Tưởng Giới Thạch (P.15): Sự biến Tây An

Tưởng Giới Thạch (Epoch Times)
Tưởng Giới Thạch (Epoch Times)

2. Sự biến Tây An

Giặc nhà khó phòng

Trung Cộng phát hiện Trương Học Lượng có khả năng thành công trong Mặt trận thống nhất, cho nên đã đề xuất với Trương về Tổ chức Chính phủ Vệ quốc và Liên quân kháng Nhật đánh chiếm Lan Châu, khai thông tuyến giao thông với Liên Xô để tiếp nhận vũ khí. “Các anh em phải ngay lập tức hẹn ước phối hợp với Hồng quân, chọn thời điểm thuận lợi trong khoảng tháng 9 và tháng 10, quyết định phát động cục diện kháng Nhật, để chiếm Lan Châu, khai thông Triệu Xô (Liên Xô), củng cố nội bộ, đưa quân tới Tuy Viễn là một kế sách chiến lược cơ bản“. (“Tài liệu lưu trữ tư nhân quan trọng về Sự biến Tây An do phi công Hyland Lyon thu thập”)

Sau khi Trương Học Lương bị lôi kéo, ông ta cho rằng mình có sự ủng hộ của Đảng Cộng sản và Liên Xô, vì vậy đã chuẩn bị vũ lực phản kháng lại Trung ương và thực hiện cát cứ ở phía Tây Bắc. Vào đầu tháng 5/1936, Lưu Đỉnh, đặc phái viên của ĐCSTQ, người bên cạnh Trương Học Lương, đã gửi một bức điện khẩn đến miền bắc Thiểm Tây. Bởi vì lý do bảo mật, nên trong thư dùng cách nói bóng gió. Nguyên văn là: Nhìn vào kế hoạch của anh ấy (Trương Học Lương). Lớn thì muốn chiếm hẳn một góc của ngôi nhà to (ám chỉ quân đội Đông Bắc), và anh ấy cũng đang tính toán đến con đường đại đạo phía đông (ám chỉ cần dựa vào lộ quân 17 của Dương Hổ Thành); Nhỏ thì muốn huấn luyện mấy người hầu của mình thành tay chân đắc lực (ám chỉ các tướng lĩnh trong quân đội Đông Bắc). Gần đây, anh ấy hay ra ngoài chuẩn bị cho một sự kiện lớn (chỉ hoạt động phản Tưởng), trước mắt anh ấy còn phải giả bộ chân thật hơn, phải đuổi những kẻ có võ công muốn lại gần những người hàng xóm của mình (tranh thủ thực lực của phái quân phiệt ở Tây Bắc) và mấy người đàn ông trẻ tuổi thích áo khoác màu xanh và ông lão họ Nghiêm (tranh thủ đoàn quân Tấn Tuy của Diêm Tích Sơn) đợi họ yêu mến nhau. Anh ấy đã bắt đầu sử dụng các từ ‘ái X’ và ‘kháng X’ (yêu nước, kháng Nhật Bản) hoạt động cả ở bên trong và bên ngoài, điều này sẽ khiến ông chủ lớn (Tưởng Giới Thạch) không có cách nào để công khai phản đối, đồng thời chuẩn bị làm rất cương quyết, và đang chuẩn bị đánh một trận với ông chủ lớn cũng có thể là như vậy (việc triệt để chống Tưởng). Lão ấy (Trương Học Lương) nói rằng những người quen cũ có thể có người yêu mới vào tháng 11 (chỉ được sự giúp đỡ của Liên Xô), và sau tháng 11 sẽ có thay đổi. Trong việc này một mặt là hòa hợp trong nội bộ và hoạt động chống Nhật cùng bằng hữu, mặt khác là tâng bốc ông chủ lớn (Tưởng Giới Thạch) lên hàng đầu. Chỉ cần nửa năm công phu, đại sự có thể thành. Tôi muốn làm sẽ làm tới cùng. (“Thư của Lưu Đỉnh gửi Lý Khắc Nông”, ngày 27/4/1936)

Trương Học Lương và Trung Cộng trong mấy lần đàm phán, không có lần nào không thảo luận liệu có thể được Liên Xô viện trợ hay không. Cuối cùng Trương Học Lương và Dương Hổ Thành cùng đồng ý với Trung Cộng, chuẩn bị thành lập liên quân Tây Bắc “Tam vị nhất thể” tại Tây Bắc gồm cánh quân Đông Bắc, cánh quân Tây Bắc và một cánh quân của Hồng Quân là phụ, cùng chính phủ trung ương Nam Kinh thành lập “Chính phủ liên hiệp kháng Nhật Tây Bắc” sánh ngang với Chính phủ Trung ương Nam Kinh.

