Chánh Kiến: Bói toán không phải là mê tín

Bói toán không phải mê tín
Bói Toán Không Phải Mê Tín

Chuyên mục: Văn Hóa Truyền Thống

– Kính mời quý đọc giả cùng tìm hiểu và khám phá những bí ẩn về vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người, và cùng ôn lại những câu chuyện văn hóa truyền thống, nhằm nâng cao đạo đức, nhân tâm hướng thiện.

– Hôm nay chúng tôi hân hạnh gửi đến quý khán thính giả bài viết có nhan đề “Bói toán không phải là mê tín

Video: Bói toán không phải là mê tín

Bói toán không phải là mê tín | Văn hóa truyền thống
Video: Bói toán không phải là mê tín (Nguồn Chánh Kiến)

Bài viết Bói toán không phải là mê tín

Vào những năm Đường Thái Tông ở Trung Quốc có một người tên là Lý Thuần Phong, người Ung Châu, tinh thông thiên văn lịch pháp, có thể “dự đoán cát hung” cực kỳ chuẩn xác, từng nhậm chức Thái Sử Lệnh. Đến những năm Càn Nguyên thời Đường Túc Tông, dòng họ ông có một cụ già tên là Lý Tri Vi, rất giỏi thuật chiêm tinh, hễ xem mệnh bói quẻ, dự đoán họa phúc cát hung, thì ắt nói trúng cả ngày, không sai tý nào. Lão Lý sống tại chợ Tây thành Trường An.

Đương thời có một người họ Lưu, đến kinh thành Trường An muốn nhờ vả cầu quan, nhưng mấy năm không được. Năm nay, họ Lưu thông đồng với bộ lại (cơ quan hành chính cấp bộ thời xưa), dựa vào quan hệ cửa sau, tự cho là có chí thì ắt nên chuyện. Nghe nói lão Lý xem bói cực chuẩn, bèn đến chợ Tây tìm lão. Ông lão bốc một quẻ và mỉm cười, nói: “Năm nay cầu mà không được, sang năm không cầu mà tự được.” Họ Lưu không tin, đợi đến khi bộ lại niêm yết danh sách, quả nhiên không có tên. Sang năm lại đến kinh thành tham gia đợt thi của bộ lại, nhớ lại lời của lão Lý, ông không nhờ vả quan hệ nữa, nhưng không đủ tự tin, lại đến chợ Tây hỏi lão. Lão Lý phán rằng: “Năm ngoái ta đã nói rồi, chức quan của ông tất thành, không phải ngờ vực.” Lưu Sinh hỏi: “Nếu được làm quan, thì nhậm chức tại đâu?” Ông lão phán rằng: “Làm quan tại đất Đại Lương, làm quan rồi hãy đến gặp ta, ta có lời muốn nói.” Khi bộ lại niêm yết danh sách, quả nhiên tuyển chọn Lưu Sinh làm huyện úy phủ Khai Phong. Lưu Sinh kinh ngạc mừng rỡ, xem lão Lý như thần, rồi lại đi gặp lão. Lão Lý phán rằng: “Ông đi làm quan, không cần tiết kiệm, cứ tùy ý thu nạp, ắt không gặp trở ngại. Khi nào sắp mãn nhiệm, ông có thể xin một chức quan, rồi vào kinh thành, ta muốn gieo cho ông một quẻ.”

Lưu Sinh ghi nhớ lời dặn, đến phủ Khai Phong làm huyện úy. Bởi vì xuất thân từ quan gia, được quan trên yêu mến, nhớ lời của lão Lý, ông thỏa sức vơ vét tiền tài mà không lo nghĩ gì. Quan lại trên dưới đều rất yêu mến ông. Hết nhiệm kỳ, ông tích lũy được tới một nghìn vạn quan tiền, bèn đến gặp quan Thích Sử, xin làm quan áp giải tô thuế đến kinh đô. Khi đến Trường An, ông lại tới gặp lão Lý. Lão phán rằng: “Trong vòng 3 ngày, ông sẽ được thăng quan.” Lưu Sinh không tin, lão phán tiếp: “Tuyệt nhiên không sai, thăng quan cũng tại quận này, đắc được chức quan rồi, ông có thể quay lại gặp ta.” Lưu Sinh rời đi, trong lòng bán tín bán nghi.

Ngày hôm sau ông áp tải tiền thuế đến nộp vào ngân khố, đến trước ngân khố chỉ thấy ở phía Đông Nam có một chú chim ngũ sắc bay lên trên nóc nhà, màu sắc rực rỡ, hàng trăm chú chim xôn xao, kéo đến che kín cả bầu trời. Lưu Sinh thốt lên: “Thật kỳ lạ! Thật kỳ lạ!” Nhất thời làm kinh động thái giám trong cung, người trên kẻ dưới đều vây quanh. Có người cho rằng: “Đây là chim phượng hoàng!” Chú chim ngũ sắc nghe thấy tiếng ồn ào liền bay đi mất, hàng trăm chú chim cũng dần tản đi. Chuyện đến tai Hoàng đế, Hoàng đế cho rằng đây là điềm đại cát, liền truyền lệnh: “Tìm xem ai là người thấy trước tiên, nếu là quan thì thăng một bậc.”

Tra ra thì Lưu Sinh là người thấy trước tiên, liền lệnh cho bộ lại, thăng Lưu Sinh làm tri huyện phủ Khai Phong. Quả đúng nội trong 3 ngày, cũng tại châu này. Lưu Sinh phục lão Lý sát đất, lại đến hỏi lão Lý nên làm quan thế nào. Lão phán rằng: “Chỉ cần giống như ngày trước.” Sau khi Lưu Sinh đến nhận chức, vẫn tham lam vơ vét tiền của, lại có được một nghìn vạn quan tiền, sau khi mãn nhiệm tới kinh thành nghe lệnh thuyên chuyển. Ông lại đến gặp lão Lý, thì lão phán rằng: “Lần này phải làm một vị quan liêm chính, một đồng cũng không được nhận. Cẩn trọng! Cẩn trọng!”

