Vào cuối thời kỳ Edo đầu thế kỷ 19 ở Nhật Bản có một câu chuyện luân hồi chuyển sinh không chỉ đã gây chấn động trong các tầng lớp người dân Nhật Bản mà còn truyền rộng trong tầng lớp Vương thất, đến cuối thế kỷ 19 câu chuyện này đã được lan truyền ra nước ngoài, đó là câu chuyện chuyển sinh của cậu bé Katsugoro.
Ngày 10 tháng 10 năm thứ 12 văn hóa thời đại Edo Nhật Bản (1815), một gia đình nông dân thôn Tama Nakano (nay là Higashi Nakano, thành phố Hachioji, Tokyo) sinh hạ người con trai tên là Katsugoro, từ nhỏ cậu bé đã hoạt bát, dễ thương.
Vào một ngày tháng 11 năm Bunsei thứ 5 (1822), khi Katsugoro đang chơi đùa với anh trai Otojiro và chị gái Minoru, đột nhiên cậu hỏi một vấn đề xưa nay chưa từng nghe nói: “Anh chị, trước khi đến với nhà này, anh chị là con của gia đình nào?”
Otojiro nói: “Cái này à, không biết đâu!”
Minoru nói: “Đó là một vấn đề rất quái lạ, lẽ nào Katsugoro biết ư?”
Katsugoro nói: “Biết chứ, em là Fujikura sinh ra ở thôn Hodokubo, 6 tuổi bị bệnh đậu mùa mà chết.”
Minoru nói: “Em rõ là nói bậy nói bạ a! Chị phải nói cho mẹ biết mới được!”
Katsugoro không ngờ anh và chị hoàn toàn không biết về chuyện đó, nghe lời nói của chị gái có vẻ nghiêm túc, liền khóc lên năn nỉ chị: “Chị đừng nói cho mẹ biết nhé, em xin chị! Chị nói cái gì em cũng nghe theo lời chị!”
Thế là từ đó chị gái nói gì Katsugoro đều nghe theo nấy; người mẹ chu đáo cũng đã chú ý tới sự chuyển biến này. Đến giữa tháng 12, bà bèn nói với chồng là Genzo rằng, giữa hai chị em Minoru và Katsugoro dường như có một bí mật nào đó. Người cha Genzo bèn gọi Katsugoro đến và nói với cậu: “Chúng ta sẽ không mắng con, con có chuyện gì cứ nói ra cho cha mẹ nghe thử nhé!”
Ký ức tiền kiếp của Katsugoro
Katsugoro nói rằng trước đây cậu có tên là Fujikura, sinh ra tại thôn Hodokubo huyện Tama (ngày nay là Hodokubo, thành phố Hino, Tokyo), có cha tên là Hisae và mẹ tên là Sakusei.
Cha cậu hỏi: “Chuyện này là thật sao?”
Katsugoro thưa: “Dạ là thật ạ!”
Cha cậu nói: “Chuyện này không được nói với người khác nhé!”
Katsugoro thưa: “Con biết rồi ạ!”
Cha mẹ của Katsugoro đột nhiên nghe được chuyện khó tin như vậy, trong lòng tràn đầy nghi ngờ, nhất thời khó mà tin được.
Mỗi tối, Katsugoro đều ngủ cùng với bà nội, cậu liền kể cho bà nội nghe chi tiết về quá trình Fujikura chuyển sinh thành Katsugoro:
Khi Fujikura lên 6 tuổi sinh bệnh chết, trong ngày tang lễ đó, cậu được đặt vào trong một quan tài bằng gỗ mang lên nghĩa địa trên núi chôn cất. Khi quan tài gỗ chôn xuống đất, bỗng vang lên một tiếng động “tùng”, lúc đó hồn bay ra ngoài, bay hướng về phía nhà mình. Về đến nhà thấy cha mẹ đang nói chuyện, cậu nghe rất rõ lời nói của họ, cậu thấy mẹ đang khóc rất thương tâm, liền đến nói chuyện cùng với mẹ, nhưng mẹ hoàn toàn không nghe được lời của cậu.
