Thân nghèo 3 phần lạnh, tâm nghèo 7 phần khổ

thân nghèo 3 phần lạnh, tâm nghèo 7 phần khổ

Con người sống ở trên thế gian khó tránh khỏi có những lúc khốn cùng. Khi tuổi tác dần tăng lên thì bạn sẽ phát hiện ra rằng: thân nghèo không đáng sợ, sợ nhất là tâm nghèo.

Bởi vì sự nghèo khó về kinh tế có thể cải thiện được, nhưng một khi tâm nghèo thì rất khó sửa chữa.

Theo tâm lý học, tâm nghèo có nghĩa là tư tưởng cố định, chỉ thích đắm chìm trong vai trò của bản thân, không biết suy nghĩ xem xét cho người khác, càng không có tinh thần đảm đương trách nhiệm.

Họ sẽ coi tất cả những trắc trở trong cuộc sống là do thiếu tiền, nên họ hoặc là không có bất kỳ nỗ lực nào để thay đổi, hoặc là xoay xở trái phép tắc, mong làm giàu sau một đêm. Họ sống trong bi quan, thương thân trách phận, hoặc khi lên voi lúc xuống chó.

Nếu xung quanh bạn có những người bạn như thế này thì xin hãy mau chóng rời xa, không dây dưa. Bởi vì người tâm nghèo thì không chỉ đang trên đường hủy hoại bản thân, mà còn liên lụy hủy hoại cả bạn.

Người có tâm nghèo sống trong bi quan, thương thân trách phận, hoặc khi lên voi lúc xuống chó
Người có tâm nghèo sống trong bi quan, thương thân trách phận, hoặc khi lên voi lúc xuống chó. (Snappy Goat)

1. Tâm nếu cằn cỗi thì vô phương cứu chữa

Có câu cổ ngữ rằng: Thân nghèo 3 phần lạnh, tâm nghèo 7 phần khổ. Có một trái tim nghèo nàn còn đáng sợ hơn là không có tiền.

Người có tâm nghèo thì mãi mãi không không hiểu được tầm quan trọng của hành động thiết thực. Họ luôn mong muốn một bước lên trời, kiếm bội tiền, họ không muốn lắng lòng lại, yên tâm làm tốt công việc, kiếm tiền bằng công sức lao động để nuôi dưỡng gia đình.

Ở cùng với người “tâm nghèo” như thế này thì chỉ khiến bạn tiêu hao thiện ý và nhẫn nại, kéo bạn từng bước rơi xuống vực sâu, cuối cùng muốn leo lên quay trở lại cũng không thể leo lên được nữa rồi.

Người tâm nghèo luôn oán trời trách người, oán khí chất chồng. Họ lấy mình làm trung tâm, trong tâm chưa bao giờ có chỗ cho người khác, chỉ biết tự tư tự lợi. Khi họ làm phiền người khác thì lớn tiếng không e dè, khi họ làm tổn hại người khác thì coi là lẽ đương nhiên.

Ở cùng với người như thế này luôn phải cẩn thận xem xét đến những chỗ nhạy cảm của họ, hễ không cẩn thận là có thể động đến “lòng tự trọng” đáng cười đáng thương của họ. Thậm chí họ còn khiến bạn phải chịu ấm ức, chịu oan ức để giữ mối quan hệ, bởi vì họ luôn “hợp lý”, luôn “đúng”.

Người tâm nghèo thì dẫu ngồi ôm núi vàng núi bạc cũng không hạnh phúc
Người tâm nghèo thì dẫu ngồi ôm núi vàng núi bạc cũng không hạnh phúc, và cũng rất mau chóng sẽ ‘mèo lại hoàn mèo’, lại ‘nghèo rớt mồng tơi’ như cũ. (Stocksnap)

Người tâm nghèo thì dẫu ngồi ôm núi vàng núi bạc cũng không hạnh phúc, và cũng rất mau chóng sẽ “mèo lại hoàn mèo”, lại “nghèo rớt mồng tơi” như cũ. Không những làm liên lụy đến người nhà, họ còn làm liên lụy đến bạn bè.

Có một câu chuyện như sau:

Có một người nhà rất nghèo, anh ta luôn khó chịu với cuộc sống hạnh phúc của nhà hàng xóm.

Một hôm, anh ta gặp một vị Thần Tiên, Thần Tiên nói với anh ta rằng: “Ta có thể đáp ứng bất kỳ nguyện vọng nào của anh, nhưng bất kể là anh muốn gì thì hàng xóm của anh sẽ được gấp đôi”.

Anh ta suy đi tính lại, trong lòng nghĩ rằng: “Nếu mình một một biệt thự lớn thì nhà hàng xóm sẽ được hai biệt thự, nếu mình muốn có rất nhiều tiền thì nhà hàng xóm sẽ được càng nhiều tiền hơn”…

Cuối cùng anh ta với dáng vẻ độc ác nói với Thần Tiên rằng: “Con muốn Ngài làm cho con mù một mắt”.

Người tâm nghèo thiếu lòng thiện lương, không hiểu cảm ân, giỏi trút giận sang người khác. Họ nghèo không chỉ là tu dưỡng, mà còn khiếm khuyết nhân cách.

Khi một người mà nội tâm nghèo nàn đến cực điểm thì quả thực là vô phương cứu chữa rồi. Sự thiếu thốn về vật chất còn có thể dùng tiền bạc để bù đắp được, nhưng nếu trái tim cằn cỗi thì đã chú định cả cuộc đời hoang vu thê lương rồi.