Lưu Sinh quả nhiên được phong làm huyện lệnh huyện Thọ Xuân. Vì đã quen tham lam vơ vét, sao có thể nhẫn nại được? Đảm nhận chức vụ chưa được bao lâu, bản tính lại nổi lên, ông ta bỏ mặc ngoài tai lời của lão Lý. Không lâu sau, quan trên tước chức của ông, tịch thu tài sản vì tội tham ô. Ông lại đến hỏi lão Lý: “Hai lần trước lão chỉ tôi thỏa sức vơ vét, nhưng nay lại bảo không được nhận hối lộ, hai lần đều ứng nghiệm, ấy là duyên cớ làm sao?”  Lão Lý phán rằng: “Đời trước ông là một thương nhân lớn, có hai nghìn vạn quan tiền. Ông qua đời tại Biện Châu, số tiền đó lưu lạc tại nhân gian. Giờ ông ra làm quan, vốn là lấy lại tài sản của mình xưa kia, nên không coi là tham ô, và được bình an vô sự. Người dân huyện Thọ Xuân không nợ nần ông, hà cớ gì ông lại tham lam quá mức? Nên giờ ông vẫn tham lam vơ vét cho bằng được, thì coi như làm chuyện xấu rồi.” Lưu Sinh khắc cốt ghi tâm lời lão Lý, rời đi mà vô cùng hổ thẹn.

Bói toán không phải là mê tín, vốn đã có từ thời xa xưa. Vì cuộc đời một người đã được định sẵn, người tinh thông Chu Dịch, Bát quái có thể bấm tay mà bói ra được. Bói toán tồn tại chính vì muốn bảo cho con người biết rằng nên sống thuận theo tự nhiên. Các việc tốt, việc xấu con người gặp trong đời đều do nhân duyên, không phải chuyện vô duyên vô cớ. Nếu muốn kiếp sau được sống hạnh phúc, kiếp này phải làm nhiều việc thiện tích đức, không làm việc xấu việc ác. Kỳ thực đây là một bộ phận của văn hóa Thần truyền.

Coi bói toán là mê tín chính là thủ đoạn mà tà đảng Trung Cộng quen dùng để đả kích người khác, bức hại dân chúng, hủy diệt văn hóa truyền thống, một khi chụp cái mũ lớn chính trị đáng sợ lên là có thể ra tay. Sau đó cưỡng chế truyền bá thuyết vô thần, triết học đấu tranh, không cho người ta tin rằng con người là do Thần tạo ra, nói rằng con người không có kiếp sau, nếu muốn có cuộc sống hạnh phúc thì phải nghe theo đảng, đi theo đảng, phải giành giật một mất một còn, phải đấu với trời, đấu với đất, nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa con người với văn hóa truyền thống, không cho con người làm con cháu Viêm Hoàng, mà bắt làm con cháu Mác Lê.

Kỳ thực, bói toán là dùng tiểu đạo thế gian của Đạo gia, suy đoán dựa vào tướng tay, tướng mặt, số mệnh gắn với ngày sinh (sinh thần bát tự), các tín tức mang trên thân người và thường bị hạn chế. Có thể nhìn thấy được tương lai và quá khứ một cá nhân, thậm chí là thấy được những quy luật phát triển của toàn xã hội, hoặc quy luật biến hóa của toàn thiên thể là điều có thực. Muốn vậy phải có công năng mà người ta gọi công năng đặc dị hay công năng túc mệnh thông, đây là một trong sáu công năng đã được thế giới công nhận.

Trong lịch sử có rất nhiều người thấy được thịnh suy, thay đổi của xã hội và viết thành sách, gọi là sách tiên tri, lưu truyền cho đến ngày nay. Chẳng hạn thời kỳ Tam quốc có “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng, triều Tống có “Mai Hoa Thi” của Thiệu Ung, triều Minh có “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn. Trong lịch sử có những bài thơ tiên tri của các vị hòa thượng, đạo sĩ tu hành đắc Đạo. Họ đều tiên tri rất chính xác về những sự kiện lớn sau này xảy ra trong các triều đại lịch sử. Trong đó đều nói đến giai đoạn mạt kiếp ngày nay khi đạo đức nhân loại bại hoại, dẫn đến cảnh tượng hỗn loạn như ngày nay; đồng thời cũng dự ngôn về Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền cứu độ thế nhân thời mạt kiếp, dự ngôn về cuộc bức hại các đệ tử Đại Pháp, và những đại kiếp nạn nhân loại gặp phải do bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Bia đá trên núi Thái Bạch tỉnh Thiểm Tây của Lưu Bá Ôn nói rõ: “Trên đời có người hành đại Thiện, Gặp phải kiếp này không phải bói.”

Thực tế việc đệ tử Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại xưa nay chưa từng có trong lịch sử, nhưng ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt, dẫu có thể bị bắt, bị đánh đập, bị sát hại, đệ tử Đại Pháp vẫn chẳng quản gian nguy, vẫn giảng chân tướng Đại Pháp, chỉ cho con người thế gian cách được đắc cứu, đó là thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của tà đảng Trung Cộng mà trước đây họ đã từng gia nhập, tin tưởng “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chân Thiện Nhẫn hảo” thì sẽ được cứu, tránh được kiếp nạn này, có thể bước sang kỷ nguyên mới của nhân loại.

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

Nguồn Chánh Kiến

Bài viết liên quan: Đức huệ của Phật Gia: Tôn trọng người khác là sức mạnh ngàn quân

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x