Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.22): Chuyến thăm Liên Xô

Tưởng Giới Thạch
Nhân vật anh hùng thiên cổ Tưởng Giới Thạch (Epoch Times)

Chương 5: Chiến đấu với quân Cộng Sản, bảo vệ Trung Nguyên

Dân gian lưu truyền “Kim Lăng tháp bi văn” (Văn tự khắc trên tháp Kim Lăng” của Lưu Bá Ôn tiên tri rằng: “Kim Lăng tháp, Kim Lăng tháp, Lưu Cơ xây, Giới Thạch phá. Phá tháp Kim Lăng rồi, quân dân tàn sát lẫn nhau. Thảo đầu (Cộng sản) đối đầu thảo đầu nhân (Tưởng Giới Thạch)”. 

Lời tiên tri này chỉ ra rằng Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản tất sẽ có một cuộc đối đầu. Nhận thức của Tưởng Giới Thạch về Đảng Cộng sản có lẽ bắt nguồn từ vài năm sau “Cách mạng Tháng Mười” ở Nga. Theo sự ủy quyền của Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch đã đến nước Nga Xô Viết để điều tra bản chất của Đảng Cộng sản và đưa ra kết luận nổi tiếng rằng: “Cách mạng cộng sản không phù hợp với Trung Quốc”.

Chuyến thăm Liên Xô

Lời hứa suông

Năm 1917, sau khi Đảng Cộng sản Liên Xô cướp chính quyền, đã tuyên bố rằng sẽ từ bỏ các đặc quyền của mình ở Trung Quốc. Động thái này “ngay lập tức khơi dậy sự hy vọng của người dân Trung Quốc và giành được thiện cảm chưa từng có của họ.” (Tưởng Giới Thạch, “Nước Nga Xô Viết ở Trung Quốc”, 1956)

p7942011a128063003 ss
Các ấn bản tiếng Trung, tiếng Hàn và tiếng Nhật của “Nước Nga Xô Viết ở Trung Quốc” (Ảnh: Solomon203 / Wikipedia)

Tưởng Giới Thạch cảm thấy hào hứng với Cách mạng Tháng Mười và tin rằng Trung Quốc có thể học hỏi từ Cách mạng Nga. Ông bắt đầu học tiếng Nga, đọc các sách như “Tuyên ngôn cộng sản”, “Tư bản luận”, “Tóm tắt học thuyết của Marx” và “Loạt bài của Lênin”, nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về Chủ nghĩa Cộng sản, hy vọng tìm ra con đường cứu nước.

Sau khi Tôn Trung Sơn nghiên cứu một cách có hệ thống lý thuyết của Marx, ông đã tỏ ra dè dặt đối với Đảng Cộng sản Liên Xô và hệ thống Liên Xô, nhưng không loại trừ việc sử dụng sự trợ giúp quân sự của Liên Xô để đạt được mục tiêu của cuộc cách mạng quốc gia. Ngày 26/01/1923, Tôn Trung Sơn, với tư cách là Thủ tướng của Quốc dân Đảng, đã hội đàm tại Thượng Hải với Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô Adolph Joffe, để thảo luận về sự hợp tác giữa Quốc Dân Đảng và Liên Xô.

“Tuyên bố Tôn-Adolph” do hai bên ký kết ghi rõ: “Trên thực tế, tổ chức Cộng sản và thậm chí cả hệ thống Liên Xô không thể được thực hiện ở Trung Quốc, bởi vì ở Trung Quốc không có điều kiện nào có thể làm cho Chủ nghĩa cộng sản hay hệ thống Liên Xô này thành công”. Adolph Joffe nhắc lại rằng Liên Xô sẵn sàng từ bỏ mọi hiệp ước bất bình đẳng chống lại Trung Quốc trong thời Nga Hoàng, và bày tỏ sự phản đối việc Ngoại Mông tách khỏi Trung Quốc. Ngay sau đó, Liên Xô đồng ý hỗ trợ tài chính và quân sự để giúp Quốc Dân Đảng thống nhất Trung Quốc.

