điều này nghe có vẻ hơi giật gân, nhưng nghĩ kỹ lại thì tất cả những người vợ hiện đại đều mang trong thân thể và tâm hồn ít nhiều những nhân tố ma tính, không đáp ứng được yêu cầu của Nữ luận ngữ. Cứ để văn hóa đảng tà ác tiếp tục xâm nhập như thế rồi đàn ông sẽ không thể tìm được những người vợ dịu dàng, chu đáo và thiện lương nữa, đón đợi họ sẽ là những nữ đấu sĩ mở đầu cho những cuộc chiến gia đình bất tận!
Thời xưa, quan hệ vợ chồng là khởi đầu của luân lý làm người, đạo nghĩa vợ chồng tuân theo đạo lý quy luật vận hành âm dương của trời đất, nam dương nữ âm, mỗi người mỗi khác, tính cách, trách nhiệm, phân công công việc cũng hoàn toàn khác nhau. Tục ngữ có câu: “Sinh con trai mạnh mẽ như sói, chỉ ngại nó nhút nhát nhu nhược. Sinh con gái gan nhỏ như chuột chỉ ngại nó hung dữ như hổ”. Muốn có được mối quan hệ vợ chồng hài hòa tốt đẹp, người vợ phải như đại địa có đức hạnh sâu dày chứa đựng, nâng đỡ vạn vật. Làm sao để có đức dày thì trong sách cổ đã đặc biệt nhấn mạnh hai từ “kính thuận”. Học được chữ “kính” thì mới giữ tròn được bổn phận người phụ nữ, giữ gìn được quy củ. Khi có thể đặt mình ở vị trí thấp nhất, coi mọi người xung quanh đều cao hơn mình, đều cần phải tôn trọng, thì cái tâm cung kính, ti nhược [1] này sẽ tự nhiên xuất hiện. Lại còn có thể “thuận”, gặp phải người hay việc ngang ngược thế nào cũng đều có thể buông bỏ cái tôi xuống, thuận với ý muốn của người khác [2], vậy sẽ tránh được những tai họa có thể xảy ra.
Trong quan hệ vợ chồng, đức tính “thuận” này của người vợ là một sự cung kính lâu bền, trong đó bao gồm biết dừng và biết đủ. Biết dừng lại đúng lúc thì dễ biết đủ, đối với chồng cũng nên hạn chế trách móc mà tăng phần tôn trọng, cung kính.
Quan hệ giữa vợ chồng là mối quan hệ thân cận, mật thiết nhất trong các mối quan hệ nhân luân, suốt đời sớm tối bên nhau, lâu ngày dễ sinh ra coi thường. Nếu ăn nói suồng sã vô ý, trong tâm tùy ý buông thả sẽ nảy sinh ý nghĩ xúc phạm chồng.
Nữ hiến viết: “Chồng là chỗ dựa cả đời của người phụ nữ, chỉ cần đạt được tâm nguyện của chồng thì cả đời an tâm rồi”. Song, muốn được chồng tôn trọng và tin tưởng từ tận đáy lòng, thì cần phải chuyên tâm nghiêm túc tu tập nữ đức. Vui vẻ rộng lượng đối đãi với chồng, nhất cử nhất động đều thủ lễ giữ nghĩa, nội tâm thanh tịnh, nhà cửa ngăn nắp sạch sẽ, tai không nghe lời thị phi, mắt không nhìn cảnh bất chính. Dù đi ra ngoài hay ở nhà một mình đều ăn mặc sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Lúc nào cũng nhắc nhở bản thân nghiêm túc tu tâm, nếu làm được thì tự nhiên cương nhu hòa hợp, âm dương cân bằng, gia đình hưng thịnh.
Mặc dù các yêu cầu trong Nữ luận ngữ người hiện đại cảm thấy khó mà đạt được, nhưng lại thường thấy trong các bài chia sẻ tâm đắc tu luyện của các nữ đệ tử Đại Pháp chúng ta, một số tình huống còn gian nan hơn nhiều so với những gì mà người phụ nữ hiền đức ngày xưa phải đối mặt. Ngay cả một câu “xem chồng như trời” đối với những người vợ đang tu luyện mà nói, làm sao có thể đối đãi với một người chồng không tu luyện như “trời”, vấn đề này cần bàn cụ thể hơn.
Là người tu luyện Đại Pháp, chúng ta biết mình đã từng là ai, cũng biết rằng chồng và mình có duyên phận rất lớn mới kết hôn với nhau. Đại Pháp của Sư tôn đã bao gồm hết thảy phương pháp xử lý các mối quan hệ trong vũ trụ, và cụ thể là xử lý mối quan hệ vợ chồng của con người. Những yêu cầu tiêu chuẩn trong sách cổ cũng là văn hoá truyền thống mà chúng ta đã theo Sư tôn đặt định ra trong lịch sử và truyền lại cho người thường từ trước khi Đại Pháp hồng truyền, cũng là những lễ pháp và hành vi quy phạm phù hợp nhất cần lưu lại cho con người tương lai. Kỳ thực, Pháp lý “Chân – Thiện – Nhẫn” của Đại Pháp không chỉ chỉ đạo cách người vợ đối đãi với chồng ra sao, mà đã bao quát và vượt trên cả các yêu cầu tiêu chuẩn đối với người vợ trong các sách cổ, các yêu cầu tiêu chuẩn truyền thống mà chúng ta tìm thấy và chia sẻ trong các sách cổ cũng chỉ là một vài trường hợp biểu hiện cụ thể của Pháp lý “Chân – Thiện – Nhẫn” thể hiện ra trong văn hóa truyền thống, “Chân – Thiện – Nhẫn” tu xuất ra trong Đại Pháp có thể viên mãn hết thảy các mối quan hệ của nhân loại, có thể thành tựu hết thảy lý tưởng chính thống của nhân loại.
Người phụ nữ xưa có thể làm được kính, thuận, khiêm, thiện, chúng ta cũng có thể làm được, hơn nữa còn có thể hoàn toàn làm tốt hơn, bởi vì xuất phát điểm họ làm là để bản thân họ có chỗ nương tựa suốt đời, để gia thế của họ được vẻ vang, để gia tộc của họ được thịnh vượng, còn xuất phát điểm và góc độ suy xét vấn đề của chúng ta cao hơn nhiều.
“Coi chồng như trời” đối với các nữ đệ tử tu luyện Đại Pháp chúng ta có một nội hàm khác, cần tu luyện tốt bản thân để thành tựu thiên quốc của chồng hoặc đưa anh ấy quay về gia viên tươi đẹp của chúng ta. “Thiên (trời)” này tốt đẹp, thù thắng hơn quá nhiều so với “trời” của con người!
Chúng ta cần học tập, thực hành và vượt qua. Bởi vì chúng ta là đệ tử của Phật Chủ, trong tâm chúng ta mọi thời khắc đều lấp đầy Pháp lý tối cao của vũ trụ “Chân – Thiện – Nhẫn”. Chúng ta có lý do để tin rằng không một hiền phụ lương thê nào trong bất kỳ thời kỳ nào của nhân loại có thể sánh được với những người vợ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta mới là những hình mẫu về đức hạnh cao đẹp cho các cô gái noi theo.
Nguồn: Chánh Kiến
Bài viết liên quan: Hạt Giống Sự Thật
- Xem thêm:
- Khám phá “Tây Du Ký” (14): Hái trộm nhân sâm quả
- Khám phá “Tây Du Ký” (13): Khảo nghiệm thiện tâm của bốn vị thánh tăng
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!