Trì hoãn chiến tranh
Năm 1932, Tưởng Giới Thạch trong lần diễn thuyết tại trường Sỹ quan lục quân tiên đoán rằng: “Theo cách nhìn của ta thì khoảng năm 1936… E rằng khi đó đại chiến thế giới lần hai cũng sẽ bắt đầu… Lúc Đại chiến lần này nổ ra, chính là mấu chốt cho sự tồn vong của Trung Quốc chúng ta.” (trích trong Con đường Phục hưng Trung Quốc, 1932)
Sau lần Bắc phạt, Tưởng Giới Thạch liền mời cố vấn quân sự người Đức đến Trung Quốc giúp huấn luyện quân đội, sáng lập ra ngành công nghiệp quân sự, chế định chiến lược quốc phòng, thậm chí tham dự chiến tranh. Cuối cùng Trưởng đoàn cố vấn nhiệm kỳ thứ nhất – Thượng tướng Falkenhausen trước khi rời khỏi chức vị đã giúp Tưởng Công chế định ra chiến lược kháng Nhật, và cũng tham gia dịch Tùng Hỗ (Thượng Hải) và cả chiến dịch Đài Nhi Trang.
Trong khoảng thời gian từ Bắc phạt đến kháng Nhật “mười năm hoàng kim”, kinh tế Trung Quốc có được sự nhảy vọt tiến triển. Tưởng Công trong Vận mệnh của Trung Quốc nói rằng: “Trong vòng mười năm này, chính phủ quốc dân đang nhẫn nại, và run rẩy lo lắng, đang nằm trong hoàn cảnh hiểm họa ăn bữa hôm lo bữa mai, nhưng vẫn có thể xúc tiến kinh tế quốc dân, khiến hàng tiêu dùng nhập khẩu dần dần giảm xuống, mà các đồ công cụ máy móc nhập khẩu thì lại dần dần tăng lên, và thật sự thấy được sự tiến bộ của các ngành công nông nghiệp và khai thác ở trong nước. Mà thành tích hiển lộ rõ nhất là các chính sách về giao thông và tài chính.” “Chúng ta hôm nay kháng chiến, khiến cho quân sự và kinh tế có thể đứng ở thế không bị thất bại, thực sự là nhờ chính sách này vậy.”
Dù vậy, vào năm 1937, tổng sản lượng công nghiệp của Nhật Bản gấp 4.5 lần Trung Quốc (tức là 6 tỷ USD của Nhật Bản so với 1.4 tỷ USD của Trung Quốc), tổng sản lượng sắt thép là gấp 145 lần Trung Quốc (5 triệu 800 nghìn tấn so với 40 nghìn tấn), tổng sản lượng than đá là gấp 4 lần (5 triệu lẻ 7 nghìn tấn so với 1 triệu 260 nghìn tấn), sản lượng dầu mỏ là gấp 130 lần (1 triệu 619 nghìn tấn so với 13.1 nghìn tấn), sản lượng đồng là gấp 125 lần (87 nghìn tấn so với 0.7 nghìn tấn). Quân Nhật còn có năng lực sản xuất máy bay hằng năm là 1580 chiếc, các loại pháo hạng nặng là 744 chiếc, xe tăng 330 chiếc, ô tô 9,500 chiếc, đồng thời có năng lực chế tạo tàu thuyền với tải trọng 470,000 tấn và tàu chiến với tải trọng 60,000 tấn, ngược lại Trung Quốc thì không có năng lực sản xuất vũ khí hạng nặng. Theo thống kê của chuyên gia quân sự nước Mỹ thời đó: hỏa lực của sư đoàn trọng giáp của Nhật Bản là khoảng gấp 3 đến 4 lần số lượng quân đoàn Trung ương, và chí ít gấp 6 lần trở lên so với các đội quân bán chuyên nghiệp ở địa phương
Theo hồi ức của Tôn Nguyên Lương, một vị tướng lĩnh của quân Quốc Dân tham gia trận chiến ở Tùng Hỗ (Thượng Hải): “Quân Nhật một sư đoàn thì phải có hơn 5000 con ngựa, 500 chiếc xe hơi, mỗi người một cái súng trường; Nhưng quân Quốc Dân mỗi sư đoàn chỉ có 3800 cái súng trường, đã không xe tăng, lại không có lục – không quân hiệp trợ, đa số sư đoàn đều không có đại pháo. Binh lính của chúng ta thường thường khi gặp xe tăng quân địch trên chiến trường, mới hiểu được trong thiên hạ này lại có loại vũ khí kiểu mới này ư. Chiến sự vừa mới bắt đầu thì phát hiện thương binh không có bác sĩ không có thuốc men, binh lực vận động toàn quốc được 3 triệu đến 5 triệu người, thế nhưng chỉ có được 1 triệu khẩu súng trường, 300 tấn nguyên liệu thô mà kho vũ khí sử dụng hàng tháng để chế tạo vũ khí và đạn phải chờ máy bay Mỹ chuyển vào bằng đường hàng không. Đạn đã chế thành rồi, nhưng bình quân mỗi binh lính chỉ được phát 4 viên bao gồm cả đạn ở bên trong súng. Lúc Tướng quân Stilwell nhậm chức tùy viên quân sự của lãnh sự quán nước Mỹ ở Trung Quốc, từng thấy tận mắt chiến dịch Đức An Giang Tây vào năm 1938, có một đoàn quân, toàn đoàn quân chỉ có 4 khẩu súng máy hạng nhẹ (theo biên chế phải nên có 100 khẩu mới đúng), mỗi một khẩu chỉ có 200 viên đạn, trong vòng 10 phút là bắn hết rồi. Đoàn quân này đã chiến đấu ác liệt với quân Nhật trong hai ngày đêm, mất 600 người, bị thương 500 người, sau khi phụng mệnh rút lui chỉ còn 400 người sống sót. Sau khi cuộc chiến ở Triều Tiên nổ ra, ta đã sống ở Nhật Bản nhiều năm, đã đọc hết các văn kiện và chiến sử của quân đội Nhật Bản, bọn họ ghi chép rằng thi thể của quân Quốc Dân nằm rải rác trên trận địa là nhiều gấp hơn 20 lần quân Nhật Bản.”