Đầu tháng 3/1923, Tôn Trung Sơn trở về Quảng Châu, thành lập Phủ Đại nguyên soái, Ông được bầu làm Đại nguyên soái Hải quân và Lục quân, đồng thời tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm Liên Xô. Tôn Trung Sơn viết thư cho Lênin, thông báo sẽ cử Tưởng Giới Thạch dẫn đầu phái đoàn sang thăm Liên Xô, nói rằng Tưởng Giới Thạch là “Tổng tham mưu trưởng của tôi và là người đại diện đáng tin cậy nhất”, “đã được cấp toàn quyền” và “có thể hoạt động dưới danh nghĩa của tôi”.

Từ ngày 16/08 đến ngày 29/11/1923, trong thời gian hơn 3 tháng, Tưởng Giới Thạch và phái đoàn gồm bốn người của ông đã đến thăm nhiều nơi khác nhau ở Liên Xô, gặp gỡ Trotsky, Kamenev, Zinoviev, Kalinin, Chicherin và các chức sắc khác, nhưng Lênin vì bị bệnh nên không thể gặp mặt. Tưởng Giới Thạch đã đi tham quan các học viện quân sự và xưởng vũ khí để tìm hiểu về việc thành lập và công tác chính trị của Hồng quân.

Phái đoàn đến thăm Liên Xô để tìm kiếm sự hợp tác quân sự với Liên Xô và thành lập Quân đội Cách mạng Quốc gia trung thành với Tôn Trung Sơn nhằm đánh bại Ngô Bội Phu và các Quân phiệt phương Bắc khác. Kế hoạch quân sự Tây Bắc của Tôn và Tưởng là yêu cầu thành lập một căn cứ quân sự của Quốc Dân Đảng ở Khố Luân (nay là Ulaanbaatar), Mông Cổ, với sự hỗ trợ của Liên Xô, quân đội được điều động từ Mông Cổ xuống phía Nam để chinh phạt phái hệ quân phiệt Ngô Bội Phu cố thủ ở Bắc Kinh và thống nhất Trung Quốc.

Mông Cổ độc lập khỏi Trung Quốc sau Cách mạng Tân Hợi (năm 1911), và Nga Hoàng nhân cơ hội đưa quân vào Mông Cổ. Sau khi ĐCS Liên Xô cướp chính quyền vào năm 1917, Liên Xô tiếp tục coi Mông Cổ là khu vực ảnh hưởng của mình. Năm 1921, Hồng quân Liên Xô tiến vào Mông Cổ.

Năm 1919, Lênin từng đề nghị xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng giữa Nga và Trung Quốc thời Nga Hoàng. Một lời hứa như vậy tất nhiên là một sự khích lệ cho người Trung Quốc, liên tưởng đến sự tôn trọng của Liên Xô đối với Trung Quốc trong vấn đề Mông Cổ. Căn cứ vào lời hứa của Lênin, Tôn Trung Sơn đề ra Kế hoạch quân sự Tây Bắc.

Ai ngờ rằng Liên Xô đã đưa ra một lời hứa hão huyền, và việc Hồng quân Liên Xô chiếm đóng Mông Cổ chính là bằng chứng. Khi Tưởng Giới Thạch đưa ra phương án thực chất là thành lập căn cứ quân sự ở Khố Luân, Liên Xô đã đánh trống lảng và do dự không bày tỏ lập trường, khiến cuộc đàm phán khó đi vào chiều sâu. Tưởng Giới Thạch vô cùng bối rối. Cho đến tận tháng 11, khi chuyến thăm sắp kết thúc thì Tưởng Giới Thạch mới có được câu trả lời rõ ràng.

