Tần Thủy Hoàng có thực là bạo chúa – P1: Đốt sách

ntdvn tan thuy hoang 22dot sach chon nho22 dai an oan thien co p 1
Tần Thủy Hoàng xây dựng hoàng triều Đại Tần, thay trời đổi đất, thì ắt phải đem lại văn hóa hoàn toàn mới. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Về công trạng, sự nghiệp vĩ đại của Tần Thủy Hoàng ngày đã được nhiều người công nhận, tuy nhiên sự kiện Tần Thủy Hoàng “đốt sách chôn Nho” đến nay vẫn còn nhiều nghị luận, chê trách và lên án. Vậy rốt cuộc sự kiện này như thế nào?

“Đốt sách chôn Nho” dường như đã trở thành “biệt danh” của Tần Thủy Hoàng. Xưa nay hễ nhắc đến Tần Thủy Hoàng thì mọi người thường gắn với chuyện “đốt sách chôn Nho”, dùng nó để phán xét, cho rằng Tần Thủy Hoàng là bạo chúa. Nhưng thực tế thì sự kiện này là như thế nào?

Rất nhiều nhà sử học hiện đại cũng đã bắt đầu nhìn thẳng vào vụ án lịch sử này. Mọi người luôn cho rằng “đốt sách chôn Nho”, là một sự kiện đồng thời xảy ra. Trên thực tế không phải như vậy, đó là hai sự kiện xảy ra với thời gian khác nhau và bối cảnh khác nhau.

Tần Thủy Hoàng “đốt sách” là chuyện gì?

Khi Tần Thủy Hoàng mới thống nhất thiên hạ, phế bỏ chế độ phân phong (chia đất phong hầu), thiết lập chế độ quận huyện, do đó gặp trở lực rất lớn. Các đại thần đứng đầu là Thừa tướng Vương Oản, bác sỹ (tên chức quan, gần như bác học hiện nay) Thuần Vu Việt đều chủ trương phục cổ (tức khôi phục chế độ phân phong xưa), tức là phong đất kiến lập các nước chư hầu.

Nhưng dưới sự phản đối của Đình úy Lý Tư, Tần Thủy Hoàng xác định thực hiện chế độ quận huyện. 8 năm sau, tức năm 212 TCN, nhân ngày sinh nhật Tần Thủy Hoàng, ông đã mở đại tiệc thết đãi quần thần ở cung Hàm Dương.

Tần Thủy Hoàng mở đại tiệc thết đãi quần thần ở cung Hàm Dương. (Bức tranh “Yến ẩm bách hý đồ”)

Trong bữa tiệc, 72 vị bác sĩ đương triều bước lên dâng rượu chúc thọ. Bác sĩ là chức quan triều Tần, nghĩa là bậc sĩ phu bác học đa tài, bổng lộc hàng năm lên đến 600 thạch. Công việc của họ chủ yếu là phụ trách giáo dục con em hoàng gia, khi quốc gia có những việc đại sự, có những vấn đề khó khăn thì đề xuất kiến nghị cho Tần Thủy Hoàng, trả lời các nghi vấn, đưa ra giải pháp ứng phó. Các quan bác sĩ có thể tham gia hội nghị thảo luận chuyện quốc gia đại sự, có vị trí rất cao trong triều đình.

Trong tiệc rượu này, bác sĩ Chu Thanh Thần quản lý về giáo dục đã có bài diễn thuyết ca tụng Tần Thủy Hoàng. Ông ta nói, nước Tần xưa kia cương thổ “không quá ngàn dặm”, nhờ Tần Thủy Hoàng “bình định bốn cõi, xua đuổi man di”, ngày nay không lập chư hầu mà thiết lập quận huyện, khiến ai nấy yên vui, không còn lo mối hoạn nạn chiến tranh”. Thế nên “từ thượng cổ đến nay không ai có đức sánh được với bệ hạ”. Đó chính là nói Tam Hoàng Ngũ Đế cũng không bằng Tần Thủy Hoàng. 

Tần Thủy Hoàng đương nhiên rất vui thích. Đương thời, Thuần Vu Việt, nhân vật đứng đầu trong các bác sĩ, cũng là thầy của Phù Tô – con trai trưởng của Tần Thủy Hoàng, đã đứng lên trực tiếp chỉ trích Chu Thanh Thần là a dua nịnh hót, đồng thời lại lần nữa nói chế độ phân phong tốt, lại đề xuất Tần Thủy Hoàng phân phong cho các hoàng tử và công thần làm chư hầu. Ông ta cho rằng, nếu không làm theo phương thức của cổ nhân thì thiên hạ sẽ không thể giữ được lâu dài.

Lúc đó là lễ mừng sinh nhật Tần Thủy Hoàng, Thuần Vu Việt lại ngang nhiên công khai khen xưa chê nay, phủ định chế độ quận huyện đã hình thành, phản đối hoàng thượng. Thuần Vu Việt quả là quá to gan lớn mật.