Đối mặt với dã tâm to lớn của Nhật Bản, thái độ của người dân trong nước phân thành 2 phe: Những người thuộc phe buông xuôi, bàn lùi, thì muốn cầu an với giặc Nhật, và đề xướng thuyết “bất chiến” (tức là không đánh Nhật). Còn phe quá khích, lợi dụng kết quả ngoại giao để tranh quyền đoạt lợi nội bộ bên trong, họ đã đề xướng thuyết “thôi chiến” (tức là thôi thúc chiến tranh). Bọn họ đã quên đi sự kiện lịch sử Hòa Nghị cuối thời Tống, sự kiện đó từng suýt hãm dân tộc chúng ta đi đến diệt vong. Bọn họ lại cũng quên mất chiến dịch “thôi chiến” (tức là thôi thúc chiến tranh) cuối thời nhà Minh, từng gây ra vết thương lớn cho quân lính bảo vệ biên cương, thậm chí xảy ra tình trạng thảm hại khiến đất nước diệt vong không thể cứu vãn” (Mệnh vận của Trung Quốc).
Tưởng Giới Thạch cổ vũ người trong nước: “Hiện tại trên trái đất này, các quốc gia có tư cách độc lập chỉ có ba loại: một loại chính là Trung Quốc chúng ta, một loại khác là nước Mỹ, và loại thứ ba là nước Nga. Mà trong 3 quốc gia này dân số nhiều nhất lại là Trung Quốc chúng ta, cho nên Trung Quốc chúng ta nếu thật sự có thể thống nhất lại, tự cường vững vàng, thì không chỉ không có quốc gia dám đến xâm lược Trung Quốc, mà còn không có một quốc gia nào có thể không tôn kính Trung Quốc.” (Buổi giảng thuyết của Thủ yướng nhân kỷ niệm của trường Quân sự năm 1932)
Năm 1934, Tưởng Giới Thạch nói trong buổi thuyết giảng với đoàn huấn luyện Sĩ quan ở Lư Sơn rằng: “Lúc Tôi ở Nhật Bản, thường thường đàm luận về vấn đề chính trị quốc tế cùng các tướng lĩnh của họ, Bọn họ nói với ta một cách thực thà rằng: Hiệp ước bất quá chỉ là một trang giấy, xé đi một cái là xong thôi. Bởi vậy có thể thấy được bọn họ từ trước đến nay đều không có coi trọng tín nghĩa, xem bất kể Hiệp Ước nào cũng chẳng ra gì, từ trước đến nay vẫn là chủ trương cường quyền, thích giải quyết bằng vũ lực, lúc nào cũng như đang tư thế chuẩn bị tác chiến với nước đối địch.” “Chúng ta tưởng nhớ lại thời kỳ 15 năm Dân Quốc, Đại tướng Điền Trung của bọn họ, đã phán đoán quân cách mạng Quốc Dân của chúng ta, nội trong vòng nửa năm nhất định sẽ tự tàn sát lẫn nhau, tất yếu tự nhiên thất bại thôi.” Người Nhật Bản luôn đinh ninh rằng: “Từ đầu đến cuối quân nhân của Trung Quốc chúng ta sẽ chẳng ra được trò trống gì”. “Nên biết rằng chúng ta là đồng bào dân tộc Trung Hoa, là con cháu Viêm Hoàng, có một loại thiên chất ưu tú đặc biệt, bất luận khó khăn ra sao, nguy hiểm như thế nào, bất luận khó khăn nghiêm trọng đến đâu, kẻ địch có lớn mạnh đến đâu, chúng ta nhất định có phương pháp đánh bại chúng.” (trích trong Chống cự ngoại xâm cùng phục hưng dân tộc, năm 1934).