Ngày 11/11/1923, Sklyansky, Phó chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng Liên Xô cùng Kamenev, Tổng tư lệnh Hồng quân và những người khác mới tiếp tục hội đàm với phái đoàn Tưởng Giới Thạch. Lần này Sklyansky đi thẳng vào vấn đề và bác bỏ kế hoạch của Quốc Dân Đảng: “Tôn Trung Sơn và Quốc Dân Đảng nên tập trung toàn lực vào công việc chính trị, vì nếu không, mọi hoạt động quân sự trong điều kiện hiện tại nhất định sẽ thất bại.” Ông yêu cầu Quốc Dân Đảng phải theo gương của ĐCS Liên Xô, tập trung toàn lực làm công tác tuyên truyền, làm báo, tạp chí, tiến hành các chiến dịch vận động bầu cử, v.v., và không được vội vàng xây dựng quân đội.

Tưởng Giới Thạch vô cùng thất vọng vì điều này, ông đã viết trong nhật ký của mình ngày hôm đó: “Cho dù là vì cá nhân hay đất nước, cầu người không bằng cầu mình. Cho dù là người thân, bạn bè hay đồng minh thân thiết đến đâu cũng không thể nằm ngoài lợi ích của bản thân họ. Mà cơ nghiệp của bản thân, dù là thành bại hay lớn nhỏ, đều không thể xem thường. Nếu muốn thành công, bạn phải bắt đầu làm từ chính mình. Ngoại lực là thứ không đáng tin cậy nhất.”

Ngày 27/11/1923, Tưởng Giới Thạch một lần nữa đề cập đến vấn đề Mông Cổ khi gặp Trotsky, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng Liên Xô. Trotsky khinh bỉ nói rằng nếu Quốc Dân Đảng nhất định phải thiết lập căn cứ, thì cũng nên “phát động các hoạt động quân sự từ chính đất nước của mình, chứ không phải từ Mông Cổ.” Vào thời điểm đó, Liên Xô trên miệng còn công nhận Mông Cổ thuộc về Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch rất tức giận, sau cuộc họp đã nói với phái đoàn của mình rằng: Trotsky đang giảo biện! “Nếu Mông Cổ muốn độc lập, họ cũng cần được chúng ta thừa nhận. Chúng ta cần trao cho họ độc lập mới được, chứ không phải họ tự thừa nhận chính mình!”

Từ chối gia nhập Cộng sản

Trong thời gian thăm Liên Xô, Quốc tế Cộng sản đề nghị Tưởng Giới Thạch gia nhập ĐCSTQ. Tưởng Giới Thạch khéo léo từ chối, nói rằng muốn hỏi ý kiến của Tôn Trung Sơn. Trong thư gửi Liêu Trọng Khải, ông nói: “Vì vấn đề gia nhập Đảng Cộng sản mà đệ phải lấy lý do xin ý kiến của Tôn tiên sinh, khiến đệ bị chế giễu là kẻ bầy tôi trung thành, đệ tự biết cá tính của mình như vậy cũng không tránh được sự chê cười của người khác. Tuy nhiên, những vị đại thần trung thành phục vụ quốc vương mà không mất đi lòng phục Quốc yêu dân, còn hơn những kẻ Hán gian phản bội chỉ làm những việc phản quốc, hại dân. Tôi thà bị mang danh một trung thần tồi tệ, chứ không cần lấy vinh quang của kẻ nô lệ ngoại bang, và tôi xin được chia sẻ điều đó với anh trai tôi.” (Bản sơ thảo biên niên sử Tưởng Giới Thạch, Bắc Kinh, Nhà xuất bản Văn Khố, tháng 12/1992)

Sau khi gặp Trotsky, Tưởng Giới Thạch hoàn toàn thất vọng và trở về tay không sau chuyến thăm quan khảo sát kéo dài ba tháng ở Liên Xô. Hai ngày sau, đoàn lên tàu về nước. Trong nhật ký của mình, Tưởng Giới Thạch đã dùng “vô cùng buồn bực và chán nản” để miêu tả tâm trạng của mình lúc đó.