Bản thân Trương Học Lương thông qua liên lạc viên của trung ương Trung Cộng là Lưu Đỉnh, vào cuối tháng 6/1936 lần đầu tiên đề nghị gia nhập trung ương Trung Cộng. Ngày 2/7, Trung Cộng xin chỉ thị quốc tế cộng sản. Liên Xô cũ công bố một văn kiện của quốc tế cộng sản, bức điện tín của quốc tế cộng sản vào ngày 15/8/1936 viết: “Điều khiến cho chúng tôi đặc biệt cảm thấy bất an, là các vị đối với tất cả những người muốn gia nhập vào đảng, bất luận xuất thân xã hội của họ như thế nào, đều có thể quyết định tiếp nhận vào đảng và đảng cũng không sợ một số kẻ có dã tâm chui vào trong đảng, và các vị thậm chí còn định thông báo tiếp nhận Trương Học Lương vào đảng”.

“Diêm Minh Phục, người từng đảm nhiệm Thư ký Ban bí thư Trung Cộng, Trưởng Ban công tác Mặt trận thống nhất trung ương, tiết lộ rằng, Diệp Kiếm Anh khi còn sống đã từng nói với Tống Lê, người chủ trì biên tập chỉnh sửa lịch sử đảng trong quân đội Đông Bắc (lúc xảy ra biến cố Tây An từng là đảng viên bí mật của Trung Cộng, công tác bên cạnh Trương Học Lương, mất ngày 22/10/2002), khẳng định Trương Học Lương chính là đảng viên Trung Cộng. Tống lúc ấy đã ghi chép lại những lời này của Diệp Kiếm Anh, đem bản thảo ghi chép niêm phong cất giữ trong két sắt, thú nhận rằng Trương Học Lương vẫn còn sống, chúng ta nhất định phải bằng mọi cách bảo vệ ông ta, thân phận đảng viên Trung Cộng của ông ta tuyệt đối không thể tiết lộ ra ngoài, đợi sau khi ông ta qua đời sẽ lại đem ghi chép về cuộc nói chuyện báo cáo với Trung ương.” (Sử minh, “Vạch trần thân phận đảng viên Trung Cộng Trương Học Lương nhân vật chính trong sự kiện Tây An”, tải từ trang web www. hoplite. cn của Trường Quân đội Hoàng phố Trung Quốc).

Ngay từ ngày 16/6/1936, một bản báo cáo nội bộ của Trung Cộng đã nói rằng, lúc đó Trung Cộng đã hẹn trước với Trương Học Lương, một khi được sự đồng ý và giúp đỡ của Liên Xô, sẽ phát động phong trào kháng Nhật phản Tưởng ở Tây Bắc, tranh thủ đem 5 tỉnh khu gồm Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải, Tân Cương kết làm một khối thành lập Chính phủ quốc phòng Tây Bắc và Liên quân kháng Nhật.

Theo đúng kế hoạch này, Trung Quốc không thể tránh khỏi một lần nữa rơi vào cục diện nội chiến quy mô lớn, mà Mát-xcơ-va lại hy vọng cả nước Trung Quốc kháng Nhật để kiềm chế khả năng Nhật Bản tiến công Liên Xô. Bởi vậy, kế hoạch này lập tức bị đám người Stalin phản đối. Ngày 23/7, tại một hội nghị thảo luận về vấn đề Trung Quốc, Tổng bí thư Quốc tế cộng sản Dimitrov đã chỉ ra rất rõ ràng: “Nhiệm vụ của Trung Quốc, bây giờ không phải là mở rộng khu Xô-Viết và phát triển Hồng Quân, mà là tìm cơ hội, tìm kiếm con đường tắt và tìm kiếm khẩu hiệu thích hợp, phương pháp thích hợp, khiến cho đại đa số người dân Trung Quốc liên hợp lại kháng Nhật“. (“Phát biểu tại Hội nghị bí thư Ban chấp hành Quốc tế cộng sản thảo luận về vấn đề Trung Quốc”, 23/7/1936)

Tưởng Giới Thạch
Ảnh chụp chung Trương Học Lương và Tưởng Giới Thạch. (Ảnh: Tài sản công)

“Đem Tưởng Giới Thạch và giặc Nhật đánh đồng như nhau là không đúng, phương châm này là sai lầm trong chính trị, bởi vì kẻ địch chủ yếu của nhân dân Trung Quốc là chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản, ở giai đoạn hiện nay, hết thảy đều phải phục tùng kháng Nhật. Ngoài ra, không thể đồng thời tiến hành có hiệu quả đã phản đối Nhật Bản lại phản đối cuộc đấu tranh của Tưởng Giới Thạch, cũng không thể cho rằng toàn bộ Quốc Dân đảng cùng toàn bộ quân đội của Tưởng Giới Thạch đều là đồng minh của giặc Nhật. Vì để tiến hành vũ trang kháng Nhật một cách thiết thực và có hiệu quả, còn cần phải có quân đội của Tưởng Giới Thạch tham gia, hoặc là tuyệt đại bộ phận quân đội tham gia. Xét thấy tình huống trên, nhất định phải áp dụng phương châm đình chỉ hành động quân sự giữa Hồng Quân và quân đội của Tưởng Giới Thạch, đồng thời cùng quân đội của Tưởng Giới Thạch hiệp đồng kháng Nhật… Vì thế, chúng tôi cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc và Bộ tư lệnh Hồng Quân nhất định phải chính thức đưa ra đề nghị với Quốc Dân đảng và Tưởng Giới Thạch, lập tức đình chỉ hành động quân sự và tiến hành đàm phán ký kết hiệp nghị cụ thể cộng đồng kháng Nhật. Đảng Cộng Sản và bộ tư lệnh Hồng Quân nên tuyên bố lập tức chuẩn bị cử ra đoàn đại biểu, hoặc là tiếp đãi đoàn đại biểu của Quốc Dân đảng và Tưởng Giới Thạch ngay tại khu Xô-Viết”. (“Điện báo của Ban Bí thư Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” ngày 15/8/1936)

Một mệnh lệnh quan trọng như vậy của Quốc tế Cộng sản, nhưng Trung Cộng không truyền đạt cho Trương và Dương.