Tháng 1 năm 1936, Tưởng Giới Thạch trong buổi diễn thuyết tại Nam Kinh, đã vạch trần chiến lược của Nhật Bản: “Nội bộ người Nhật Bản không sợ mà nói công khai rằng, đả đảo Tưởng Giới Thạch tiêu diệt Quốc Dân đảng, Trung Quốc sẽ chia năm xẻ bảy hỗn loạn không dứt. “Nhật Bản vì sao dùng cách nhìn này để xem Quốc Dân đảng và Tưởng Giới Thạch tôi đây như là cái đinh trong mắt vậy? Nguyên nhân căn bản cốt lõi, chính là họ vốn có chính sách truyền thống là muốn xâm lược Trung Quốc chúng ta xưa nay rồi, mà Quốc Dân đảng của Trung Quốc chúng ta cũng có một chính sách truyền thống cố hữu cứu vãn lấy Trung Quốc, chính sách truyền thống của đôi bên vừa hay lại đối chọi gay gắt, hai bên đúng là xung khắc tuyệt đối.”
“Bọn họ không xem người Trung Quốc coi như con người, không xem Trung Quốc coi như một quốc gia, bọn họ xem Trung Quốc tuy có 400 triệu người, nhưng trên thực chất như là không có người nào vậy. Bọn họ cho rằng đảng cách mạng tuyệt đối không có cách nào có thể khởi sắc lên được, tuyên thệ xuất quân Bắc phạt, thực chỉ như là trò cười thôi. Sau đó quân cách mạng của chúng ta một mạch đánh tới Vũ Hán, chiếm lĩnh Nam Kinh, Thượng Hải, bọn họ liền vô cùng ngạc nhiên, nói rằng không biết đảng cách mạng làm thế nào lại có thể từ đống đổ nát mà bỗng nhiên từ Quảng Đông có thể đánh tới lưu vực sông Trường Giang!” (Con đường trọng yếu để Chính phủ cùng nhân dân cứu quốc, năm 1936)
“Trước tháng 6 năm ngoái, quốc gia chúng ta có thể nói là không cơ sở gì, ăn bữa hôm lo bữa mai, Nhật Bản bọn họ nội trong vòng 1 tháng, liền có thể đem chúng ta Trung Quốc toàn bộ tiêu diệt đi. Nhưng từ sau tháng 6 năm ngoái, bởi vì chúng ta đã thống nhất ba tỉnh Xuyên Điền Kiềm (tức ba tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, và Qúy Châu), là nền tảng sau cùng cho sự tồn vong của quốc gia, từ đây đã được ổn định” (Con đường trọng yếu để Chính phủ cùng nhân dân cứu quốc, năm 1936)
Tưởng Giới Thạch nói cho người dân cả nước, Đại Tây Nam là nơi đặc biệt có thể tử chiến vì Trung Quốc chúng ta, là bảo địa đắc thắng để khắc địch chế. Về sau sự thật hoàn toàn đã chứng minh cho luận thuật của ông.
Trong nhật ký của mình vào ngày 21 tháng 8 năm 1935, Tưởng Công đã tiên đoán tình hình trước mắt của quan hệ Nhật – Trung: “(1) Đối với Trung Quốc không chiến mà khuất phục. (2) Đối với Trung Quốc chỉ có thể uy hiếp để phân hoá, tạo ra thổ phỉ Hán gian, để cho chúng làm nhiễu loạn, mà không được thật sự dùng vũ lực, sau đó chinh phục Trung Quốc. (3) Cuối cùng là dùng binh tiến công. (4) Trung Quốc kháng cự lại. (5) Bị quốc tế can thiệp và dẫn đến chiến tranh thế giới. (6) Nước Nhật nội loạn và cách mạng nổ ra. (7) Nội trong vòng mười năm Giặc Oa (chỉ Nhật Bản) thất bại.” Ngoại trừ cái điều thứ 6 ra, thì tất cả các điều khác đều có bên trong dự ngôn của ông.
Tháng 11 năm 1935, Tưởng Công trong đại hội toàn Quốc Dân đảng lần thứ 5 đã tuyên bố: “Nền hòa bình chưa tới thời kỳ tuyệt vọng hết mức, quyết không từ bỏ hòa bình, sự hi sinh chưa tới giai đoạn sau cùng nhất, quyết không xem nhẹ sự hy sinh đó.” Mục tiêu của Tưởng Giới Thạch là trì hoãn chiến tranh nổ phát ra, tranh thủ thời gian, chuẩn bị thời điểm trọng yếu tối hậu đến.
Xem tiếp: Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.13 ): Cấu kết bên trong và bên ngoài
Tổ nghiên cứu nhân vật Thiên cổ anh hùng của văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm
Học Hải biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Link bài dịch: Epoch Times Tiếng Việt
Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.33): Hội nghị Trùng Khánh
- Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.32): Bảo toàn Nhật Bản
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!