Trong “Bản báo cáo chuyến đi Nga” gửi Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch viết: “Đảng Nga không có liêm sỉ, so với đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật thì chỉ khác biệt năm mươi và một trăm bước chân mà thôi.” (“Nước Nga Xô Viết ở Trung Quốc”)

“Liên minh với Nga và Đảng Cộng sản” của Tôn Trung Sơn đã gây ra tranh cãi trong nội bộ Quốc Dân Đảng. Tổng lý Tôn đã nhiều lần nói với các nguyên lão Quốc Dân Đảng rằng: “Nếu Đảng Cộng sản có thể bảo vệ đảng chúng ta thì tôi sẽ im lặng; nếu nó không thể, tôi có cách riêng để đối phó với nó.” (Tưởng Vĩ Quốc, “Phụ thân tôi là Tưởng Giới Thạch”).

Hiển nhiên, Tôn Trung Sơn biết rằng liên minh với Nga là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng, nhưng trong thâm tâm ông biết rõ và rất lạc quan về tương lai. Tưởng Giới Thạch quyết tâm phục tùng thủ lĩnh, chôn chân ở Hoàng Phố Quảng, Châu để xây dựng quân đội.

Hạng Trang múa kiếm

Vào ngày 14/3/1924, Tưởng gửi một bức thư cho Liêu Trọng Khải nói rằng: “Phương châm duy nhất của Đảng Nga đối với Trung Quốc là biến Đảng Cộng sản Trung Quốc trở thành một phần của nó. Tôi không bao giờ tin rằng Đảng của chúng ta có thể hợp tác lâu dài với nó, và thành công bằng chính sách tương hỗ này. Về chính sách đối với Trung Quốc, tất cả các bộ ở Mãn Châu, Mông Cổ, Hồi giáo và Tây Tạng đều thuộc Liên Xô, nhưng họ không có ý định can dự vào Trung Quốc. Hoàn toàn không có lý do gì để những người không thể tự chủ trong mọi việc và chỉ biết dựa vào người khác mà có thể đạt được thành công.”

Ông còn nói: “Những người được gọi là Chủ nghĩa quốc tế và Cách mạng thế giới chẳng qua là Chủ nghĩa đế quốc của Caesar, bất quá là họ đã thay tên đổi họ để gây nhầm lẫn cho mọi người. Cái gọi là Nga cùng với Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, theo đệ nhìn nhận, chỉ mang lại lợi ích cho quốc gia của họ mà làm tổn hại các quốc gia khác, sự khác biệt giữa năm mươi và một trăm bước chân mà thôi! “

Trong chuyến thăm ba tháng của mình, Tưởng Giới Thạch cũng đã quan sát kỹ nhiều vấn đề nội bộ của Liên Xô. Ông viết trong nhật ký: “Thiểu số người cai trị đất nước, bài xích những người bất đồng chính kiến. Tôi cảm thấy nguy hiểm.” Điều này rõ ràng ám chỉ tác hại tiềm tàng của Stalin đối với Liên Xô. Mặc dù không được nhìn thấy bản thân Stalin, nhưng Tưởng Giới Thạch đã linh cảm rằng ông ta không phải là người tốt.

Ngày 13/04/1931, Tưởng Giới Thạch sắp xếp tài liệu và thấy một bản sao thư trả lời của ông với Liêu Trọng Khải. Trong nhật ký của ngày hôm đó, ông viết: “Buổi sáng, tôi sắp xếp các bản thảo cũ trong căn hộ, và nhìn thấy bức thư của Trọng Khải vào mùa xuân năm 1913, nói rằng Nga có những động cơ khó lường, đọc mà thấy được an ủi. Chỉ vì Thủ tướng quyết tâm liên minh với Nga mà không thể thay đổi chính sách của mình, chỉ có thể đến Quảng Đông phụng mệnh để từng bước khắc phục tình hình. Thở dài nói với chị cả và vợ mình rằng: Tôi ngay từ đầu đã phản đối Đảng cộng sản đến cùng, quyết không đến Quảng Đông nhậm chức, nhưng sau khi Thủ tướng qua đời, Quốc dân đảng sẽ bị Đảng Cộng sản loại bỏ, và Trung Quốc sẽ không có hy vọng cứu vãn. Trong bóng tối mịt mùng, liệu còn khả năng sống sót nào không?”.

