Khám phá “Tây Du Ký” (15): Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh

Khám phá “Tây Du Ký” (15): Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh
Ảnh: Chánh Kiến

Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]

(15) Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh

Tiếp theo chúng ta nói về tình tiết: “Ba lần đánh Bạch Cốt tinh” nổi tiếng. Tình tiết này bị lợi dụng khá nhiều trong thời kỳ cách mạng văn hóa. Chúng ta ở đây có thể sẽ không ám chỉ điều gì giống như thế trước đây.

Như đã đề cập trước đây, nguyên thần của con người mới là con người chân chính, trong luân hồi chuyển sinh có thể là già trẻ trai gái, thêm vào việc hình thành những quan niệm hậu thiên, kỳ thực đều không phải là diện mạo ban đầu cá nhân đó, phản bổn quy chân mới có thể quay về tự ngã tiên thiên chân chính. “Ba lần đánh Bạch Cốt tinh” chính là đạo lý về nhận thức tu luyện con người chân chính, không bị mê hoặc bởi tình cảm con người nơi thế gian.

Tuổi tác, giới tính, hình dáng, dung mạo, quốc tịch, ngôn ngữ, năng lực, sở thích, phong tục tập quán v.v.. đều không phải là tự kỷ chân chính của cá nhân đó. Những thuộc tính này của con người được nhìn nhận bởi con người, nhưng chúng không phải là những thuộc tính được nhìn nhận bởi Thần. Tôn giáo giảng thế gian nhân loại là giả tượng, kỳ thực đã bao hàm vấn đề ở tất cả các phương diện, chỉ có người chân chính tu luyện mới có thể loại trừ giả tượng.

Ngoài ra trong đó còn có một mối quan hệ giữa chủ nguyên thần và phó nguyên thần. Như đã đề cập, một cách giải thích khác, Đường Tăng chính là đại biểu cho chủ nguyên thần, các đồ đệ của ông là phó nguyên thần, có khi phó nguyên thần cũng khởi tác dụng, làm được như thế đôi khi mọi sự tốt đẹp sẽ đến!

Nhưng khi chủ nguyên thần không minh bạch , cuối cùng thì thế gian nhân loại được xem là phản lý, không phân biệt được thiện ác, kết quả Tôn Ngộ Không bị đuổi đi. Con người phá mê là rất khó, chỉ khi được khai ngộ , chân tướng đại hiển , chính là lúc con người được giác ngộ, chính là Phật.

(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.

(còn tiếp)

Ngày đăng: 01-10-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.


Mời quý độc giả ghé thăm trang Chánh Kiến để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x