Cuối cùng Fujikura chú ý tới một ông lão có chòm râu bạc phơ, mặc kimono màu đen đang vẫy tay với cậu. Ông lão mang cậu bay vút qua sông núi, qua các vùng đất xa xôi, quanh co lòng vòng, nơi đó không lạnh cũng không nóng, luôn âm u giống như chạng vạng tối, bụng cũng không cảm thấy đói. Trên mặt đất nở ra hai loại hoa đỏ và vàng, nếu đi hái hoa, liền sẽ làm cho con quạ đen rít gào lên tức giận.
Fujikura nghe được có tiếng niệm kinh từ nơi xa, cho nên liền bay về nhà nhìn xem, nhưng người trong nhà không ai chú ý đến. Nhìn thấy chén canh đậu đỏ còn bốc hơi nóng trên bàn thờ, nhìn có vẻ rất ngon.
Ở thế giới kia giống như là chỉ qua vài ngày, nhưng ông lão nói đã qua ba năm rồi, giờ có thể chuyển sinh được rồi, rồi ông lão mang theo Fujikura đến một ngôi nhà phía sau cây hồng ở thôn Nakano, chính là ngôi nhà hiện giờ của cậu.
Cậu vâng theo lời ông lão đi vào trong nhà, vào đến trong nhà thì trước tiên trốn ở sau bếp lò, nghe được cha và mẹ bàn bạc, muốn đi đến Edo làm thuê để cho cuộc sống cả nhà tốt hơn chút (Edo lúc ấy là thủ đô Tokyo hiện nay, cách thôn Nakano và thôn Hodokubo khoảng 40km, đi bộ khoảng một ngày).
Ngay lúc này, hồn của Fujikura nhanh chóng tiến vào trong bụng của mẹ, về sau được sinh ra, chính là Katsugoro.
Tìm kiếm người thân của kiếp trước
Katsugoro kể xong những gì mình đã trải qua trước khi được sinh ra, bèn khóc cầu xin bà nội dẫn cậu đi thôn Hodokubo xem thử. Cậu nói: “Cháu muốn đi thăm viếng mộ của cha ạ!”
Bà nội rất đau lòng trước sự cầu khẩn khổ sở của Katsugoro. Bà hỏi những người quanh vùng có biết về Hisae ở thôn Hodokubo không? Rốt cuộc có người biết được nói với bà rằng, ở thôn Hodokubo đúng là từng có người này, nhưng Hisae đã chết rồi, ông ta có một cậu con trai nhỏ gọi là Fujikura rất dễ thương, thế nhưng bị nhiễm bệnh đậu mùa cũng chết rồi.
Cứ như thế không biết bắt đầu từ lúc nào, chuyện “Katsugoro là cậu bé chuyển sinh” được đồn đãi rộng trong thôn, có rất nhiều người còn chạy đến nhà cậu để nhìn xem Katsugoro, mọi người còn đặt cho cậu một biệt danh gọi là “tiểu tăng thôn Hodokubo.”
Mẹ của Katsugoro đã bắt đầu có phần tin tưởng vào việc chuyển sinh đến của Katsugoro, bởi vì Katsugoro vậy mà lại biết những lời nói kia khi bà muốn đến Tokyo làm thuê để giúp đỡ sinh kế cho gia đình, những lời ấy chỉ là bàn bạc bí mật giữa hai vợ chồng mà thôi, không có người khác biết, huống hồ khi đó Katsugoro còn chưa ra đời.
Vào ngày 20 tháng 01 năm Bunsei thứ 6 (1823), bà nội mang theo Katsugoro đến thôn Hodokubo đi tìm nhà của Fujikura, thực ra thì đều do Katsugoro dẫn đường cho bà nội đi. Mặc dù thôn Hodokubo và thôn Nakano lân cận nhau, chỉ cách nhau 5km, nhưng lại phải đi qua một ngọn núi hoang vắng.
