Chánh Kiến: Ma Thiên Quốc & Kim Tự Tháp – Phần 15/19

Ma Thiên Quốc & Kim Tự Tháp - Phần 15/19 | Khám Phá Sinh Mệnh
Ma Thiên Quốc & Kim Tự Tháp – Phần 15/19 | Khám Phá Sinh Mệnh

Chuyên mục: Khám Phá Sinh Mệnh

– Kính mời quý đọc giả cùng tìm hiểu và khám phá những bí ẩn về vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người, và cùng ôn lại những câu chuyện văn hóa truyền thống, nhằm nâng cao đạo đức, nhân tâm hướng thiện.

– Hôm nay chúng tôi hân hạnh gửi đến quý khán thính giả câu chuyện khám phá sinh mệnh có nhan đề: “Ma Thiên Quốc & Kim Tự Tháp – Phần 15/19

Video: Ma Thiên Quốc & Kim Tự Tháp – Phần 15/19

Ma Thiên Quốc & Kim Tự Tháp - Phần 15/19 | Khám Phá Sinh Mệnh
Video: Ma Thiên Quốc & Kim Tự Tháp – Phần 15/19 (Nguồn: Chánh Kiến)

Bài viết: Ma Thiên Quốc & Kim Tự Tháp – Phần 15/19

Sau khi Ma Thái trở về Ma Thiên quốc được ba năm, cũng là năm thứ chín khi Kim tháp đầu tiên được xây dựng, Ma Thái nằm mộng gặp thấy tượng Phật lớn, Phật từ bi nhìn nàng, trong lòng Ma Thái tràn đầy niềm vui và xúc động.

Sáng sớm hôm sau, Ma Thái kể lại giấc mơ này cho anh trai, nàng phấn khởi nói về bức tượng Phật, trong lòng cảm thấy rất xúc động, sau khi nghe xong, Ma Lạc trầm ngâm suy tư, và nói: “Ta trước giờ chưa bao giờ thấy tượng Phật đứng, nhưng nghe câu chuyện của em kể lại, ta có cảm giác rất thân thuộc, ta tin rằng, Phật vẫn luôn bảo hộ chúng ta, bất kể đã qua bao nhiêu kiếp nhân sinh”.

Văn Mỹ nói: “Còn nhớ không, sau khi tháp Phật được xây dựng xong, lớp đá tự động phong kín lại, xuất hiện một đàn thờ, trên mặt có viết chữ ‘Thập niên tế đàn khai, tái tạo Kim tháp lai’ (Sau mười năm đàn thờ được lập, lại xây thêm Kim tháp), những dòng chữ này tuy đã biến mất sau ba ngày, nhưng nó lại nhắc nhở chúng ta xây dựng Kim tháp, đúc tượng Phật”. Ma Lạc và Ma Thái giật mình, cùng đưa mắt nhìn nhau, cùng chung một suy nghĩ. Trong tâm Ma Thái luôn có sự kính trọng đối với sự vĩ đại của Đức Phật. Nàng nói với Ma Lạc: “Anh trai, em luôn cảm thấy rằng nên thờ cúng Phật, niệm đầu này càng lúc càng mãnh liệt, em sẽ đi gặp tế tư, thỉnh ông ấy xem xét vấn đề này”. Ma Thái kể lại cho tế tư việc mình đã thấy tượng Phật, tế tư nói: “Nước ta vừa xây dựng một Kim tháp, lần này, lại xây một Kim tháp lớn nhất để cúng thờ Đức Phật vĩ đại, hào quang của Phật sẽ chiếu sáng mọi nơi trên thế gian này. Công chúa hãy đi tìm Côn Luân, bàn bạc với anh ấy về việc đúc tượng Phật xem sao”.

Côn Luân có nghĩa là “cao lớn” trong ngôn ngữ lúc bấy giờ. Côn Luân là con trai của người thợ thủ công già tên là Côn Á, từ nhỏ đã khéo tay nhanh trí, nhưng không giỏi ăn nói, bức tượng Phật được thờ cúng trong Kim tháp là do chính anh điêu khắc. Vợ của Côn Luân vì lâm bệnh mà đã qua đời một năm trước, Côn Luân sống cùng bố mẹ và cô con gái sáu tuổi.