Tưởng Giới Thạch tạm thời áp dụng kế  sách che giấu, lấy ​​lùi để tiến, điều này thực sự phù hợp với ý Trời. Muốn Tưởng Giới Thạch xây dựng học viện quân sự, đây rất có thể là cẩm nang diệu kế mà Tôn Trung Sơn lưu lại.

p7942012a140836688 ss
Tôn Trung Sơn phát biểu tại lễ khai giảng của Học viện Quân sự Hoàng Phố, cùng có mặt là Tưởng Giới Thạch, Tống Khánh Linh và Liêu Trọng Khải. (Ảnh: Tài sản công)

Nhiều năm sau, Tưởng Giới Thạch đã viết trong cuốn sách “Nước Nga Xô Viết ở Trung Quốc”: (Thăm Liên Xô để biết chính mình) “Tôi nhận ra rằng hệ thống chính trị của Liên Xô là một tổ chức chuyên chế và khủng bố, nó và hệ thống chính trị theo Chủ nghĩa Tam dân của Quốc Dân Đảng Trung Quốc của chúng ta không giống nhau. Căn bản không tương đồng.” Ông nhận ra rằng viện trợ của Liên Xô cho Trung Quốc chính là “Hạng Trang múa kiếm” [Dựa theo tích: Trong buổi yến tiệc ở Hồng Môn, Hạng Trang giả vờ múa kiếm để tìm cách hành thích Lưu Bang nhưng không thành]. Và ông rất lo lắng về điều này.

Trong cuốn “Nước Nga Xô Viết ở Trung Quốc”, Tưởng Giới Thạch nhớ lại: “Trước khi sang Liên Xô, tôi tin rằng sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Nga đối với cuộc cách mạng quốc gia của chúng tôi xuất phát từ sự chân thành và đối đãi bình đẳng, không hề có ác ý hay tư tâm gì. Nhưng ngay sau khi tôi đến thăm Liên Xô, lý tưởng và lòng tin của tôi đã hoàn toàn biến mất. Tôi đã kết luận rằng, chính sách liên minh với Nga của Đảng ta, mặc dù nhất thời có thể chống lại thực dân phương Tây, nhưng sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu độc lập và tự do cho đất nước; Tôi càng cảm thấy rằng các sách lược và mục tiêu của cái gọi là ‘Cách mạng thế giới’ của nước Nga Xô Viết đối với phong trào độc lập dân tộc ở phương Đông, so với chủ nghĩa thực dân phương Tây thì càng nguy hiểm hơn.”

“Tóm lại những ấn tượng mà tôi có được sau ba tháng khảo sát ở Nga, khiến cho tôi cảm giác rằng, chế độ Cộng sản Nga một khi được củng cố mạnh mẽ, sẽ phục sinh dã tâm chính trị của thời đại đế quốc Nga Hoàng, điều này cũng không phải là không có khả năng. Nếu vậy thì hậu họa mà nó mang đến cho Trung Hoa Dân Quốc và cuộc cách mạng quốc gia của chúng ta sẽ không thể tưởng tượng được”.

Tưởng Giới Thạch đã thấy trước được mối đe dọa của Đảng Cộng sản Liên Xô đối với Trung Quốc, và điều đó sau này quả nhiên đã ứng nghiệm.

Tổ nghiên cứu nhân vật Thiên cổ anh hùng của Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5,000 năm.

Xem thêm Loạt bài “Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch”.

Tâm An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x