Nhưng việc này cũng giúp chúng ta thấy được phong thái chính trị của triều Tần, các đại thần có thể thoải mái nói ý kiến cá nhân, thảo luận đúng sai, hơn nữa không có chuyện bị tính sổ, xử lý sau đó. Sau khi Thuần Vu Việt nói xong, Đình úy Lý Tư lập tức bước ra phản bác họ Thuần. Hai bên biện luận với nhau ngay tại chỗ.

Còn Tần Thủy Hoàng lúc đó xử trí thế nào? Sử Ký có ghi chép rằng: “Thủy Hoàng quyết định cho thảo luận”, tức là để cho tất cả quần thần thảo luận để cuối cùng ra quyết sách. Chúng ta đặt bản thân vào vị trí Tần Thủy Hoàng, nếu trong bữa tiệc sinh nhật của mình lại xảy ra cục diện như thế này, có người chỉ trích thẳng mặt thì mình sẽ cảm nhận như thế nào?

Vậy mà Tần Thủy Hoàng để quần thần thảo luận, với tâm thái như thế thì có thể là bạo chúa như người đời miêu tả không? Cũng không cần nói xa xôi, các quan chức hiện tại, liệu có ai làm được như thế này?

Lý Tư nói: “Chu thiên tử phân phong cho các con làm chư hầu, bản ý là giữa người thân trong dòng tộc với nhau có thể chung sống hòa bình, giúp đỡ bảo vệ lẫn nhau. Nhưng trái ngược với ý nguyện đó, chẳng bao lâu sau, giữa các nước chư hầu bắt đầu chinh chiến lẫn nhau, giống như kẻ thù vậy, Chu thiên tử hoàn toàn không thể khống chế nổi, thiên tử giống như bù nhìn. Các nước chư hầu tranh ruộng đoạt đất của nhau, chiến tranh không ngừng, thiên hạ bất an, bách tính khổ khôn thấu.

Chế độ quận huyện có thể tránh được cục diện hoàng đế thành bù nhìn, các nước chư hầu tự thi hành chính sách riêng, thiên hạ chiến loạn không ngừng. Nếu không thì thiên hạ vừa mới dẹp yên xong sẽ lại trở về cục diện phong kiến cát cứ, chiến loạn không ngừng, đó lẽ nào chẳng phải là trái với ý nguyện ban đầu của hoàng đế? Thế thì thống nhất thiên hạ là để làm gì?”

Thông qua những biện luận của quần thần, Tần Thủy Hoàng nhận định lời nói của Lý Tư có đạo lý. Bản thân ông vốn muốn thiên hạ thái bình, người dân không còn phải chịu nỗi khổ chiến loạn nữa nên mới thống nhất 6 nước, sao lại có thể tự hủy công lao đó đi được, lại bắt đầu để chiến loạn xảy ra sao được? 

Kiến nghị của Lý Tư đối với các hoàng tử, quốc thích là chỉ phân ruộng đất để họ thụ hưởng thu thuế, phú mà không quý, như thế là được rồi.

Sau khi xem xét, Tần Thủy Hoàng đã tiếp nhận kiến nghị của Lý Tư, sau đó nói rằng: “Trẫm chinh chiến thống nhất thiên hạ là vì thiên hạ, chứ không vì con cháu của bản thân, không phải vì gia tộc của trẫm”.

Mấy ngày sau sự kiện này, Lý Tư lại dâng thư lên Tần Thủy Hoàng đề xuất “đốt sách”.

Trong tấu thư, Lý Tư liệt kê những hành vi của nhóm người do Thuần Vu Việt cầm đầu học cổ nhân nhưng không thấu, công kích chế độ mới, rằng:

“Người nghe lệnh ban xuống thì ai nấy đều lấy điều mình học ra để đàm luận, vào triều thì tâm không thuận, ra ngoài thì bàn tán ngõ phố, lấy danh nghĩa là khen chúa công, nói những điều khác biệt của mình, tự cho là cao, dẫn dắt đám đông phỉ báng chính sách mới. Không ngăn cấm thế này thì vị thế chúa công ở trên bị hạ thấp, còn ở dưới hình thành các bè đảng. Cấm là tốt nhất”.

Bản tấu này nói rằng mỗi khi hoàng đế hạn chiếu lệnh thì những người này dùng học thuyết của mình, căn cứ lý giải bản thân, chiểu theo lợi ích bản thân để bình luận khắp đầu đường cuối ngõ làm mê hoặc rối loạn lòng người. Bản tấu nói: “Trước kia chư hầu phân tranh mới dùng số lượng lớn kẻ sĩ du thuyết. Ngày nay thiên hạ bình định, pháp lệnh do bệ hạ ban hành, bách tính ở nhà nên dốc sức sản xuất nông nghiệp, thủ công, người đọc sách nên học pháp lệnh hình cấm”. 