Ma Thái gặp Côn Luân, kể lại cho Côn Luân nghe câu chuyện mình đã gặp Đức Phật như thế nào, Côn Luân giật mình, anh ấy nói với Ma Thái: “Công chúa, xin người hãy tĩnh tâm lại, vẽ lại tượng Phật”. Sau khi Ma Thái trở về, trong lòng tĩnh lặng, dụng tâm vẽ lại tượng Phật, nàng đem bức hoạ đi gặp Côn Luân, Côn Luân dẫn Ma Thái vào tịnh thất, tịnh thất là nơi Côn Luân tu tâm, yên tĩnh thanh tịnh. Ma Thái chú ý đến tấm vải trắng phủ lên cái khung hình vuông, nàng nhìn không chớp mắt tấm vải trắng đó, trong lòng nghĩ: trong này có gì bí ẩn hay không? Côn Luân nhẹ nhàng kéo tấm vải xuống, Ma Thái liền thấy bức chân dung của Đức Phật vĩ đại hiện ra, giống như đúc với tượng Phật mà  mình đã nhìn thấy, Ma Thái sửng sốt đến há hốc cả miệng. Côn Luân nhìn thấy biểu cảm của công chúa, nhẹ nhàng mỉm cười.

Ma Thái bái lạy tượng Phật, rồi mở bức hoạ tượng Phật mà chính mình đã vẽ ra, nói với Côn Luân: “Ta cảm thấy bức hoạ tượng Phật của chúng ta rất giống nhau”. Côn Luân cung kính đón nhận tượng Phật, bất giác bật khóc vui mừng, hai khoé miệng mấp máy, nói: “Con cầu xin Đức Phật gia trì cho con được vẽ bức tượng Phật vĩ đại, từ trước đến nay con chưa từng vẽ bức tượng Phật nào như vậy, nhưng con cảm nhận sự gần gũi quen thuộc, tượng Phật đã khiến con quá đỗi kinh ngạc và cảm động”.

Sau khi trở về, Ma Thái kể câu chuyện Côn Luân vẽ bức tượng Phật, Ma Lạc và Văn Mỹ cảm thấy vô cùng kinh ngạc, đều muốn đi xem xem. Thái tử Ma Kỳ nghe vậy liền nói, cũng muốn đi cùng, vậy là bốn người vương thất cùng đi đến chỗ của Côn Luân.

Côn Luân lấy làm ngạc nhiên khi thấy quốc vương đến, đang bận việc bái Phật thì bị Ma Lạc ngăn lại, họ đi vào tịnh thất, nhìn thấy tượng Phật, trong lòng Ma Lạc và Văn Mỹ đều có cảm thấy vui mừng và chấn động. Sau khi hành lễ bái Phật, thái tử Ma Kỳ nói “Phật vĩ đại quá, Phật vĩ đại quá” cũng không ngừng bái lạy.

Sau khi ra khỏi tịnh thất, Ma Lạc vẫn còn đắm chìm trong cảm giác tuyệt vời khi nhìn thấy tượng Phật. Côn Luân mời mọi người vào trong một căn phòng và ngồi xuống, Ma Lạc ra hiệu Côn Luân cũng ngồi xuống. Côn Luân từ chối, Ma Lạc nói: “Trước mặt Đức Phật vĩ đại, chúng ta đều bình đẳng, không có sự khác biệt, chúng ta đều là con cháu của Phật”. Côn Luân không từ chối nữa, tất cả mọi người cùng ngồi với nhau, chia sẻ cảm giác mỹ diệu khi được nhìn thấy tượng Phật, Ma Lạc đã giao việc đại sự đúc tượng đại Phật cho Côn Luân.

Thái tử Ma Kỳ thấy người lớn đang bàn việc đại sự, cậu đi ra ngoài, thấy một cô bé đang chơi trong sân vườn, khuôn mặt thanh tú vô cùng đáng yêu, cô bé nhìn thấy cậu, nói: “Đại ca ca, những người đến tìm cha tôi đều là người lớn, anh cũng đến tìm cha của tôi sao?” Ma Kỳ tỏ vẻ người lớn nói: “Đúng rồi, tôi là người lớn, tôi lớn hơn bạn”. Cô bé vui mừng, hai đứa trẻ mau chóng trở nên như thân quen từ lâu, Ma Kỳ biết rằng cô bé này là con gái của Côn Luân, tên là Nhã Liên. Nhã Liên đưa Ma Kỳ đi đến một nơi mà cô bé nghĩ rằng rất thú vị, lại còn lấy ra những tượng điêu khắc nhỏ của mình cho Ma Kỳ xem, có động vật, có người. Ma Kỳ ngạc nhiên nói: “Đây toàn là bạn làm cả sao? Thật kỳ diệu”.

