Phật Thích Ca Mâu Ni (Phần 5): Sa Vương nhường giang sơn, Tiên nhân nhờ tìm Pháp [Radio]

ntdvn thich ca minh chan tuong
Bình Sa Vương thấy Thái tử tướng mạo uy nghi, bất giác khởi lòng tôn kính (Phạm vi công cộng)

Bình Sa Vương thấy Thái tử tướng mạo uy nghi, bất giác khởi lòng tôn kính, bảo thị vệ lùi xa, rồi mới tương kiến Thái tử.

Thái tử vượt sông Hằng, khi qua kinh thành Vương Xá của nước Ma Kiệt Đà, dân chúng nghe tin Thái tử nước Ca Tỳ La Vệ xuất gia đến đây, nô nức kéo ra xem, ồn ào huyên náo, tin đến cung vua. Quốc vương tên là Tần Bà Sa La Vương, cũng gọi là Bình Sa Vương, nghe được việc này, liền sai người tìm nơi ở của Thái tử, báo rằng Thái tử đang ở ngoài thành núi Ban Đồ Bà, Bình Sa Vương vui mừng mang quần thần, chuẩn bị xa giá, đi đến núi Linh Thứu.

Núi Linh Thứu là một ngọn núi rất lớn, xung quanh có bốn núi nhỏ vây quanh. Trên núi cây cối tốt tươi, nước suối trong vắt, Thái tử ngồi ngay ngắn trên một phiến đá dưới gốc cây đại thụ. Bình Sa Vương thấy Thái tử tướng mạo uy nghi, bất giác khởi lòng tôn kính, bảo thị vệ lùi xa, rồi mới tương kiến Thái tử.

Thăm hỏi xong, Vương nói: “Ta nghe có người xem tướng nói, Thái tử sẽ làm thống lĩnh Thánh Vương bốn cõi; hôm nay được thấy uy dung đức khí của Thái tử, quả danh bất hư truyền. Sao Thái tử lại vứt bỏ ngôi vị cao quý mà phải khổ nơi hoang dã khó khăn này? Ta sẵn lòng chia cho Thái tử nửa giang sơn, hoặc tất cả giang sơn, việc cai trị chắc Thái tử làm tốt. Hoặc ta giao quân đội cho Thái tử, tự thảo phạt quốc gia khác mà tiếp nối ngôi vị tôn quý!”

Thái tử đáp tạ: “Ý tốt của đại vương làm tôi cảm động, nhưng tôi coi ngôi vị như đôi giầy rách vứt đi, sao có thể muốn nửa, hoặc cả giang sơn của đại vương, mà lại còn phải đi chinh phạt cướp bóc đất đai người khác? Nỗi khổ Lão, Bệnh, Tử của nhân sinh, đâu phải chức cao lộc hậu thì tránh được. Do đó, tôi vì muốn giải thoát sinh tử, đồng thời giải thoát tất cả chúng sinh, vứt bỏ hưởng thụ hư huyễn mà cầu giải thoát chân thực. Hy vọng đại vương lấy chính pháp trị quốc, làm dân chúng an lạc, đó là điều tôi mong đợi”.

Nói xong, Thái tử liền từ tạ Bình Sa Vương để đi tìm A La La Tiên nhân.

Bình Sa Vương rơi lệ: “Thái tử chí hướng xa vời, bi nguyện khẩn thiết, ta không dám lưu luyến, chỉ mong sớm thành Đạo quả, tới giải thoát cho ta”.

Thế là nhà vua im lặng đưa tiễn Thái tử, dõi theo tới khi mất bóng mới hồi cung. Thái tử qua sông Ni Liên, đi tiếp chục dặm, thì gặp hai vị Phạn Chí, mỗi vị cùng với các đồ đệ của họ tìm chỗ ở bên suối.

Thái tử hỏi họ về đường tu hành, họ đáp: “Chúng tôi tôn thờ Phạn Thiên ( Phạn Thiên là tầng trời thứ nhất của ‘Dục giới’ trên cung trời ‘Sắc giới’, đã thoát ly tình dục nam nữ, nhưng thân thể hình tướng vẫn còn), lấy thờ phụng Nhật, Nguyệt ,Thủy, Hỏa làm Pháp để tu hành”.

Thái tử thở dài nói: “Nước chẳng thường đầy, Lửa không nóng lâu, Mặt trời mọc rồi lặn, Trăng tròn rồi khuyết. Sao có thể theo những thứ di chuyển đổi thay như thế mà tìm cầu Pháp thoát Sinh Tử đây!”.

Nói xong, Thái tử liền than thở và rời đi.

Thái tử đến nơi A La La Tiên nhân, Tiên nhân đón tiếp, an ủi Thái tử: “Thái tử đến đây là tốt rồi, ta cũng đã biết hành trình của Thái tử, đã vứt bỏ tôn vinh, sớm giác ngộ, thật là hiếm có! Nay có thể an trú nơi đây mà tinh cần tu Đạo”

Thái tử nghe xong, rất đỗi vui mừng, vội hỏi Pháp môn thoát Sinh Lão Bệnh Tử. Tiên nhân giảng: “Muốn đoạn đứt gốc của sinh tử, trước tiên phải xuất gia, sống nơi rừng sâu cô tịch, tu Giới, học Định”.

Thế là Tiên nhân đem tứ không định, pháp tu cùng cảnh giới “Sơ Thiền, nhị Thiền, tam Thiền, tứ Thiền” cho đến “ Không xứ”, “ Thức xứ”, “ Vô sở hữu xứ”, “ Phi tưởng phi phi tưởng xứ” ra giảng giải chi tiết cho Thái tử.

Lấy “Phi tưởng phi phi tưởng xứ” làm cảnh giới cao nhất, cho rằng khi nhập định ở cảnh giới này, tất cả các cảnh giới đều không có, nhưng vẫn không vĩnh viễn đoạn trừ được sinh tử phiền não. Thái tử nói: “Những chỉ giáo của Pháp môn tuy cao siêu, nhưng tôi cảm thấy đây chưa phải là Pháp giải thoát tối hậu mà tôi muốn tìm”.

Thái tử hỏi tiếp: “Tiên nhân xuất gia tu hành từ khi nào? Nay bao nhiêu tuổi?”

Tiên nhân đáp: “Ta 16 tuổi xuất gia tu Phạn Hạnh ( tức là Thanh Tĩnh Hạnh), đến nay đã 104 năm.”

Thái tử nghĩ: “Vị này xuất gia lâu như vậy, mà chỉ đắc được có thế này”.

Thế là Thái tử cáo biệt rồi đi. Tiên nhân thấy Thái tử trí huệ sáng suốt, ý chí kiên định, nên thành khẩn nói: “Mong Thái tử mau thành chính quả, tới độ ta trước.”

Thái tử lại tới bái kiến Già Lam Tiên nhân, cảnh giới của vị tiên nhân này cũng tương đương với A La La Tiên nhân, nên Thái tử từ biệt ra đi.

Thái tử từ biệt hai vị Tiên nhân, tiếp tục cầu tìm Pháp môn giải thoát tối hậu.

(Còn tiếp)

Thái Bình
Theo Vision Times


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x