Thỉnh cầu Thủy Hoàng hạ lệnh cấm mở trường học tư, đồng thời lệnh sử quan hễ thư tịch không phải của nước Tần, trừ sách y dược, chiêm bốc, trồng trọt ra, thì tất cả thiêu hủy.

Tần Thủy Hoàng xem xét tình hình đương thời, ông biết rằng mọi người nhiều năm nay đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của những thư tịch đó, hơn hữa đều là căn cứ theo kiến giải cá nhân hạn hẹp để lý giải, căn cứ vào lợi ích trước mắt của bản thân để tìm hiểu, hoàn toàn không suy nghĩ đến đại nghĩa của thiên hạ và lợi ích lâu dài chân chính.

Tần Thủy hoàng,
Tần Thủy Hoàng xem xét tình hình đương thời, đã đồng ý với kiến nghị của Lý Tư. (Ảnh SOH tổng hợp)

Chỉ vì lý giải cá nhân, nhận thức cá nhân, thậm chí vì chút hư danh mà bất chấp tính mạng. Dưới tình huống này, đốt sách nhằm giải trừ tệ nạn, bảo vệ thế cục thiên hạ là bắt buộc. Thế là Tần Thủy Hoàng đã đồng ý với kiến nghị của Lý Tư.

Đối với tấu thư của Lý Tư, Tần Thủy Hoàng đã phê rằng: “Chế viết: khả” (Xuống chế đồng ý), mà không phải là “Chiếu viết: khả” (Xuống chiếu đồng ý). 

Sự khác nhau nhỏ này lại có ý nghĩa khác nhau rất lớn. Chiểu theo lễ chế nhà Tần, thông thường Hoàng Đế viết rõ “Chế viết” là Thánh chỉ này chỉ ban bố dùng cho bá quan, chứ không được ban bố rộng khắp bách tính, tức là trong phạm vi hẹp. Còn “Chiếu viết” thì phải xuống chiếu thông cáo khắp thiên hạ.

Do đó, lời phê này của Thủy Hoàng trên thực tế là khẳng định kiến nghị của Lý Tư, nhưng cũng ngầm chỉ phạm vi và mức độ của việc “đốt sách” trong phạm vi nhỏ là bá quan trong triều – những người bị ảnh hưởng thư tịch của 6 nước cũ trước đây, dùng nó để đàm luận, nghị luận việc triều chính.

Dưới tình hình lịch sử đương thời, nước Tần mới thống nhất thiên hạ, vẫn còn thuộc về thời loạn thế, tàn dư của thế lực 6 nước cũ vẫn còn, mà lòng người ngày một sa sút, đạo đức đi xuống, thời điểm bất thường cần phải có phương pháp bất thường. Cần phải có thủ đoạn dao sắc chặt đay rối.

Hơn nữa đương thời là quốc gia, tức là các quan tước bác sĩ nắm giữ tất cả các thư tịch đều được lưu giữ lại một bộ. Còn các thư tịch bị đốt cũng chỉ là “thi, thư, chư tử…”. Các thư tịch như “Tần kỷ, y dược, bôc vu, kinh điển nông gia, trồng trọt…” đều không nằm trong danh sách đốt. Bản thân Thuần Vu Việt và các quan đồng liêu cũng không ai bị bất kỳ hình phạt nào.

Đó chính là sự kiện “đốt sách” mà lịch sử nói.

Chu Hy đời Tống cũng nói: “Tần đốt sách cũng chỉ là bảo thiên hạ đốt, triều đình của ông vẫn lưu giữ. Nếu nói “Không phải thư tịch nước Tần và thư tịch mà các quan bác sĩ nắm giữ thì tất cả đều đốt”, thế thì thư tịch như Lục kinh triều đình vẫn nắm giữ, nhưng người trong thiên hạ là không có. Nếu muốn tra khảo nghiên cứu học tập thì triều đình và trong tay các bác sĩ đều lưu những giữ bộ hoàn chỉnh. Đó chính là đầu đuôi toàn bộ câu chuyện “đốt sách”.

Có cao nhân nói: Vũ đài Trung Hoa là một triều thiên tử, một triều văn hóa, một triều chúng sinh. Tần Thủy Hoàng xây dựng hoàng triều Đại Tần, thay trời đổi đất, thì ắt phải đem lại văn hóa hoàn toàn mới.

Cũng có người nói, tư tưởng thống nhất thì mấu chốt là dùng cái gì để thống nhất. Dùng tư tưởng kính Trời tín Thần, Thiên – Nhân hợp nhất, coi trọng thiên hạ để thống nhất thì không sai.

Xây đại nghiệp tạo dựng cơ đồ, sự nghiệp vĩ đại lưu thiên cổ.
Thuận Thiên ý thống nhất thiên hạ, ngàn thu vạn đại khen Thủy Hoàng.

Chân tướng Tần Thủy Hoàng đốt sách là như thế. Kỳ sau, chúng ta cùng xem chân tướng “chôn Nho”.


Theo SOH

Trung Hòa biên dịch

Link bài dịch: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x