Người lớn bàn bạc việc đại sự xong bước ra, thấy Ma Kỳ và Nhã Liên, Ma Thái vừa trông thấy Nhã Liên, trong lòng đã thích ngay. Đôi mắt Nhã Liên lộ vẻ ngạc nhiên, cảm giác những vị khách hôm nay thật không bình thường chút nào, cô bé hướng về phía khách lễ phép chào hỏi. Lời nói và hành động đều mang phong thái nho nhã, khiến Ma Thái rất đỗi ngạc nhiên. Khi Nhã Liên chào tạm biệt khách, cô bé có chút tiếc nuối. Ma Kỳ nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, ngày mai có thể cho người đón bé gái này vào vương phủ chơi không?” Văn Mỹ gật đầu.

Sau khi về cung, Ma Thái vẫn không ngừng nghĩ về Nhã Liên. Tối đó Ma Thái có một giấc mơ, mơ gặp nàng tiên nữ thong dong tự tại giữa những đám mây ngũ sắc trên trời, giữa hồ sen, những bông sen thướt tha khai nở, trong đó có một đoá sen vô cùng linh thiêng, có thể tự do hoạt động, thường rời khỏi hồ sen ngao du, có lúc bay lên đến bên cạnh nàng tiên xinh đẹp. Nàng tiên nữ này khoác chiếc áo ngũ sắc, trên đầu có đoá hoa sen xoay chuyển, các nàng hầu gọi nàng ấy là Ngũ Sắc Liên Hậu. Liên Hậu đặt đoá sen lên đầu ngón tay, thổi luồng khí vào nó, hoa sen liền tự động xoay chuyển, theo thời gian, bên trong đoá sen biết bay xuất hiện hình dáng của một bé gái nhỏ, toàn thân mặc y phục màu tím, có lúc bay ra ngoài ngao du, Liên Hậu đặt tên cho cô bé là Tử Liên (sen tím).

Ma Thái tỉnh dậy sau giấc mộng, nàng cảm thấy cảnh trong mơ thật tuyệt vời, lại muốn trải nghiệm cảm giác tuyệt vời ấy lại, liền vội vàng đi ngủ, trong mơ lại gặp chính mình cả đầu tóc bạc trắng, nằm trong căn phòng nhỏ mà trong lòng bất an, lăn qua lăn lại liên tục. Nhưng khi có một cô gái vẽ một bức tranh, dán trên đỉnh đầu, thì trong người liền thấy thoải mái, nhìn kĩ lại cô gái, cảm thấy giống như Nhã Liên khi đã trưởng thành. Phía sau Nhã Liên có một chàng trai khôi ngô, đang chỉ huy nhiều người xây dựng một toà nhà kỳ quái, nói muốn tặng cho Ma Thái. Tỉnh dậy, Ma Thái trầm tĩnh suy ngẫm, cảm giác duyên phận giữa mình và Nhã Liên thật rất lớn. Trong mơ thấy Nhã Liên đã giúp mình, Ma Thái nghĩ mình nên đi giúp Nhã Liên, muốn nhận Nhã Liền làm con gái, nhưng cảm thấy không ổn lắm, nghĩ đi nghĩ lại, thấy rằng nên để chị dâu nhận làm con gái, vậy sẽ tốt hơn cho tương lai của cô bé.

Trong bữa ăn sáng, Văn Mỹ nói: “Khi niệm Phật hiệu, chị thấy một cảnh tượng, Ma Kỳ và Nhã Liên mỗi đứa ở trong một vòng hào quang, cảm giác rất tuyệt vời”. Ma Thái nói: “Đã là định mệnh thiêng liêng, hay chị nhận Nhã Liên làm con gái đi!” Văn Mỹ nghe vậy rất đỗi vui mừng, nói: “Hôm qua chị gặp đứa bé đó đã rất vui, hôm nay chị sẽ cho người đi đón Nhã Liên, đợi Nhã Liên quen với nơi này, chúng ta sẽ nói chuyện với Côn Luân”.

Nhã Liên vào vương cung, người trong vương cung đều rất thích sự ngây thơ, trong sáng của Nhã Liên, trong lòng đều coi Nhã Liên như công chúa vậy. Khi Ma Kỳ học, Nhã Liên cũng theo nghe, khả năng lĩnh hội rất nhanh, thầy dạy của Ma Kỳ nhận thấy Nhã Liên không giống như những người bình thường. Tám ngày sau, Ma Lạc phái người mời Côn Luân vào vương cung. Văn Mỹ nói với Côn Luân: “Ta muốn nhận Nhã Liên làm con gái, hy vọng ông có thể đồng ý”. Côn Luân tỏ vẻ vừa kinh ngạc vừa cảm động, chỉ biết nói: “Vâng, vâng”, không nói thêm một lời nào khác.

Tác giả: Khải Hàng

Nguồn: Chánh Kiến

Bài viết liên quan: Ma Thiên Quốc & Kim Tự Tháp – Phần 14/19

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x