Katsugoro 8 tuổi, nhưng cho đến nay vẫn chưa từng đi qua nơi này thế mà lại có thể biết được đường đi, cậu dẫn bà nội vượt qua ngọn núi đi vào thôn Hodokubo, cũng rất quen thuộc đối với thôn Hodokubo.
Bà nội chỉ vào một ngôi nhà và hỏi cậu: “Là ngôi nhà này sao?”
“Không phải, đi lên phía trước chút nữa.” Katsugoro trả lời, “Là ngôi nhà này!”
Trên khu đất trống trước nhà Katsugoro có sáu tượng Phật Địa Tạng bằng đá, trước kia Katsugoro cùng với những đứa trẻ khác đều thích chơi đùa bên cạnh những tượng Phật này.
Katsugoro dẫn bà nội đi vào một gia đình nông dân, trong nhà, mẹ của Fujikura là Shizuka và cha dượng là Hanshirou đang ở nhà. Lúc Fujikura lên 2 tuổi thì cha ruột của cậu qua đời, mẹ cậu tái giá, người cha dượng Hanshirou vô cùng yêu thương cậu.
Hai người họ nhìn thấy Katsugoro thì đều rất kinh ngạc, họ nói Katsugoro và Fujikura có dáng dấp rất giống nhau (khi đó Katsugoro 8 tuổi, còn Fujikura 6 tuổi)! Nhìn thật giống như là Fujikura trở về vậy.
Đây là lần đầu tiên Katsugoro đến nơi này, nhưng lại rất quen thuộc đối với hết thảy bên trong nhà này, đều biết rất rõ những vật gì được đặt ở đâu. Katsugoro nói ở cổng của “cửa hàng thuốc lá” phía đối diện trước đây không có cái cây kia!
Hai người lại càng kinh ngạc và vui mừng, đúng là 10 năm trước còn không có cái cây kia! Katsugoro thăm viếng mộ người cha của kiếp trước. Từ đó về sau, hai nhà họ qua lại với nhau giống như là thân thích vậy.
Chuyện tái sinh của Katsugoro được lưu truyền rộng rãi, và cuộc đời về sau của Katsugoro
Một tháng sau khi từ thôn Hodokubo trở về nhà, vào một ngày tháng Hai, lúc đó lãnh chúa của vùng đất Tottori (ngày nay là tỉnh Tottori của Nhật Bản) là Ikeda Kanzan tìm đến nhà của Katsugoro tại thôn Nakano. Ikeda Kanzan có một cô con gái tên là Tsuyu-Hime, rất hiểu chuyện, tuổi còn nhỏ nhưng biết lễ Phật. Nhưng một năm trước (tháng 11 năm Bunsei thứ 5) khi cô bé được 6 tuổi thì mất do nhiễm bệnh đậu mùa.
Mất đi con gái đã làm ông rơi vào trong tình trạng bi thương quá độ, bắt đầu sống ẩn cư. Đúng lúc này thì nghe được câu chuyện chuyển sinh sau khi Fujikura mất do bệnh đậu mùa, điều này khiến cho tâm thần ông chấn động lại vừa sinh lòng kỳ vọng. Thế là ông bèn tìm đến nhà của Katsugoro để hỏi cho rõ ngọn ngành. Katsugoro gặp được lãnh chúa đại nhân sợ tới mức nói không nên lời, bà nội ở bên cạnh đem câu chuyện biết được nói từ đầu đến cuối thay cậu.
Đến giữa tháng Ba, Ikeda Kanzan ghi chép và chỉnh lý lại những lời kể của bà nội Katsugoro, viết thành “Chuyện kiếp trước và chuyển sinh của Katsugoro.” Đồng thời ông còn đưa câu chuyện cho một số người trí thức nổi danh và các đại hòa thượng trong chùa Sengakuji xem, nhờ đó câu chuyện tái sinh của Katsugoro được lưu truyền rộng rãi và trở thành đề tài bàn tán ở Tokyo.