Lôi kéo khắp nơi

“Biến cố Tây An đã ép Tưởng phải kháng Nhật”, đây là lời giải thích của Trung Cộng. Lúc ấy vì khó khăn của đất nước, ngay trước biến cố Tây An, Tưởng Giới Thạch đã bắt tay vào giải quyết các vấn đề của Trung Cộng một cách hòa bình, thậm chí còn cân nhắc việc hợp nhất.

“Chiến tranh Trung – Nhật đã không cách nào có thể tránh khỏi, Chính phủ Quốc dân bèn một mặt bắt tay giao thiệp với Liên Xô, một mặt cũng bắt tay giải quyết các vấn đề của Trung Cộng. Phương châm của tôi đối với vấn đề Trung Cộng đang mắc phải, là trước tiên phải giải trừ lực lượng vũ trang Trung Cộng, sau đó đối với vấn đề đảng của nó mới có thể xem như là vấn đề chính trị, lấy phương pháp chính trị để giải quyết”.

“25 năm sau Cách mạng Tân Hợi, ngày 5/5/1936, Trung Cộng phát thông điện công bố ‘Đình chiến nghị hòa’. Lập tức, Chu Ân Lai đại biểu cho Trung Cộng, Phan Hán Niên đại biểu cho Quốc tế cộng sản, cùng đến Thượng Hải bàn bạc với Trương Xung. Phan Hán Niên lập tức đến Nam Kinh đàm phán với Trần Lập Phu. Có 4 điều kiện mà chính phủ đưa ra cho Trung Cộng là :

  1. Tuân theo chủ nghĩa Tam Dân;
  2. Tuân theo lệnh của chỉ huy Tưởng;
  3. Hủy bỏ ‘Hồng Quân’, cải biến thành quốc quân;
  4. Hủy bỏ Xô viết, đổi thành chính phủ địa phương”. (“Nga Xô viết tại Trung Quốc”)

Phía Trung Cộng thì bắt đầu phủ quyết: “Nam Kinh đưa thứ trưởng bộ đường sắt Tăng Dưỡng Phủ ra mặt trả lời bức thư mà chúng tôi nhận được, đầy trang giấy là liên hợp kháng Nhật, thực tế là từ chối điều kiện của chúng tôi. Hy vọng Hồng Quân sẽ tiến đến sát biên giới Mông Cổ và ở bên ngoài Sái Cáp Nhĩ, Tuy Viễn, châm lửa cho chiến tranh Xô – Nhật”. (Trích trong “Bức điện Mao Trạch Đông gửi Bành Đức Hoài” ngày 28/6/1936).

Nếu như quân đội Trung Cộng đến biên giới Mông Cổ và ở bên ngoài Sái Cáp Nhĩ, Tuy Viễn để kháng Nhật, Liên Xô không thể không ủng hộ, xung đột vũ trang giữa Nhật và Liên Xô có thể sẽ nổ ra, Liên Xô đương nhiên không đồng ý.

Tưởng Giới Thạch
Tưởng Giới Thạch tại đoàn thị sát huấn luyện sĩ quan Lư Sơn. Năm 1937, Tưởng Giới Thạch có bài nói chuyện “Thời khắc sống còn” tại Lư Sơn, tuyên bố cuộc trường kỳ kháng chiến bắt đầu. (Ảnh: Tài sản công)

Trung Cộng không chịu xuất binh đến Sái Cáp Nhĩ và Tuy Viễn để kháng Nhật, lại không chịu thỏa hiệp về chế độ Xô Viết và vấn đề biên chế lại Hồng Quân. Tưởng Giới Thạch bèn tiếp tục tiến tấn công, đồng thời ra lệnh cho Trần Lập Phu và Phan Hán Niên tiến hành đàm phán, tìm kiếm một giải pháp bằng chính trị.

Tháng 6/1936, Lưỡng Quảng (hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây) tập trung được 30 vạn đại quân lấy danh nghĩa kháng Nhật chống lại trung ương. Tưởng Giới Thạch gấp rút điều 40 vạn đại quân trung ương xuôi về phía nam, mãi đến tháng 9, biến cố Lưỡng Quảng mới kết thúc.

(Còn tiếp)

Xem thêm Loạt bài “Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch”.
Tổ nghiên cứu “Nhân vật Thiên cổ anh hùng” của Văn hóa Thần truyền 5000 năm
Sương Sương biên dịch
Quý vị tham khảo 
bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x