Sự thiếu thốn về vật chất còn có thể dùng tiền bạc để bù đắp được
Sự thiếu thốn về vật chất còn có thể dùng tiền bạc để bù đắp được, nhưng nếu trái tim cằn cỗi thì đã chú định cả cuộc đời hoang vu thê lương rồi. (Pxhere)

2. Thân có thể nghèo, tâm không được nghèo

Người tâm nghèo thì lòng dạ nhỏ nhen, tầm nhìn hạn hẹp, từ trong cốt lõi con người họ đã thiếu chí khí rồi, cuộc sống thiếu niềm vui và thú vị.

Trong cuộc sống, chẳng sợ nhất thời nghèo khó, mà sự tâm nghèo, sẽ nghèo cả đời.

Vương Bột, thi nhân nổi tiếng đời Đường, có nói rằng: “Nghèo thì càng vững chí bền lòng, không để rơi mất cái chí cao tận mây xanh”.

Rất nhiều người luôn dán mắt xem người ta giàu có, vẻ vang ra sao, đố kỵ người tà phú quý vinh hoa như thế nào, mà không biết thiết thực đối diện với cuộc sống, yêu cuộc sống.

Họ càng không biết chú ý học tập người khác cần cù lao động ra sao, tích cực vươn lên thế nào, chỉ một mực ngưỡng mộ những danh vọng phú quý phù hoa và ghen ghét đố kỵ với uất hận.

Người như thế thì suốt cả cuộc đời sẽ không thể khá lên nổi.

Trái lại, có những người tuy kinh tế túng bấn những vẫn giữ giấc mơ trong lòng, trong con mắt luôn lấp lánh ánh sáng tích cực và hy vọng. Họ mãi mãi không bao giờ từ bỏ hy vọng, chăm chỉ lao động và học tập, và từng bước từng bước vượt qua cảnh khốn cùng.

Trên đời này không có vận may từ trên trời rơi xuống, những khổ nạn trong cuộc sống mãi mãi chỉ nhường đường cho những người nỗ lực làm việc, làm tròn bổn phận và làm những việc thiết thực mà thôi.

Trên đời này không có vận may từ trên trời rơi xuống
Trên đời này không có vận may từ trên trời rơi xuống, những khổ nạn trong cuộc sống mãi mãi chỉ nhường đường cho những người nỗ lực làm việc, làm tròn bổn phận và làm những việc thiết thực mà thôi. (Pixy)

3. Trân quý cuộc đời còn lại, tránh xa người tâm nghèo

Có người nói: “Bạn muốn trở thành người như thế nào thì hãy ở cùng với người như thế đó, cuối cùng bạn sẽ trở thành người như thế”.

Trong Liệt Nữ Truyện có ghi chép câu chuyện mẹ Mạnh Tử 3 lần dời nhà. Mẫu thân của Mạnh Tử biết đạo đức và học vấn của con người là do dần dần dưỡng thành, do đó bà cực kỳ coi trọng những chi tiết nhỏ trong đời sống và học tập thường ngày của Mạnh Tử, thông qua phương tức “mưa dầm thấm lâu” đã bồi dưỡng nên những thói quen tốt cho con.

Ban đầu nhà họ Mạnh ở gần khu nghĩa trang, bé Mạnh Tử trông thấy cảnh tượng những người đưa đám tang bèn bắt chước, cả ngày ở bãi cát chơi trò chôn quan tài, xây mộ. Mạnh Mẫu thấy nơi này ảnh hưởng không tốt đối với con, thế là bà chuyển nhà đến một phố chợ.

Bé Mạnh Tử lại học những người bán hàng rong, rao hàng, mời chào. Mạnh Mẫu đành phải chuyển nhà lần nữa. Cuối cùng chuyển nhà đến gần một trường học. Bé Mạnh Tử bắt chước các học sinh trong trường, chơi các trò chơi như làm những đồ thờ cúng, học tập lễ nghi chắp tay cúi chào, bước đi, nhường bước. Khi đó Mạnh Mẫu mới yên tâm nói: “Nơi này mới là nơi thích hợp để con ta cư trú”.

Vật tụ theo loại, người chia theo nhóm, đó là chủ đề kết giao mãi mãi không thể thay đổi. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, đó là phép tắc giao tiếp mãi mãi phải tuân theo.

“Thân cận người hiền, tránh xa tiểu nhân, đó là bí quyết khiến nhà Hán hưng thịnh”, đây chính là câu cách ngôn trong “Xuất sư biểu” của Gia Cát Lượng. Đây cũng là nói nên mối quan hệ nhân quả: gần gũi với người như thế nào sẽ tác động trở thành người như thế ấy.

Kết giao với người tâm nghèo thì chỉ rơi vào vòng năng lượng tiêu cực đứng yên một chỗ mà tự cho mình là cao, hoặc thương thân trách phận, hoặc tham vọng lớn mà tài mọn, hoặc thích cao xa viển vông.

Người như thế này hoặc là sẽ tiêm nhiễm bạn bằng năng lượng tiêu cực của họ, hoặc khiến bạn tiêu tan ý chí, hoặc khiến bạn máu nóng sục sôi, biến bạn trở thành người giống họ. 

Người như thế này hoặc là kiếm lợi từ bạn dựa vào cái nghèo, cái yếu của họ, hoặc là dựa dẫm vào bạn, không ngừng đòi hỏi hay cầu xin sự trợ giúp của bạn.

Sinh mệnh là trân quý, cuộc đời con người là hữu hạn, thế nên hãy sớm tránh xa những người như thế này. Cần từ chối kết giao với những người tâm nghèo, và nhất định chớ trở thành người tâm nghèo như thế.


Theo Secretchina

Hoàng Mai biên dịch

Link bài dịch: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x