Đến tháng Tư năm đó, lãnh chúa Tamenden Hachiro của vùng Nakano nơi gia đình Katsugoro sinh sống, đã tuân theo công vụ quy định tiến hành điều tra đối với chuyện này. Katsugoro và cha Genzo được lãnh chúa gọi đến Tokyo, khiến cho dư luận trong vùng xôn xao.
Ngày 19 tháng 04, lãnh chúa Tamenden Hachiro nói chuyện cùng với hai cha con họ, đem sự tình nghe được từ đầu đến cuối làm thành bản báo cáo, báo cho cấp trên là Sato Minomori, người đứng đầu thư viện Hoàng cung. Rất nhiều văn nhân học giả thông qua tập báo cáo này, mà biết được câu chuyện Katsugoro chuyển sinh. Lúc ấy, Hirata Atsutane (1776-1843) là học giả của một trong bốn viện nghiên cứu quốc học lớn cuối thời Edo, cũng điều tra nghiên cứu câu chuyện này.
Hirata Atsutane mời cha con Katsugoro đến viện nghiên cứu quốc học của mình là “Chibukisha,” đem đầu đuôi sự việc cẩn thận kể lại tường tận cho ông nghe trong thời gian ba ngày (22,23,24 tháng 4 năm 1823).
Sau đó, Hirata Atsutane lại tìm tòi điều tra trong vòng ba tháng, ghi lại những cách lý giải khác về sự việc phát sinh, đồng thời bổ sung thêm quan điểm của mình thông qua việc điều tra khảo sát thực tế.
Đến tháng Sáu năm đó, viết thành cuốn “Ghi chép về việc chuyển sinh của Katsugoro.” Ngày 22 tháng 7 đưa cuốn sách này đến kinh đô, trình lên cho Thượng hoàng Kōkaku và Hoàng Thái Hậu xem. Cuốn sách này đã gây chấn động trong hậu cung phi tần Nhật Bản.
Ngày 26 tháng 8 năm Bunsei thứ 8 (1825), Katsugoro 11 tuổi vào học tại viện nghiên cứu quốc học Chibukisha trở thành môn sinh của Hirata Atsutane. Katsugoro học tập ở đây khoảng một năm thì trở về thôn Nakano.
Sau khi lớn lên Katsugoro có cuộc sống bình thường như những người nông dân khác. Công việc chính của Katsugoro là kế thừa việc làm nông của cha, đồng thời còn buôn bán thêm mặt hàng đèn lồng tre, cuộc sống trôi qua tương đối khá giả. Ngày 04 tháng 12 năm Minh Trị thứ 2 (1869), Katsugoro qua đời, thọ được 55 tuổi.
Năm Minh Trị 23 (1890), tác giả Koizumi Yakumo đến Hoa Kỳ và xuất bản tuyển tập “Phật điền đích lạc tuệ,” trong đó có câu chuyện “Katsugoro chuyển sinh,” nhờ đó câu chuyện Katsugoro chuyển sinh từ Nhật Bản được lan truyền ra các nước khác.
Lời cuối sách
Hiện nay, ngôi nhà của Fujikura vẫn còn được lưu lại ở vùng đó, còn ngôi nhà của Katsugoro tại thôn Nakano, Tama đã không còn do quá trình đô thị hóa của Tama. “Báo cáo về Tiểu tăng Katsugoro thôn Hodokubo chuyển sinh” được lưu trữ bảo tồn tại kho lưu trữ tư liệu Todo, thành phố Hino, Tokyo, Nhật Bản. Đến nay, hàng năm Kho lưu trữ tư liệu này thường tổ chức những hoạt động nghiên cứu và kỷ niệm trong ngày sinh nhật của Katsugoro.
Do Wang Yuyue thực hiện
Tiểu Minh biên dịch.
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
- Xem thêm:
- Quần thể người tái sinh đông nhất ở Trung Quốc – sinh ra vẫn nhớ được kiếp trước
- Triết lý về luân hồi: Một giọt nước mắt
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!
Con ngươi luôn đươc sư nhăc nhơ